Đối chiếu phạm trù số số it số nhiều của danh từ tiếng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng trung tiếng nhất

3.2.3 Sự phân biệt ngôn ngữ phân tích tính và ngôn ngữ tổng hợp tính:

- Ngôn ngữ phân tích tính chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp trật tự từ, hư từ, tức ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bên ngoài từ, tách rời với ý nghĩa từ vựng và chỉ được thể hiện ở trong câu. Điển hình cho ngôn ngữ phân tích tính là tiếng Việt, tiếng Hán.

- Ngôn ngữ tổng hợp tính chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp phụ tố, biến tố bên trong, tức ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ở bên trong từ cùng với ý nghĩa từ vựng. Điển hình cho ngôn ngữ tổng hợp tính là tiếng Nga, tiếng Sankrit.

3.3 PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP:

3.3.1 Khái niệm phạm trù ngữ pháp:

- Phạm trù ngữ pháp là hệ thống những nhóm ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được thể hiện bằng những hình thức ngữ pháp nhất định.

Ví dụ: Đối lập giữa số ít và số nhiều của danh từ trong tiếng Anh (Girl – girls)

- Giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp thì vai trò quyết định là ý nghĩa ngữ pháp.

3.3.2 Những phạm trù ngữ pháp phổ biến:

a. Phạm trù số:

- Có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau: Số của danh từ, số của động từ, và số của tính từ.

- Phạm trù số của danh từ: biểu thị số lượng của sự vật. Thường thì phân biệt hai số là số ít (khi biểu thị một sự vật) và số nhiều (khi biểu thị nhiều sự vật).

 Ví dụ: Trong tiếng Anh: book/books, cat/cats...

Ở các tiếng như tiếng Phạn, Nga cổ... ngoài số ít, số nhiều ra thì còn có số đôi biểu thị hai sự vật.

Trong tiếng Việt, phạm trù số của danh từ gồm ba ý nghĩa bộ phận.

Ví dụ: Số ít (chiếc xe), số nhiều (những chiếc xe), trung – biểu thị cả lớp sự vật, không phân biệt số ít số nhiều (xe).

- Phạm trù số của tính từ:  biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự vật.

Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp... có hai số là số ít và số nhiều. Phạm trù số của tính từ không có trong tiếng Anh, tiếng Việt.

Ví dụ: Trong tiếng Pháp:

+ Giống đực số ít: Un stylo noir – một cây bút màu đen

+ Giống cái số ít: Une table noire – một cái bàn màu đen

+ Giống đực số nhiều: Des stylos noirs – những cây bút màu đen

+ Giống cái số nhiều: Des tables noires – những cái bàn màu đen

- Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn ngữ mà động từ được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh …Trong tiếng Việt không có phạm trù số của động từ.

Ví dụ: Trong tiếng Anh: have/has, go/goes..

b. Phạm trù giống:

- Giống là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Mỗi danh từ có phạm trù giống phải thuộc về một giống nhất định: Giống đực, giống cái hoặc giống trung (như trong tiếng Nga).

Ví dụ: Trong tiếng Pháp: La Lune (Mặt trăng, giống cái), Le Soleil (Mặt trời, giống đực)...

- Danh từ thuộc những giống khác nhau có dạng thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.

- Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ thì khác nhau.

- Phạm trù giống không có ở tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù có thể ghép các yếu tố như ông, bà, anh, chị, trống, mái... vào phía trước hoặc phía sau danh từ để biểu thị giới tính.

c. Phạm trù cách:

- Phạm trù cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.

Ví dụ: Trong câu Tôi nuôi mèo, thì Tôi giữ vai trò chủ thể của hoạt động (Tôi là chủ ngữ) còn Mèo là đối tượng của hoạt động (Mèo là bổ ngữ).

- Cách được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện khác như hư từ (Ví dụ như the engineer’s car), trật tự từ (như trong ví dụ trên), trọng âm...

- Phạm trù cách trong các ngôn ngữ không giống nhau.

d. Phạm trù ngôi:

- Trước hết ngôi là phạm trù ngữ pháp của các đại từ nhân xưng nhưng liên quan mật thiết đến nó là các động từ biểu hiện hoạt động. Vì thế trong các ngôn ngữ biến hình thì phạm trù ngôi là phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ. Nhờ có phạm trù ngôi mà động từ được thể hiện rõ ràng.

Ví dụ: She goes to school: Động từ goes tương ứng với đại từ she - ngôi thứ ba số ít.

- Phạm trù ngôi biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động.

