Điểm nổi bật về kinh tế của 13 bản thuộc địa ở Bắc mỹ của Anh là gì

Đáp án: C

Giải thích: Mục…1….Trang…147...SGK Lịch sử 10 cơ bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ?

Ngày 4-7-1776 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ở Bắc Mĩ?

Chiến thắng nào đã tạo ra bước ngoặt chiến tranh của quân đội thuộc địa?

Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mĩ là

Hiến pháp 1787 đã xác lập thể chế chính trị của Hoa Kì là

Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ của Anh là gì? A. Miền Bắc phát triển nông nghiệp, miền Nam phát triển công nghiệp. B. Miền Bắc phát triển công nghiệp, miền Nam phát triển nông nghiệp. C. Miền Bắc phát triển kinh tế thủ công nghiệp, miền Nam phát triển đồn điền.

D. Miền Nam và Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công nghiệp.

Câu hỏi: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ của Anh là gì?

A. Miền Bắc phát triển nông nghiệp, miền Nam phát triển công nghiệp.

B. Miền Bắc phát triển công nghiệp, miền Nam phát triển nông nghiệp.

C. Miền Bắc phát triển kinh tế thủ công nghiệp, miền Nam phát triển đồn điền.

D. Miền Nam và Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Miền Bắc phát triển công nghiệp, miền Nam phát triển nông nghiệp.

Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ của Anh là Miền Bắc phát triển công nghiệp, miền Nam phát triển nông nghiệp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Khái niệm 13 thuộc địa

Mười ba thuộc địa, còn được gọi làMười ba thuộc địa AnhhayMười ba thuộc địa Mỹ,là một nhóm các thuộc địa của Anh trên bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ được thành lập vào thế kỷ 17 và 18. Họtuyên bố độc lậpvào năm 1776 và thành lậpHợp chúng quốc Hoa Kỳ. Mười ba thuộc địa có hệ thống chính trị, hiến pháp và pháp lý rất giống nhau và bị chi phối bởi những người nói tiếng Anh Tin lành. Chúng là một phầntài sản của Anhở Tân thế giới, bao gồm các thuộc địa ở Canada, Caribe vàcác thuộc địa Florida.

Từ năm 1625 đến 1775, dân số thuộc địa đã tăng từ khoảng 2.000 đến hơn 2,5 triệu người, thay thế người Mỹ da đỏ. Dân số này bao gồm những người phải chịu một hệ thốngnô lệhợp pháp trong tất cả các thuộc địa trướcChiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.Vào thế kỷ 18, chính phủ Anh vận hành các thuộc địa của mình theo chính sách củachủ nghĩa trọng thương, trong đó chính quyền trung ương quản lý tài sản của mình vì lợi ích kinh tế của đất nước mẹ.

Mười ba thuộc địa có mức độ tự quản cao và bầu cử địa phương một cách chủ động, và họ chống lại yêu cầu của Luân Đôn để kiểm soát nhiều hơn.Chiến tranh với Pháp và người da đỏ(1754-63) chống lại Pháp và các đồng minh da đỏ của họ đã dẫn đến căng thẳng gia tăng giữa Anh và Mười ba thuộc địa. Vào những năm 1750, các thuộc địa bắt đầu hợp tác với nhau thay vì giao dịch trực tiếp với Anh. Các hoạt động liên thuộc địa này đã nuôi dưỡng ý thức chia sẻ bản sắc Mỹ và dẫn đến lời kêu gọi bảo vệ "Quyền như người Anh" của thực dân, đặc biệt là nguyên tắc "không đánh thuế nếu không có đại diện". Sự bất bình với chính phủ Anh đã dẫn đếnCách mạng Mỹ, trong đó các thuộc địa hợp tác thành lậpQuốc hội Lục địa. Những người đã chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ (1775-83) với sự trợ giúp của Pháp và ở một mức độ nhỏ hơn đáng kể là Cộng hòa Hà Lan và Tây Ban Nha.

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp Tư Bản Chủ nghĩa ở 13 thuộc địa Anh phát triển. Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt...

Miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá...

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính.

- Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành đối thủ cạnh tranh của nước Anh. Chính phủ Anh đã tìm cách kìm hãm sự phát triển của các thuộc địa khiến cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

⇒ Cách mạng bùng nổ.

3. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (tháng 9/1774) yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.

- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ.

- Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:

+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa.

+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội.

+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4/7/1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Ngày 17/10/1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga đã tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781, trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.

4. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.

- Theo hòa ước Véc-xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787, Hiến pháp Mỹ được thông qua, Mĩ là một Cộng hòa liên bang được tổ chức theo “tam quyền phân lập”.

- Năm 1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi thực dân Anh, thành lập nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mĩ.

- Đây là cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.