Diện tích hình bình hành có đáy dài 20 cm và độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao là bao nhiêu cm vuông

Làm các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 không chỉ trong sách giáo khoa, sách bài tập mà làm thêm những bài tập bổ sung, bài nâng cao sẽ giúp con học Toán lớp 4 tính diện tích hình bình hành giỏi hơn, củng cố được kiến thức sau khi học.

Đang xem: Toán lớp 4 tính diện tích hình bình hành


Các em đang tìm các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 để luyện tập làm bài cũng như gặp nhiều các dạng bài hơn để khi gặp trong bài kiểm tra, bài thi có thể giải được, vậy hãy tham khảo các bài tập về tính diện tích hình bình hành Toán lớp 4 dưới đây.

Các dạng toán hình học lớp 4 có lời giải

 Lưu ý:

– Xem và học lại công thức tính diện tích hình bình hành trước khi áp dụng vào làm bài.– Diện tích có đơn vị đo là m2, dm2, cm2 … (tùy vào đề bài đưa ra nên các em cần chú ý để làm bài cho đúng)

Các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 trong SGK

Bài 1 Trang 104 SGK Toán 4: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:

Phương Pháp Giải:

Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy chiều cao đem nhân với độ dài cạnh đáy.

Giải:

– Hình bình hành bên trái có diện tích là:

9 x 5 = 45 (cm2)

– Hình bình hành ở giữa có diện tích là:

13 x 4 = 52 (cm2)

– Hình bình hành bên phải có diện tích là:

9 x 7 = 63 (cm2)

Bài 2 Trang 104 SGK Toán 4: Tính diện tích:

Phương Pháp Giải:

– Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng

– Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy chiều cao đem nhân với độ dài đáy.

Giải:

– Diện tích hình chữ nhật là:

10 x 5 = 50 (cm2)

– Diện tích hình bình hành là:

10 x 5 = 50 (cm2)

Nhận xét: Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.

Bài 3 Trang 104 SGK Toán 4: Tính diện tích hình bình hành, biết:

a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.

b) Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.

Phương Pháp Giải:

Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy chiều cao đem nhân với độ dài đáy.

Giải:

a) 4dm = 40cm

Diện tích của hình bình hành là:

40 x 34 = 1360 (cm2)

b) 4m = 40dm

Diện tích của hình bình hành là:

40 x 13 = 520 (dm2)

 Lưu ý:Tham khảo thêm Giải bài tập trang 104 SGK Toán 4 về diện tích hình bình hành

Các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 trong vở bài tập

Bài 1 trang 12 VBT Toán 4 Tập 2: Đánh dấu (x) vào ô trống đặt dưới hình có diện tích bé hơn 20cm2:

Hình có diện tích bé hơn 20cm2 là:

Giải:

Hình có diện tích bé hơn 20cm2 là:

Bài 2 trang 12 VBT Toán 4 Tập 2: Viết tiếp vào ô trống:

Giải:

Bài 3 trang 13 VBT Toán 4 Tập 2: Một mành bìa hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 7cm. Tính diện tích mảnh bìa đó.

Giải:

Tóm tắt: S = a x h?

A là độ dài đáy

H là chiều cao

Giải: Diện tích của mảnh bìa hình hình hành là S = a x h = 14 x 7 = 98cm2

Đáp số: 98cm2

Bài tập nâng cao về diện tích hình bình hành

Bài 1: Hình bình hành có độ dài đáy là 10cm, chiều cao là 7cm. Diện tích hình bình hành đó là … cm2.

Giải:

Diện tích hình bình hành là S = 7.10 = 70cm2

Đáp số: 70cm2

Bài 2: Tính diện tích hình bình hành, biết độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.

Xem thêm: Cách Mở Ổ Đĩa Máy Tính Lenovo Ideapad 110 320 330, Cách Mở Ổ Đĩa Laptop Lenovo Ideapad 110 320 330

Giải:

Đổi 4m = 40dm

Diện tích hình bình hành là S = 40 x 13 = 520dm2

Đáp số: 520dm2

Bài 3: Hình bình hành có độ dài đáy là 5dm, chiều cao bằng 12cm. Diện tích hình bình hành đó là … cm2.

Giải:

Đổi 5dm = 50cm

Diện tích hình bình hành là 50 x 12 = 600cm2

Đáp số: 600cm2

Bài 4: Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy là 14m, chiều cao bằng nửa độ dài đáy.