Ví dụ: Người nói/viết được quy định là ngôi thứ nhất thì người nghe là ngôi thứ hai và đối tượng được nói tới là ngôi thứ ba.

- Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố (Ví dụ: she eats, we eat...) bằng trợ động từ (Ví dụ: She will speak, I shall speak..)  hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ (Ví dụ: She has gone, I have gone...)

- Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi.

e. Phạm trù thời:

- Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ. Biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.

- Người ta thường phân biệt 3 thời cơ bản:

+ Thời quá khứ: biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm nói.

+ Thời hiện tại: biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói.

+ Thời tương lai: biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói.

Ví dụ: Trong tiếng Việt người ta sẽ dùng những từ như đã, đang, sẽ.

- Trong một số ngôn ngữ thì thời được thể hiện bằng cách biến đổi dạng thức của động từ (Ví dụ: did, doing, will do...)

=> Ba thời trên được gọi chung là thời tuyệt đối (mối quan hệ giữa thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói). Trong thực tế còn có thời tương đối (mối quan hệ giữa hai hành động trong phát ngôn).

- Khi đó, thời hiện tại biểu thị hành động diễn ra đồng thời với một hành động khác, thời quá khứ biểu thị hành động diễn ra trước một hành động khác, còn thời tương lai thì biểu thị hành động diễn ra sau một hành động khác.

Ví dụ: He said he would come thì would come là thời tương lai tương đối vì nó biểu thị hành động xảy ra sau hành động said.

=> Như vậy có thể thấy thời của động từ được thể hiện bằng phụ tố hay trợ động từ. 

3. Ý nghĩa ngữ pháp và phạm trù ngữ pháp

3.1. khái niệm

Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ và do đó ta có thể khái quát hoá các loại ý nghĩa ngữ pháp thành các phạm trù và gọi là phạm trù ngữ pháp. Tuy nhiên, không phải ở tất cả các ngôn ngữ, các loại ý nghĩa ngữ pháp nêu trên đều có thể được khái quát hoá thành phạm trù ngữ pháp, nghĩa là không phải trong tất cả các ngôn ngữ đều có đầy đủ các phạm trù ngữ pháp hoặc có các phạm trù ngữ pháp giống nhau. Thông thường, ta có thể khẳng định sự tồn tại của một phạm trù ngữ pháp trong một ngôn ngữ nào đó trên cơ sở của 3 thông số: 1/ Loại ý nghĩa ngữ pháp đó phải bao gồm ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau, ví dụ như sự đối lập giữa số ít và số nhiều trong phạm trù số; 2/ Loại ý nghĩa ngữ pháp đó phải được biểu thị bằng những hình vị ngữ pháp chung cho một loạt từ có cùng ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ như vĩ tố [-a] trong các danh từ giống cái tiếng Nga chẳng hạn; 3/ Ý nghĩa ngữ pháp đó phải có giá trị trong việc kết hợp từ, tức là có ảnh hưởng tới và/hoặc chịu ảnh hưởng của những từ khác trên dòng lời nói, xét về mặt biến đổi hình thái, ví dụ: trong tiếng Nga, giống của một danh từ có ảnh hưởng tới sự lựa chọn các dạng thức của những từ được kết hợp với nó, như tính từ hoặc động từ chẳng hạn [so sánh: ‘kraxivưi dom’ (ngôi nhà đẹp)/’kraxivaja d’evuska’ (cô gái đẹp)]. Tuy nhiên, tiêu chí thứ ba thường không được nhắc đến nhiều trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp gần đây, vì rằng ở các ngôn ngữ không biến hình, không có ý nghĩa ngữ pháp nào có ảnh hưởng thực sự đến việc kết hợp từ, do đó nếu áp dụng tiêu chí này thì hầu như xác định được ý nghĩa ngữ pháp trong những ngôn ngữ đó. Chính vì lí do này nên có một số nhà ngôn ngữ học cho rằng trong các ngôn ngữ đơn lập không có các phạm trù ngữ pháp theo đúng nghĩa. Đây là vấn đề còn đang tranh cãi và cần phải được nghiên cứu sâu thêm.

Cũng cần phải nói thêm rằng, một hình vị ngữ pháp có thể biểu thị nhiều ngữ pháp khác nhau, ví dụ: hình vị [-a] nêu trên trong tiếng Nga cùng một lúc có thể biểu thị bốn ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa từ loại (danh từ), ý nghĩa giống (giống cái), ý nghĩa số (số ít) và ý nghĩa cách (chủ cách hay nguyên cách), song hình vị [-s] của từ ‘books’ trong tiếng Anh lại chỉ thể hiện hai ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa ‘danh từ’ và ý nghĩa ‘số nhiều’.

