Giá net khách sạn là gì năm 2024

Vietnam Airlines (VNA) vừa gửi một văn bản đề nghị nhà chức trách yêu cầu tất cả các hãng hàng không phải niêm yết giá vé tổng, bao gồm cả mọi thuế phí.

Hiện nay, VNA là hãng duy nhất niêm yết như vậy, các hãng hàng không Việt còn lại chỉ niêm yết giá vé đơn lẻ (giá net), không bao gồm thuế phí, và khách chỉ biết được mức giá tổng ở bước thanh toán cuối cùng. VNA cho rằng điều này dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng về mức giá thực sự giữa các hãng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tại thị trường.

Các hãng bay hạng sang thường niêm yết giá tổng, trong khi đó giá net thường gặp ở các hãng giá rẻ.

Hiệu ứng neo

Ngay lập tức, Vietjet Air (VJ) phản pháo. Họ nói rằng cách niêm yết giá tổng như VNA là “không minh bạch”, vì hành khách không biết được cụ thể các yếu tố cấu thành nên giá vé, và họ nhất định bảo lưu cách niêm yết giá net của mình.

Việc niêm yết giá net như kiểu VJ thực ra khá phổ biến trên thị trường. Rất nhiều hãng máy bay quốc tế cũng niêm yết giá net. Các nhà hàng đưa giá món ăn “không kèm thuế”. Hay thậm chí, trong vận tải hàng hải, cước gửi hàng đường biển còn có cả mức giá… âm. Nghĩa là, khách gửi hàng còn được hãng tàu cho lại tiền.

Vậy tại sao họ nhất định bảo lưu cách niêm yết giá net? Đó là vì họ đang ứng dụng một hiệu ứng tâm lý trong bán hàng, gọi là hiệu ứng neo.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, con người bị ảnh hưởng rất lớn một cách vô thức bởi con số đầu tiên xuất hiện, cho dù con số này chẳng liên quan gì nhiều tới thông tin chính. Họ làm một thí nghiệm, chia người tham gia làm 2 nhóm, yêu cầu trả lời nhanh trong 5 giây câu hỏi:

  • Nhóm 1: Tính 1x2x3x4x5x6x7x8
  • Nhóm 2: Tính 8x7x6x5x4x3x2x1

Rõ ràng 2 tích này bằng nhau, nhưng vì có 5 giây nên tất cả phải ước lượng chứ không thể tính kịp. Nhóm 1 bị “neo” vào con số đầu tiên là số 1, rất nhỏ, nên đoán tích bằng 512. Nhóm 2 “neo” vào số 8, khá lớn, nên đoán tích bằng tận... 2.250.

Hiệu ứng này thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng ứng dụng thì vô vàn. Cách niêm yết giá net chính là một vận dụng.

Khi VJ niêm yết giá vé đơn lẻ, không kèm thuế phí, chính là họ đã “neo” vào đầu khách hàng một con số “nhỏ”, tạo cảm giác “giá rẻ” cho khách hàng. Để rồi khi thanh toán cuối cùng, dù phải cộng thêm rất nhiều tiền thuế phí, nhiều khi lên tới tận 40% giá vé ban đầu, khách hàng vẫn bị “neo” ở cảm giác “giá rẻ”, khiến họ dễ dàng mở hầu bao hơn, cho dù nhiều lúc giá tổng của VJ cao cũng chẳng kém VNA.

Giá net hay giá tổng?

Các khoản thuế phí không được đưa ra trong cách niêm yết giá net thường được gọi là các khoản “phí ẩn”. Xét về mặt luật pháp thì “phí ẩn” không có gì sai, nhưng khách hàng thường không thích các “phí ẩn” vì họ cho đó là biểu hiện của sự không trung thực. Nhiều công ty vẫn dùng giá net để tận dụng hiệu ứng neo, nhưng cũng có rất nhiều công ty lấy việc niêm yết giá tổng để minh chứng cho sự thành thực đối với khách hàng.

Trong cuộc cạnh tranh giữa 2 trang web đặt phòng khách sạn Agoda và Booking, Agoda đã mất nhiều khách hàng vào tay Booking vì Booking không có phí ẩn.

Hiện nay, trong lĩnh vực hàng không thế giới, các hãng bay hạng sang thường niêm yết giá tổng, trong khi đó giá net thường gặp ở các hãng giá rẻ. Một điều thú vị là, có những hãng ban đầu niêm yết giá net, nhưng khi ăn nên làm ra, họ lại chuyển sang giá tổng, ví dụ như AirAsia.

Suy cho cùng, khách hàng đâu thực sự muốn biết giá của từng yếu tố cấu thành nên cái vé. Họ chỉ quan tâm mỗi điều, họ phải trả tất cả bao tiền cho chiếc vé. Hãng nào đưa ra con số đó sớm bao nhiêu, rõ ràng bao nhiêu là càng trung thực với khách hàng bấy nhiêu.

Hiện nay, pháp luật không có quy định giải thích câu hỏi Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Tuy nhiên thực tế, giá Net (hay Nett) là giá trị cuối cùng mà khách hàng phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá này đã bao gồm tất cả các khoản phí, thuế (như thuế giá trị gia tăng - VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,...) và chi phí khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nói cách khác, đây là số tiền thực tế mà khách hàng cần thanh toán mà không cần phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khác.

Như vậy, có thể nói, giá net đã bao gồm thuế, cụ thể là thuế giá trị gia tăng (VAT). Doanh nghiệp thông thường sẽ ghi chú rõ ràng trên bảng giá hoặc hóa đơn để khách hàng dễ dàng nhận biết.

Cách tính giá net được thực hiện theo công thức dưới đây:

Giá Net = Giá bán + Thuế + Phí khác

Trong đó:

- Giá bán: là giá gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Thuế: là thuế giá trị gia tăng (VAT), thường là 10% tại Việt Nam.

- Phí khác: có thể bao gồm phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí dịch vụ,...

Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Cách tính giá net như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là gì? Trường hợp nào thực hiện bình ổn giá?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Giá 2012, hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí như sau:

- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông,

- Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Căn cứ theo Điều 16 Luật Giá 2012 quy định về trường hợp thực hiện bình ổn giá như sau:

Trường hợp thực hiện bình ổn giá
1. Việc bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có biến động bất thường;
b) Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, việc bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

[1] Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:

- Xăng, dầu thành phẩm.

- Điện.

- Khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Phân đạm; phân NPK.

- Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

- Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

- Muối ăn.

- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

- Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện.

- Thóc, gạo tẻ thường.

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

[2] Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thực hiện bình ổn giá?

Theo Điều 18 Luật Giá 2012 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá cụ thể như:

Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
1. Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.
4. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
5. Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thông qua quy định trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện bình ổn giá là Chính phủ. Trong đó:

- Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp thực hiện bình ổn giá.

- Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ.

Giá Net trong kinh doanh là gì?

Trong khi đó, giá net là số tiền cuối cùng mà khách hàng sẽ trả sau khi áp dụng các loại thuế, giảm giá hoặc chiết khấu. Về cơ bản, sự khác biệt giữa giá net và giá gross là khá lớn, phụ thuộc vào việc bạn đang đứng ở vị trí nào, người tiêu dùng hay doanh nghiệp, nhà bán hàng.

Giá khách sạn là gì?

Giá phòng khách sạn là gì? Giá phòng khách sạn là mức giá biểu thị số tiền mà khách phải trả khi đặt phòng và lưu trú tại khách sạn. Tùy vào niêm yết của từng khách sạn, chính sách ưu đãi của khách sạn đó và lựa chọn của mỗi vị khách, đối tượng khách…

Giá net được tính như thế nào?

Giá Net = Giá bán + Thuế + Phí khác Trong đó: - Giá bán: là giá gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ. - Thuế: là thuế giá trị gia tăng (VAT), thường là 10% tại Việt Nam. - Phí khác: có thể bao gồm phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí dịch vụ,...

Nét Rate là gì?

Net Rate – Giá thuần: Giá thuần không bao gồm khoản hoa hồng của các đại lý phân phối phòng có liên kết với khách sạn. Với mức giá này, các công ty du lịch có thể giữ mức giá thỏa thuận hoặc tăng – giảm để thu được lợi nhuận hấp dẫn.

Chủ đề