Giải:

chiều cao bằng nửa độ dài đáy = 1/2 x 14 = 7m

Diện tích hình bình hành là 7.14 = 98m2

Đáp số: 98m2

Bài 5: Hình bình hành ABCD có chiều cao 8cm, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao. Diện tích hình bình hành ABCD là … cm2.

Giải:

Độ dài đáy là 3 x 8 = 24cm

Diện tích hình bình hành là 24 x 8 = 192cm2

Đáp số: 192cm2

Bài 6: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số đo độ dài đáy và và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm.

Giải:

Ta có: Chiều cao + độ dài đáy = 24cm, suy ra: Độ dài đáy = 24 – Chiều cao (1)

Trong khi đó, độ dài đáy – chiều cao = 4cm (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra:

24 – Chiều cao – Chiều cao = 4cm

Chiều cao = 10cm

Do đó, độ dài đáy là 24 – 10 = 14cm

Diện tích đáy hình bình hành là 10.14 = 140cm2

Đáp án: 140cm2

Bài 7: Một hình bình hành có diện tích bằng 24cm2, độ dài đáy là 6cm. Tính chiều cao của hình bình hành đó.

Giải:

Chiều cao hình bình hành là 24 : 6 = 4cm

Đáp số: 4cm

Bài 8: Một hình bình hành có diện tích bằng 2m2, độ dài đáy bằng 20dm. Tính chiều cao của hình bình hành đó.

Giải:

Đổi 2m2 = 200dm2

Chiều cao của hình bình hành là 200 : 20 = 10cm

Đáp số: 10cm

Bài 9: Một hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 6cm, chiều cao bằng 4cm. Tính độ dài đáy của hình đó.

Giải:

Diện tích hình vuông là 6 x 6 = 36cm2

Diện tích hình bình hành bằng diện tích hình vuông = 36cm2

Độ dài đáy của hình bình hành là 36 : 4 = 9cm

Đáp số: 9cm

Bài 10: Hình bình hành có chiều cao bằng 9dm. Tính độ dài đáy của hình đó, biết diện tích của nó bằng 54dm2.

Giải:

Độ dài đáy là 54 : 9 = 6dm

Đáp số: 6dm

Bài 11: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy bằng 40m, chiều cao bằng 20m. Diện tích của thửa ruộng đó là … m2.

Giải:

Diện tích của thửa ruộng hình bình hành là 20 x 40 = 800m2

Bài 12: Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 50m, chiều cao bằng 40m. Trên mảnh vườn đó người ta trồng các cây bưởi. Cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi. Hỏi cả mảnh vườn đó trồng được bao nhiêu cây bưởi?

Giải:

Diện tích của mảnh vườn là 50 x 40 = 2000m2

Theo đầu bài, cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi nên mảnh vườn đó trồng được 20.000 : 4 = 5.000 cây

Đáp án: 5.000 cây

Lưu ý các dạng toán về diện tích hình bình hành lớp 4

Bài toán liên quan tới diện tích hình bình hành Toán lớp 4 gồm có nhiều dạng khác nhau, các em học sinh dễ gặp các dạng này trong bài làm, bài thi và kiểm tra:

Dạng 1: Cho biết chiều cao, biết đáy. Tính diện tích– Dạng 2: Cho biết diện tích hình bình hành. Tính chiều cao– Dạng 3: Cho biết chiều cao và diện tích hình bình hành. Tìm đáy– Dạng 4: Đáy hình bình hành được mở rộng với m đơn vị, diện tích tăng thêm khoảng là S1. Tính diện tích hình bình hành ban đầu.– Dạng 5: Thu hẹp đáy m đơn vị, diện tích giảm đi S1. Tính diện tích S ban đầu.

Xem thêm: Các Lỗi Lập Luận Trong Văn Nghị Luận Trong Van Nghị Luận, Soạn Bài Chữa Lỗi Lập Luận Trong Văn Nghị Luận

Bên cạnh các em học sinh, các thầy cô giáo dạy Toán lớp 4 có thể tham khảo, copy về để soạn giáo án diện tích hình bình hành lớp 4 hiệu quả, có được bài giảng tốt nhất.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Chu vi:  P = (a + b) x 2

Diện tích: S = a x h

B. MỘT SỐ BÀI TẬP

Bài 1. So sánh chu vi và diện tích hai hình sau

Giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng:

(5 + 3) x 2 = 16 (cm)

Chu vi hình bình hành MNPQ bằng:

(5 + 4) x 2 = 18 (cm)

Ta có: 16cm < 18cm

Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi của hình bình hành MNPQ.

Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng:

5 x 3 = 15 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ bằng:

5 x 3 = 15 (cm2)

Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình bình hành MNPQ.

Bài 2. Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng 3/5 cạnh đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Giải:

Chiều cao của hình bình hành ABCD bằng:

15 x 3/5 = 9 (cm)

Diện tích hình bình hành ABCD bằng:

15 x 9 = 135 (cm2)

Đáp số: 135cm2.

Bài 3. Có một miếng đất hình bình hành cạnh đáy bằng 32m, người ta mở rộng miếng đất bằng cách tăng độ dài cạnh đáy thêm 4m được miếng đất hình bình hành mới. Có diện tích hơn diện tích miếng đất ban đầu là 56cm. Hỏi diện tích của miếng đất ban đầu là bao nhiêu?

Giải:

Miếng đất sau khi mở rộng có diện tích hơn diện tích ban đầu là 56m2. Phần tăng thêm là diện tích một hình bình hành có cạnh đáy là 4m và có chiều cao bằng chiều cao của miếng đất ban đầu.

Chiều cao của miếng đất ban đầu bằng:

56 : 4 = 14 (m)

Diện tích của miếng đất ban đầu:

32 x 14 = 488 (m2)

Đáp số: 488m2.

Bài 4. Có một miếng đất hình bình hành, cạnh đáy bằng 48m, chiều cao kém cạnh đáy 12m, trên miếng đất người ta trồng rau, mỗi mét vuông thu hoạch được 2kg rau. Hỏi số rau thu hoạch trên miếng đất là bao nhiêu?

Giải:

Chiều cao của miếng đất là:

48 – 12 = 36 (m)

Diện tích của miếng đất:

48 x 36 = 1728 (m2)

Số rau thu hoạch trên miếng đất:

2 x 1728 = 3456 (kg)

Đáp số: 3456kg

Bài 5. Tính diện tích hình chữ nhật AKCH biết hình bình hành ABCD có diện tích bằng 28cm2.

Giải:

Chiều cao AH của hình bình hành ABCD là:

28 : 7 = 4 (cm)

Độ dài cạnh HC hình chữ nhật AKCH là:

7 – 2 = 5 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật AKCH là:

5 x 4 = 20 (cm2)

Đáp số: 20cm2

Bài 6. Tìm diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BMNC, biết hình chữ nhật BMNC có chu vi bằng 18cm và chiều dài MN gấp hai lần chiều rộng BM.

Giải:

Nửa chu vi hình chữ nhật BMNC bằng:

18 : 2 = 9 (cm)

Coi chiều dài hình chữ nhật BMNC gồm 2 phần bằng nhau thì chiều rộng của nó gồm 1 phần như thế.

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 = 3 (phần)

Chiều rộng của hình chữ nhật BMNC:

9 : 3 = 3 (cm)

Chiều dài của hình chữ nhật BMNC:

3 x 2 = 6 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật BMNC:

6 x 3 = 18 (cm2)

Diện tích hình bình hành ABCD:

6 x 2 = 12 (cm2)

Diện tích hình H là:

12 + 18 = 30 (cm2)

Đáp số: 30cm2

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Tính diện tích hình bình hành có:

a) Độ dài đáy 12m, chiều cao 5m

b) Độ dài đáy 2m 5dm, chiều cao 18dm

c) Độ dài đấy 56cm, chiều cao 7dm

Bài 2. Cho hình bình hành có:

a) Diện tích 135cm2 và độ dài đáy 15cm. Tính chiều cao của hình bình hành.

b) Diện tích 420dm2 và chiều cao 3m. Tính độ dài đáy của hình bình hành.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có AB = 18cm, AH = 10cm, BC = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng AK, biết AH vuông góc với DC và AK vuông góc với BC.

Bài 4. Hình vẽ bên gồm hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABMN. Biết chu vi hình chữ nhật ABCD là 84m, chiều dài hơn chiều rộng 6m. Tính diện tích hình bình hành ABMN.

Bài 5. Hình vẽ bên gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật ABEG. Biết BC = 20cm, AH = 27cm, BE = 18cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABEG.

Video liên quan

Chủ đề