Như vậy, phạm trù ngữ pháp là sự khái quát hoá của một loại ý nghĩa ngữ pháp bao gồm ít nhất hai yếu tố đối lập nhau, được thể hiện ra bằng những dấu hiệu hình thức mà nhờ đó ta có thể nhận biết được ý nghĩa ngữ pháp, và có giá trị đối với việc kết hợp từ. Có thể hiểu ý nghĩa ngữ pháp là cái cụ thể mà ta tìm ra được nhờ việc đối lập các từ hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ cụ thể, còn phạm trù ngữ pháp là cái chung, được khái quát hoá lên từ nhiều ý nghĩa ngữ pháp cụ thể giống nhau của các từ. Bởi vậy, nói chung, trong một ngôn ngữ có bao nhiêu loại ý nghĩa ngữ pháp thì ta có thể khái quát hoá được bấy nhiêu phạm trù ngữ pháp.

3.2. Các phạm trù ngữ pháp chủ yếu

Thông thường, khi nói đến các phạm trù ngữ pháp, người ta thường nghĩ trước hết đến những phạm trù sau đây:

3.2.1. Phạm trù giống

Sự khái quát hoá ý nghĩa giống của các từ cho ta phạm trù giống. Tuy nhiên, khi nói đến phạm trù giống, ta phải hiểu đây là giống ngữ pháp chứ không phải, hoặc không nhất thiết phải là giống tự nhiên của sự vật/ hiện tượng. Việc phân biệt giống của một số sự vật theo giới tính tự nhiên là hiện tượng mang tính phổ quát, nghĩa là trong tất cả các ngôn ngữ đều có thể có sự phân biệt đó. Song, không phải trong bất cứ ngôn ngữ nào sự phân biệt này cũng có ảnh hưởng đến việc kết hợp từ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, mặc dù ta có thể tìm thấy một số từ biểu thị giống đực và giống cái của động vật hoặc người (ví dụ: gà trống/ gà mái/ đàn ông/ đàn bà) nhưng đó chỉ là sự phân biệt theo giới tính tự nhiên và sự phân biệt này không có ảnh hưởng gì đến sự kết hợp các từ; chẳng hạn, so sánh: gà trống đẹp/ gà mái đẹp. Mặt khác, do áp dụng quy tắc sử dụng ‘giống’ trong việc kết hợp từ nên ở những ngôn ngữ có phạm trù giống, người ta buộc phải quy định giống cho tất cả các danh từ. Đối với nhiều từ, sự quy định này không có cơ sở trong thực tế khách quan mà chỉ mang tính quy ước, áp đặt, do đó có thể khác nhau trong các ngôn ngữ. Chẳng hạn, xét về số lượng, tiếng Nga, tiếng Đức phân biệt ba giống: giống đực, giống cái và giống trung, song tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha lại chỉ phân biệt hai giống là giống đực và giống cái. Chính vì vậy, một từ trong trong tiếng Nga là giống trung thì dĩ nhiên từ tương đương với nó trong tiếng Pháp phải là giống đực hay giống cái. Ví dụ: trong tiếng Nga, từ ‘moloko’ (sữa) là giống trung, nhưng từ tương đương với nó trong tiếng Pháp là ‘lait; lại là giống đực, còn trong tiếng Tây Ban Nha thì từ ‘leche’ (sữa) lại là giống cái. Vả lại, ngay cả khi hai ngôn ngữ có cùng một phạm trù giống thì sự quy ước giống đó cho các từ cũng có thể không trùng nhau. Chẳng hạn, từ ‘vesna’ (mùa xuân) trong tiếng Nga được quy định là giống cái, nhưng từ tương đương với nó trong tiếng Pháp ‘le printemps’ lại là giống đực. Đó là do sự quy định ‘giống’ cho các từ trong những trường hợp này chỉ mang tính áp đặt.

Như vậy, phạm trù giống là phạm trù dùng để phân loại tên gọi của các sự vật, hiện tượng vì các mục đích kết hợp từ (hay còn gọi là mục đích cú pháp). Đương nhiên, một ngôn ngữ có phạm trù giống của danh từ thì cũng có thể có phạm trù giống của tính từ, động từ, đại từ hoặc số từ, tức là những từ chịu sự chi phối của danh từ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả những từ loại nêu trên đều phải có phạm trù giống. Chẳng hạn, tiếng Nga có phạm trù giống của danh từ, tính từ, động từ, đại từ, số từ, nhưng tiếng Pháp lại chỉ có phạm trù giống của danh từ, tính từ, số từ và đại từ mà không có phạm trù giống của động từ.

3.2.2. Phạm trù số

Sự khái quát hoá ý nghĩa số của các từ cho ta phạm trù số. Cũng giống như ở phạm trù giống, khi nói đến phạm trù số, ta phải hiểu đây là phạm trù dùng để phân biệt số lượng khác nhau của sự vật hay hiện tượng nhằm các mục đích kết hợp từ. Trong thực tế khách quan, các sự vật hay hiện tượng có thể tồn tại đơn lẻ hoặc ở trong một tập hợp gồm nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại. Để biểu thị tính chất đơn lẻ hay tính chất tập hợp đó, các ngôn ngữ có thể sử dụng những phương tiện khác nhau. Chẳng hạn, tiếng Việt dùng các từ như ‘những’, ‘các’, ‘mọi’ để biểu thị tính chất tập hợp, còn ‘một’, ‘mỗi’, ‘từng’ để biểu thị tính chất đơn lẻ, trong khi đó thì ở tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp hay tiếng Đức, người ta dùng sự biến đổi hình thái của từ, ví dụ như thêm hình vị vào sau danh từ (chẳng hạn, trong tiếng Anh, người ta thường thêm hình vị [-s ]vào sau phần lớn các danh từ) và/hoặc biến đổi hình vị theo hệ biến thái đặc trưng cho một loại từ nhất định (ví dụ như biến đổi [-a[ thành [-i], hay [-o] thành [-a] trong các danh từ tiếng Nga chẳng hạn). Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Việt và các thứ tiếng nêu trên là ở chỗ: Tính chất đơn lẻ hay tính chất tập hợp của các từ trong tiếng Việt không chi phối các từ khác trên dòng lời nói. Chẳng hạn, danh từ trong tiếng Việt không có ảnh hưởng gì đến các tính từ hoặc động từ đi theo chúng, trong khi đó thì ở các ngôn ngữ kia, động từ hoặc tính từ đi theo danh từ buộc phải biến đổi hình thái cho phù hợp với đặc điểm về số lượng của các danh từ, ví dụ trong tiếng Anh:

The book is there on the table (quyển sách ở trên bàn)
The book are there on the table (các quyển sách ở trên bàn),

hoặc trong tiếng Pháp: la maison (một cái nhà)

les maisons (những cái nhà).

Sự biểu thị tính chất đơn lẻ hoặc tính chất tập hợp của các từ bằng cách biến đổi hình thái của từ như đã trình bày ở trên chính là ý nghĩa số và phạm trù ngữ pháp được khái quát hóa từ các ý nghĩa số đó gọi là phạm trù số.

Thông thường, người ta phân biệt hai số:

1) Số ít – dùng để biểu thị những sự vật đơn lẻ; 2) Số nhiều – dùng để biểu thị những tập hợp sự vật hiện tượng gồm từ hai đơn vị trở lên. Ví dụ, trong tiếng Anh:

Số ít Số nhiều

street (đường phố) streets city (thành phố) cities

student (sinh viên) students

Tuỳ theo từng ngôn ngữ, phạm trù số có thể là phạm trù của danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ. Trong một số ngôn ngữ (như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha), phạm trù số còn được thể hiện ở quán từ (ví dụ: le/les, une/des tiếng Pháp), nhưng ngược lại, cũng có nhiều ngôn ngữ (như tiếng Việt, tiếng Khơme), ý nghĩa số không được thể hiện qua dạng thức của các từ mà được thể hiện bằng các phương tiện từ vựng (ví dụ như ‘một’, ‘những’, ‘các’ trong tiếng Việt), do đó ở những ngôn ngữ này, ý nghĩa số không phải là ý nghĩa ngữ pháp gắn liền với từ và ta không thể nói đến phạm trù số của các từ.

Ngoài số ít và số nhiều, trong một số ngôn ngữ (ví dụ như tiếng Hy Lạp hay một số thứ tiếng Xlavơ), người ta còn phân biệt số đôi. Đó là loại ý nghĩa dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng luôn ‘đi đôi’ với nhau, ví dụ như tai, mắt, tay v.v… . Đối với những danh từ này, người ta dùng một loại hình vị khác với hình vị số nhiều để biểu thị ý nghĩa số đôi. Ví dụ: Trong tiếng Ba Lan, từ ‘oko’ (con mắt) đáng lẽ có dạng thức là ‘oka’ ở số nhiều nhưng vì trong ngôn ngữ này người ta còn dùng số đôi nên dạng số nhiều của nó được thay đổi thành ‘oczy’. Tuy nhiên, ở hầu hết các ngôn ngữ hiện có sử dụng số đôi, thường thì đó chỉ là những mảnh vụn còn lại của một hệ thống số đôi phong phú trước đây.

