Đường đi của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào

Đề bài

Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2).

- Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn mở.

- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô  Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.

→ Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín → từ động mạch → qua mao mạch, tĩnh mạch  về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.

→ Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào dưới đây?

Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào dưới đây?

A. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

B. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.

C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.

D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.

Hệ tuần hoànlàhệ cơ quancó chức năng tuần hoànmáutrong cơ thể của hầu hết cácđộng vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chấtdinh dưỡng,oxy,cacbon đioxide,hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể

Sau đây là đáp án chính xác và giải thích dễ hiểu cho câu hỏi: “Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là” cùng với những kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn

Trắc nghiệm: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là:

A. Tim → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch→ tim.

B. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

C. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.

D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.

Trả lời

Đáp án đúng: B. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Tìm hiểu chung về hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoànlàhệ cơ quancó chức năng tuần hoànmáutrong cơ thể của hầu hết cácđộng vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chấtdinh dưỡng,oxy,cacbon đioxide,hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn địnhnhiệt độcơ thể và độpH, và để duy trì cân bằng nội môi. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn tiếp nhận sản phẩm phân huỷ (chất thái, CO2,..) do tế bào thải ra qua nước mô rồi theo máu đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

2. Chức năng của hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoànchứa các thành phần quan trọng của cơ thể, có các chức năng chính bao gồm:

+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất là sản phẩm bài tiết ra khỏi tế bào.

+ Vai trò trong hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nhiễm khuẩn.

+ Vận chuyển hormon tới cơ quan đích.

+ Điều hòa thân nhiệt do nguồn máu nóng sưởi ấm các cơ quan và làm nhiệm vụ thải nhiệt cho cơ thể, ổn định độ PH và duy trì cân bằng nội mô.

- Hệ tuần hoàn gồm có hệ tuần hoàn lớn và hệ tuần hoàn nhỏ:

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi trao đổi oxy tại tế bào, đã bị khử oxy được đưa vàotâm nhĩ phải, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm vào động mạch phổi để đi lên phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu từ vòng tuần hoàn phổi qua tĩnh mạch phổi là máu giàu oxy vàotâm nhĩ trái, rồi từ nhĩ trái xuống tâm thất trái. Máu được tim co bóp đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào tại các mô trong cơ thể, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng đại tuần hoàn.

3. Các cơ quan trong hệ tuần hoàn

- Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết. Máu bao gồm: 45% tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và 55% huyết tương (90% nước, 10% các chất khác: vitamin, muối khoáng,..)

- Tim: thực chất là một máy bơm, tạo sự chênh lệch vềáp suấtđể làm cho máu lưu thông. Tim gồm 4 ngăn (2 ngăn tâm nhĩ ở phía trên bao gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 ngăn tâm thất ở phía dưới bao gồm tâm thất phải và tâm thất trái), giữa tâm thất và tâm nhĩ là van tim (van 2 lá bên trái, van ba lá bên phải)

- Mạch máu: dùng để vận chuyển máu, bao gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch

4. Hệ thống tuần hoàn kín

Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn kín thì máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn.

– Gặp ở một số động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống

– Máu vào động mạch, tràn vào khoang cơ thể rồi theo tĩnh mạch về tim. Không có mao mạch.

– Lượng máu nhiều mà thực chất dịch cơ thể (khoảng 50% khối lượng cơ thể)

– Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô

– Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

– Sắc tố hô hấp như hemoglobin,…

– Hiệu quả cao

>>> Xem thêm: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?

5. Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở là một dạng của hệ tuần hoàn. Gọi là “hở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là “khoang cơ thể” bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân khớp hoặc thân mềm.

- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp là hệ tuần hoàn không có mao mạch.

Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?

(1) Lực co tim.

(2) Khối lượng máu.

(3) Nhịp tim.

(4) Số lượng hồng cầu.

(5) Độ quánh của máu.

(6) Sự đàn hồi của mạch máu.


Page 2

Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?

(1) Lực co tim.

(2) Khối lượng máu.

(3) Nhịp tim.

(4) Số lượng hồng cầu.

(5) Độ quánh của máu.

(6) Sự đàn hồi của mạch máu.

Toán 11

Ngữ văn 11

Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Hoá học 11

Sinh học 11

Lịch sử 11

Địa lý 11

GDCD 11

Công nghệ 11

Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần