Dự thảo thông tư về kế toán chủ đầu tư năm 2024

Ngày 08-05-2023 Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Dự thảo đưa ra để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến, MISA đồng thời thực hiện phân tích Dự thảo và nghiên cứu phát triển phần mềm. Điều này nhằm đảm bảo ngay khi Bộ tài chính chính thức ban hành Thông tư mới sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phần mềm kế toán MISA ngay lập tức sẽ đáp ứng được các thay đổi. Nhận tư vấn thêm về phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây:

07/06/2023 4:59:17 |

Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy […]

Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về: đăng ký sửa đổi chế độ kế toán; tài khoản kế toán (nguyên tắc, phương pháp kế toán, kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản); báo cáo tài chính (lập, trình bày, thuyết minh, thời hạn nộp); áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán; phân bổ giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, mệnh giá trái phiếu; hạch toán khi công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng lợi nhuận sau thuế để tăng vốn góp; kế toán trong trường hợp thỏa thuận cung cấp dịch vụ công, góp vốn với doanh nghiệp khởi nghiệp; ghi nhận doanh thu đối với căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú… Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp.

Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội đóng góp ý kiến đối với Dự thảo.

Toàn văn Dự thảo được đăng tải tại đường link: //vibonline.com.vn/du_thao/du-thao-thong-tu-sua-doi-thong-tu-200-2014-tt-btc-huong-dan-che-ke-toan-doanh-nghiep

Đề nghị Quý Doanh nghiệp nghiên cứu nội dung dự thảo và gửi ý kiến góp ý về Văn phòng Hiệp hội Thép trước ngày 10/6/2023 để tổng hợp gửi Ban soạn thảo.

Hướng dẫn Chế độ kế toán quản lý dự án đầu tư áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho Ban QLDA chuyên ngành, QLDA khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị áp dụng đối với các ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý dự án và các hoạt động khác mà cơ quan có thẩm quyền giao cho Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng là các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.

2. Trường hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán này hoặc chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

3. Trường hợp các chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án thì toàn bộ các nghiệp vụ hạch toán kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị theo hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

4. Trong trường hợp đơn vị có hoạt động quản lý dự án áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC được sử dụng các tài khoản ban hành tại Thông tư này để hạch toán các khoản liên quan đến quản lý dự án đầu tư.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định về hệ thống chứng từ kế toán

1. Các Ban quản lý dự án đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

2. Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, BQLDA được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.

3. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

4. Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc” kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Quy định về tài khoản kế toán

1. Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí tại BQLDA; theo dõi các khoản doanh thu, chi phí, thặng dư/thâm hụt của hoạt động BQLDA.

2. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:

  1. Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả BQLDA, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
  1. Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013) phải hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước. Tài khoản ngoài bảng liên quan đến kế toán nguồn phí được khấu trừ, để lại (TK 014) theo dõi các khoản chi tiêu sử dụng từ nguồn này phải hạch toán, phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước và theo các yêu cầu quản lý khác (nếu có).
  1. Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng theo quy định.

3. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản:

  1. Các BQLDA căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị.
  1. Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung thêm tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán kèm theo Thông tư này thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

4. Danh mục tài khoản kế toán, nguyên tắc, kết cấu nội dung và phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu đối với các tài khoản quy định theo Thông tư này được quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống Tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Quy định về sổ kế toán

1. BQLDA phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp BQLDA có tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài phải mở sổ kế toán để theo dõi việc tiếp nhận dự toán và sử dụng NSNN chi tiết theo niên độ ngân sách, mục lục NSNN và các yêu cầu chi tiết khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và đơn vị có liên quan. Trường hợp BQLDA được sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết việc sử dụng kinh phí theo mục lục NSNN và các yêu cầu chi tiết khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với cơ quan có thẩm quyền.

3. Các loại sổ kế toán

  1. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

  1. Mẫu sổ kế toán tổng hợp:

- Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ảnh tổng số các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán.

- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên Sổ Cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

  1. Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết:

Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý.

4. Các quy định khác về sổ kế toán như quy định về trách nhiệm của người giữ sổ và ghi sổ kế toán, quy định về mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

5. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập sổ kế toán bổ sung được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Báo cáo quyết toán

1. Trường hợp đơn vị được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quản lý dự án; ngân sách cấp phát, hỗ trợ cho các hoạt động khác thuộc đơn vị quản lý, được nhận và sử dụng nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài cho các hoạt động của đơn vị (không phải dùng cho thanh toán khối lượng XDCB của dự án) thì phải lập báo cáo quyết toán đối với việc nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, kinh phí vay nợ, viện trợ nước ngoài theo quy định của Thông tư này.

2. Trường hợp đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho hoạt động của đơn vị thì phải lập báo cáo quyết toán đối với việc nhận và sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại theo quy định của Thông tư này.

3. Trường hợp trong năm đơn vị có thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra hoặc cơ quan tài chính cho các hoạt động thuộc đơn vị quản lý (trừ dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN đã báo cáo theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 85/2017/TT-BTC) thì phải lập báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính theo quy định của Thông tư này.

4. Kỳ báo cáo: Báo cáo quyết toán được lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật có quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.

5. Danh mục, mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo quyết toán ngân sách nêu tại Phụ lục số 04 “Hệ thống báo cáo quyết toán”, kèm theo Thông tư này.

5. Ngoài báo cáo quyết toán lập theo quy định của Thông tư này đơn vị còn phải lập báo cáo quyết toán thu, chi quản lý dự án theo hướng dẫn tại Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN, Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có).

Điều 7. Báo cáo tài chính

1. Đối tượng lập báo cáo tài chính

Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các BQL DA phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định.

2. Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ tất cả các hoạt động mà cơ quan có thẩm quyền giao cho BQLDA quản lý, sử dụng; nhằm cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính của BQLDA.

Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của các BQL DA về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

Thông tin báo cáo tài chính của BQLDA là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.

3. Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính

  1. Nguyên tắc:

Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

  1. Yêu cầu:

Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ tất cả các hoạt động phát sinh trong năm của BQLDA.

Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.

Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước. Các BQLDA phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu biểu ban hành tại Thông tư này.

4. Kỳ lập báo cáo

Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật kế toán.

5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính năm của BQLDA phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

6. Công khai báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan.

7. Danh mục, mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính nêu tại Phụ lục số 05 “Hệ thống báo cáo tài chính”, kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Báo cáo nghiệp vụ về hoạt động dự án đầu tư xây dựng

Các BQLDA thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động đầu tư xây dựng các dự án theo hướng dẫn tại Thông tư 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hằng năm, Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Thông tư 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 09/2016/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn bổ sung, sửa đổi (nếu có)

Ngoài các báo cáo quy định tại chế độ này, các đơn vị kế toán quản lý dự án đầu tư còn phải lập các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký và áp dụng từ ngày 01/01/2020.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư (phần áp dụng cho đối tượng là BQLDA thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp và các Ban quản lý dự án đầu tư khác được thành lập theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP). Riêng BQLDA của các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế vẫn thực hiện theo Thông tư số 195/2012/TT-BTC.

3. Trong trường hợp văn bản mà Thông tư này tham chiếu đến có thay đổi thì đơn vị thực hiện theo quy định của văn bản mới

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện Thông tư này tới các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc phạm vi phụ trách hoặc quản lý.

2. Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán; Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Thông tư này./.­­­

Chủ đề