3.2.3. Phạm trù cách

Khi kết hợp các từ với nhau, mỗi từ có một chức năng ngữ pháp riêng, được quy định bởi mối quan hệ của nó với các từ khác. Chẳng hạn, trong câu tiếng Việt: “Sinh viên đọc sách.”, thì ‘sinh viên’ giữ vai trò là chủ thể của hoạt động (do đó nó là chủ ngữ), còn ‘sách’ là đối tượng của hoạt động (do đó nó là bổ ngữ). Để thể hiện những mối quan hệ khác nhau này, tiếng Việt sử dụng trật tự của các từ, song trong nhiều ngôn ngữ (như tiếng Nga, tiếng Séc, tiếng Ba Lan), người ta lại sử dụng sự biến đổi hình thái của các từ, và do vậy, trật tự của các từ ở những ngôn ngữ này không nhất thiết phải nói lên chức năng ngữ pháp của chúng. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, câu “xtud’ent txitajet knigu” (sinh viên đọc sách), có thể đổi thành “knigu txitajet xtud’ent” mà ý nghĩa cơ bản của nó vẫn không thay đổi. Đó là vì dạng thức của từ ‘xtudent’ (dạng từ điển) luôn luôn cho ta biết rằng nó giữ vai trò chủ thể của hoạt động (và do đó nó là chủ ngữ), cho dù nó đứng ở đầu, ở giữa hay ở cuối câu cũng vậy; tương tự, dạng thức ‘knigu’ (được biến đổi từ dạng từ điển của nó là ‘kniga’) luôn luôn cho ta biết nó là đối tượng của hoạt động (và do đó nó luôn luôn là bổ ngữ). Sự biến đổi dạng thức của từ để thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa các từ trên dòng lời nói như trên gọi là ‘ý nghĩa cách’, và sự khái quát hoá ‘ý nghĩa cách’ của các từ gọi là phạm trù cách.

Tuy nhiên, trong thực tế, để thể hiện các chức năng ngữ pháp khác nhau, nhiều khi người ta không chỉ sử dụng các dấu hiệu hình thái biểu thị ‘cách’ mà còn sử dụng cả trật tự từ hoặc hư từ. Đó là những trường hợp, khi trong hệ biến cách của một từ có hai hay nhiều dạng thức trùng nhau, tuy chức năng ngữ pháp của nó khác nhau. Chẳng hạn: các danh từ chỉ bất động vật, các danh từ giống trung hoặc một số danh từ giống cái ở một số ngôn ngữ có thể có dạng thức giống nhau khi được dùng trong chức năng chủ ngữ và bổ ngữ. Trong tiếng Nga, dạng thức của danh từ chủ ngữ còn có thể trùng với dạng thức của danh từ vị ngữ. Trong những trường hợp này, vị trí của các từ và/hoặc sự có mặt của các hư từ cũng như ngữ cảnh của từ trở thành yếu tố quan trọng trong việc xác định chức năng ngữ pháp cụ thể của chúng. Chẳng hạn, hãy so sánh: “Mat’ liubit’ dotx’ (Mẹ yêu con gái) và “Dotx’ liubit’ mat’” (Con gái yêu mẹ) trong tiếng Nga.

Trong một ngôn ngữ, dạng thức trùng nhau trong hệ biến cách của danh từ càng nhiều thì vị trí của từ cũng như sự có mặt của các hư từ càng trở nên quan trọng và khó thay đổi. Chính vì vậy, ở những ngôn ngữ có phạm trù cách phong phú (tức là có nhiều ý nghĩa cách bộ phận), như các ngôn ngữ Xlavơ chẳng hạn, vai trò của vị trí từ cũng như của các hư từ khá mờ nhạt. Ngược lại, những ngôn ngữ có phạm trù cách nghèo nàn hoặc không có phạm trù cách, như tiếng Anh, tiếng Việt hay tiếng Hán, thì vai trò của vị trí từ cũng như của hư từ trở nên rất quan trọng.

Cũng giống như ở các phạm trù ngữ pháp khác của danh từ, cấu trúc phạm trù cách trong các ngôn ngữ không giống nhau: danh từ tiếng Anh có hai cách, tiếng Đức có 4 cách, tiếng Latinh có 5 cách, tiếng Nga có 6 cách, tiếng Séc và tiếng Ba Lan có 7 cách, còn tiếng Hungari có tới 24 cách.

(còn nữa)
______________________________________________

Video liên quan

Chủ đề