Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển nêu ví dụ

Hợp tác cùng phát triển

1, Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

- Là sự chung sức, giúp đỡ nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.

2, Vì sao phải hợp tác?

- Giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu

- Tạo điều kiện cho nước nghèo phát triển

- Đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại

3, Nguyên tắc hợp tác quốc tế của nhà nước ta:

- Không phân biệt chế độ chính trị xã hội

- Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Bình đẳng, cùng có lợi.

- Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

- Phản đối những âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

4, Trách nhiệm của học sinh:

- Phải xây dựng mối quan hệ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh 

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ CÓ CƠ HỘI KINH DOANH CÙNG GIÁO DỤC HẠNH PHÚC
  ĐỂ CÓ ĐƯỢC NHỮNG KHÓA HỌC HỮU ÍCH GIÚP BẠN TIẾP THU BÀI TRONG 5 PHÚT

Linh đăng ký:  https://giaoduchanhphuc.com/?hapy=92
Để đăng ký kinh doanh cùng giáo dục hạnh phúc bạn hãy nhấn vào Affiliate trên trang chủ và tiến hành đăng ký
zalo hỗ trợ: 0914789545

Trả lời:
     - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
   - Hợp tác Quốc tế vì:
   + Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo…
  + Không một quốc gia, dân tộc nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác Quốc tế là vấn đề quan trọng và tất yếu.
   - Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:
   + Luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các khu vực và trên TG
 

  • Nguyên tắc:  Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực
   + Bình đẳng và cùng có lợi
   +Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình
   + Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
   + Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức QT trên nhiều lĩnh vực: kĩ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế
   - Trách nhiệm của công dân học sinh:
   + Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã họi
  + cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành người có trình độ kiến thức, khoa học kĩ thuật tham gia hội nhập quốc tế.
 
Câu 1. Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển ? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác.
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
- Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ...
Câu 2. Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu ?
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ...  
- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển?
A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài.
B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm.
D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp.
Câu 4.  Đảng và Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới theo nguyên tắc nào ?
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng, cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Câu 5. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ?
A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.
B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.
C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình.
Câu 6. Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh : Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.
         Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ? 
Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì :
- Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
- Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn, mà sẽ làm các bạn ngày càng lười học và học kém đi.
Câu 7. Em hãy nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như : Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ...
Câu 8. Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần :
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, ...
- Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Câu 9. Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn