Đinh lăng lá to có tốt không

Đinh lăng trước giờ luôn được người dân quý là “cây sâm của người nghèo” vì vậy nó rất phổ biến ở Việt Nam ta. Tuy nhiên, đinh lăng cũng có rất nhiều loại, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim.

Nội dung bài viết

Có bao nhiêu loại đinh lăng

Hiện tại cây đinh lăng được trồng khá phổ biến do cách nhân giống đinh lăng khá đơn giản, chỉ cần cắt cành già cắm xuống đất là cây có thể mọc và phát triển bình thường. Theo thông tin của bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đinh lăng có hơn 100 loài, tuy nhiên chúng ta chủ yếu phân biệt chúng dựa vào hình dáng bên ngoài (đặc biệt là hình dáng lá). Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt 3 loại cây đinh lăng đó là: đinh lăng lá to, đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá kim.

Cây đinh lá to (hay còn gọi đinh lăng tẻ)

Lá của loại cây này rất to, mỏng ngoài ra còn có màu sẫm hơn loại lá nhỏ, không có viền bạc bên ngoài, lá có hình mũi mác không xẻ thùy, mọc cân đối trên bẹ lá.

Về độ cao và hình dáng thân, rễ khá giống với đinh lăng lá nhỏ, tuy nhiên ở rễ của loại này rất khô và cứng khó gãy, vị khô không ngọt và không thơm. Trong giai đoạn cây còn nhỏ cũng có nhiều nét tương đồng với nhau mọi người cần chú ý để không bị nhầm lẫn.

Đinh lăng lá to có tốt không
Hình ảnh cây đinh lăng lá to

Đinh lăng lá nhỏ (hay còn gọi đinh lăng nếp)

Lá có màu xanh nhạt hơn, dài khoảng 2-4cm, lá nhỏ có hình như chân chim không cân đối, đầu lá nhọn xẻ thùy 3-4 lần, mép lá nhọn dài ngắn không đều, chiều dài từ bẹ lá đến đỉnh của lá từ 20-40cm. Vì loại này khá phổ biến hơn nên lá thường dùng trong bữa ăn hàng ngày như làm gỏi, ăn kèm như rau sống.

Về phần rễ (củ) loại đinh lăng nếp lá nhỏ này rễ có vị ngọt, mùi rất thơm, dễ bị gãy không khô cứng như đinh lăng lá to. Ngoài ra nó còn có hình dạng sần sùi và thoạt nhìn nó khá giống với củ sâm, củ nhỏ hơn đinh lăng lá lớn. Nếu cùng một độ tuổi củ đinh lăng lá lớn có thể gấp đôi đinh lăng lá nhỏ

Loại này thân không có gai, chiều cao cây tầm 1-2m.

Về mặt giá trị dinh dưỡng thì theo kinh nghiệm người dân đinh lăng lá nhỏ có giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng điều trị bệnh cao hơn đinh lăng lá to và lá kim. Điển hình như dược chất saponin trong đinh lăng lá nhỏ cao hơn nhiều so với đinh lăng lá lớn.

Đinh lăng lá to có tốt không
Hình ảnh đinh lăng nếp lá nhỏ

Đinh lăng lá kim (hay còn gọi đinh lăng lá nhuyễn)

Loại lá kim này có vóc dáng cây nhỏ nhất trong các giống đinh lăng. Lá rất mảnh và nhỏ, không có hình dạng phiến lá rõ ràng, do đó nó có tên gọi là đinh lăng lá kim. Tuy nhiên, loại này khá kén đất trồng cùng một điều kiện chăm sóc như nhau nhưng đinh lăng lá kim sinh trưởng rất chậm có giá trị kinh tế không cao.

Đinh lăng lá to có tốt không
Hình ảnh cây đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn)

Công dụng của đinh lăng

Cây đinh lăng được mệnh danh là sâm người nghèo vì vậy rất được dùng trong việc giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng, cây đinh lăng chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể, các bạn có thể dùng rễ cây đinh lăng nấu nước uống để cơ thể được dẻo dai hơn.

  • Ngoài ra có thể dùng lá đinh lăng để nấu làm nước trà, giúp điều hòa huyết áp, trị mất ngủ.
  • Lá đinh lăng còn chữa được bệnh sưng đau khớp, dùng lá đinh lăng giã nhuyễn đắp vào vết sưng đau.
  • Đinh lăng còn giúp cầm máu, chữa bệnh gout, đau lưng, chữa được bệnh phong thấp tay chân.
  • Lá đinh lăng còn giúp các mẹ bỉm sữa giải quyết nỗi khổ bị tắc tia sữa.

Ngoài ra, theo dân gian lá đinh lăng còn có khả năng chống những cơn giật mình cho các bé sơ sinh, trẻ nhỏ khi ngủ. Dùng lá đinh lăng phơi khô và làm gối cho các bé ngủ để bé có giấc ngủ ngon hơn.

Đinh lăng lá to có tốt không
Phân biệt các loại đinh năng như lá nếp nhỏ và lá kim

Vừa rồi là cách chúng ta nhận biết được 3 loại đinh lăng cũng như biết thêm một số thông tin bổ ích về cây đinh lăng. Hi vọng với bài viết cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc chọn lựa đinh lăng.

Đinh lăng được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” bởi vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.

Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Một số tác dụng chữa bệnh của đinh lăng phải kể đến như là:

  • Chữa lành vết thương: Với các vết thương ở ngoài da bị chảy máu thì bạn có thể lấy một ít lá đinh lăng rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và nhanh lành vết thương.
  • Lợi sữa: Lá đinh lăng được biết đến là một bài thuốc cực hay giúp lợi sữa cho sản phụ và giảm tình trạng căng tức sữa. Các sản phụ có thể lấy 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch và đun sôi rồi lấy nước uống khi còn ấm, lưu ý là không nên uống lạnh. Ngoài ra, các mẹ bỉm cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng và hãm với nước sôi như nước chè uống hàng ngày để giúp lợi sữa.
  • Chữa bệnh tiêu hóa: Lá đinh lăng sắc nước uống cũng có thể giúp chữa các bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Một số người còn sử dụng lá đinh lăng để chữa bệnh trĩ.
  • Bệnh thận: Đinh lăng có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị bệnh thận, đặc biệt là bệnh sỏi thận. Những người bị mắc bệnh thận có thể uống nước ép lá đinh lăng để giúp thanh lọc thận hiệu quả.
  • Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi trộm thì mẹ có thể dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm sẽ giúp cải thiện chứng mồ hôi trộm ở trẻ sau một thời gian.
  • Chữa sưng đau cơ khớp: Lấy 1 nắm lá đinh lăng tươi giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau và khi lá khô thì thay lá mới, đắp liên tục như vậy sẽ giúp cho vết sưng đau nhanh chóng dịu đi.
  • Chữa mất ngủ: Ngoài những tác dụng trên thì lá đinh lăng còn được biết đến là một dược liệu có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt và hiệu quả.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây đinh lăng chữa mất ngủ thường được sử dụng theo các cách sau:

3.1 Làm gối đinh lăng chữa mất ngủ

Chuẩn bị: Lá non cây đinh lăng

Cách làm: Đem lá đinh lăng rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá rồi để ráo và hong khô vừa tới (tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá). Sau đó có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp rồi mang đi hút ẩm ở nhiệt độ đúng quy định. Dùng lá đinh lăng với lượng vừa đủ và trộn với bông gòn để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không quá nhiều đinh lăng gây mùi hắc có thể sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.

3.2 Lá đinh lăng chữa mất ngủ do suy nhược

Chuẩn bị: Đinh lăng, cỏ mực, tam diệp, lá vông, rau má mỗi vị 20g; hoàng liên, hoàng bá và bạch linh mỗi vị 10g, cây xấu hổ 16g.

Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với 700ml nước cho đến khi cạn nước còn lại 300ml là được. Chia nước thuốc làm hai phần bằng nhau và dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 7 ngày mà thấy tinh thần sảng khoái và không bị mất ngủ nữa thì ngưng.

Nếu chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải thì hãy dùng 24g lá đinh lăng, cùng với tang diệp và lá vông mỗi vị 20g, 12g tâm sen và 16g liên nhục cho vào nồi sắc cùng 400ml nước cho đến khi cạn 150ml, rồi chia thành 2 lần uống trong ngày.

3.3 Dùng đinh lăng làm món ăn

Bạn có thể dùng lá đinh lăng để chữa chứng mất ngủ bằng cách trộn lá đinh lăng với trứng để làm món trứng rán hoặc nấu cá kho đinh lăng, cháo tim heo đinh lăng... Những món ăn này vừa bổ dưỡng lại giúp cải thiện đáng kể chứng mất ngủ và giúp tăng cường sức khỏe.

Để sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh hiệu quả thì người dùng cũng cần lưu ý thêm một số việc sau đây:

  • Có thể uống lá đinh lăng tươi hoặc lá khô đều được. Tuy nhiên, lá khô dễ uống và để dành để sử dụng được lâu hơn.
  • Để có hiệu quả tốt thì nên uống ấm và có thể uống thay nước hàng ngày. Khi nước nguội thì có thể nấu nóng lên. Nên uống nước hết trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
  • Nước đinh lăng thường có màu vàng sẫm và có một ít váng dầu nổi lên trên là bình thường vì trong đinh lăng có tinh dầu.
  • Nên dùng đinh lăng với lượng vừa phải, vừa đủ, không lạm dụng quá nhiều sẽ không hiệu quả mà có thể gây phản tác dụng.
  • Bên cạnh dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ thì người bệnh cũng cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hợp lý và khoa học, không thức quá khuya, luôn giữ cho tâm trạng được vui vẻ và thoải mái...
  • Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị hiệu quả.

Hy vọng với bài viết này đã giúp mọi người biết thêm tác dụng của lá đinh lăng và biết được có nên dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ không và cách dùng như thế nào cho đúng cách.