Giai đoạn giãn ruột sinh lý kéo dài bao lâu

Một trong những tình trạng sinh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh là giãn ruột. Giãn ruột ở trẻ sơ sinh diễn ra vào lúc nào và kéo dài bao lâu? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ phát hiện và biết cách xử lý khi bé bị giãn ruột.

Giãn ruột là một hiện tượng sinh lý bình thường diễn ra ở trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ thường lầm tưởng hiện tượng này và tình trạng táo bón thông thường. Điều này khiến các mẹ rất lo lắng về sức khỏe cho bé. Trang bị đầy đủ kiến thức về dấu hiệu và cách nhận biết giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ phát hiện và biết nên làm gì trong giai đoạn này.

1. Tổng quan về thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Vào những tuần đầu tiên sau khi sinh, bé thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình mỗi ngày từ 4 đến 5 lần. Đến khi bé được hơn 8 tuần tuổi thì bỗng nhiên không đi ngoài thường xuyên nữa. Thậm chí có đến 4, 5 ngày bé vẫn chưa đi vệ sinh. Nhiều mẹ lo lắng không biết liệu bé cưng có bị táo bón hay không.

Giãn ruột là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh

Mẹ hãy hoàn toàn yên tâm vì các bác sĩ cho biết đây là một tình trạng hết sức bình thường được gọi là giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh hay giãn ruột sinh lý. Trong quá trình này, ruột sẽ phát triển tăng thể tích hơn mức bình thường, bé sẽ không đi vệ sinh khi bụng chưa đầy phân. Trẻ sơ sinh giãn ruột thường gặp vào lúc bé 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh giãn ruột sớm, xuất hiện trước 2 tháng tuổi, dao động trong từ 2.5 đến 3 tháng tuổi sau sinh.

Giãn ruột sinh lý hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên mẹ có thể an tâm. Đến khi ruột bé tốt hơn trong việc tiêu hóa thức ăn thì thời gian giữa những lần bé đi tiêu sẽ ngày một dài hơn.

2. Thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?

Khi đã biết bé yêu đang trong giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Thời kỳ giãn ruột của mỗi bé sẽ không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển thể chất của các bé. Thông thường, giai đoạn giãn ruột sinh lý ở trẻ sẽ kéo dài liên tục từ 2 đến 3 tháng.

3. Làm thế nào để phân biệt táo bón và giãn ruột sinh lý?

Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là giai đoạn hết sức bình thường cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang phát triển tốt hơn. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng dễ bị lầm tưởng với hiện tượng táo bón chức năng ở trẻ nhỏ. Ba mẹ cần chăm sóc và thường xuyên theo dõi bé sát sao nhằm phân biệt được 2 tình trạng này.

Táo bón và giãn ruột sinh lý là 2 hiện tượng khác nhau

  • Táo bón: Xảy ra khi bé hoàn toàn bú sữa công thức hoặc bắt đầu bước vào giai đoạn ăn bột ăn dặm. Khi táo bón, mẹ sẽ quan sát thấy phân bé khô cứng, kết thành cục, phân đổi màu xanh hoặc nâu đen. Bé thường bị đau rát hậu môn, khó đi tiêu.
  • Giãn ruột sinh lý: Xảy ra khi trẻ sơ sinh bước sang tháng thứ 2 hoặc thứ 3. Ở bé bú sữa mẹ hoàn toàn, bé có thể không đi ị từ 7 đến 10 ngày, thậm chí là 13 đến 15 ngày. Ở bé ăn sữa bột công thức có thể không đi ị từ 3 đến 5 ngày. Tuy đã lâu bé không đi ngoài nhưng phân vẫn đều màu, mềm, không có dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bé vẫn sinh hoạt tốt, ăn ngủ đều, không gặp khó khăn nào.

4. Mẹ cần làm gì khi bé gặp hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh?

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Điều đầu tiên và quan trọng mà mẹ cần làm khi bé bị giãn ruột sinh lý là bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Mẹ hãy chọn các sản phẩm có chứa lợi khuẩn BB12 cho bé sử dụng nhằm:

  • Ngăn ngừa tình trạng táo bón
  • Cân bằng hệ vi sinh của đường ruột
  • Tiết ra enzym tiêu hóa nhằm hấp thu triệt để dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, thúc đẩy tăng cân.
  • Tránh nhiễm khuẩn nhờ tiết ra chất nhầy bao phủ niêm mạc ruột.
  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Massage bụng cho bé

Việc massage bụng sẽ giúp bé dễ chịu hơn, kích thích nhu động ruột để bé dễ đi tiêu. Massage còn thúc đẩy hệ thống tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ngăn ngừa đầy hơi, táo bón.

Massage bụng giúp bé dễ đi tiêu

Quá trình massage nên được tiến hành khi bé không no, mỗi ngày có thể làm 1 đến 2 lần. Mẹ có thể massage bụng theo hình vòng tròn, massage dọc bụng, massage theo chiều ngược nhau. Mỗi lần massage có thể thực hiện động tác 10 đến 20 lần.

Tập thể dục nhẹ nhàng cho bé

Việc tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ giúp tăng nhu động ruột. Bé đi tiêu dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, điều này còn hỗ trợ bé ăn ngon miệng, ăn đúng lúc, đúng giờ.

Mẹ có thể cho bé tập động tác đạp chân như sau:

  • Đặt bé nằm ngửa, nắm lấy chân bé ở phần đầu gối rồi di chuyển lên xuống về phía bụng. Xen kẽ 1 chân đưa lên, chân còn lại thì kéo thẳng ra. Động tác mô phỏng tư thế khi đạp xe.
  • Vẫn đặt bé nằm ngửa, giữ 2 chân bé chuyển động hình tròn từ bụng sang phía 2 bên, sau đó kéo chân bé xuống dưới.

Các động tác thể dục này, mẹ nên thực hiện lúc bé cảm thấy vui vẻ, thoải mái, không nên ép buộc bé. Mỗi lần, mẹ nên cho bé tập từ 5 đến 10 phút là đủ.

Tắm nước ấm cho bé

Tắm nước ấm là một cách giúp bé dễ ngủ, thư giãn, kích thích máu tuần hoàn. Trong nước tắm của bé, mẹ có thể nhỏ vào một vài giọt tinh dầu tràm. Điều này giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ chữa chứng khó tiêu, đầy bụng.

Mẹ nên tắm nước ấm cho bé trong thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Mẹ hãy pha nước tắm cho bé với nhiệt độ ấm khoảng 35 độ. Con số này vừa đủ ấm lại vừa an toàn cho làn da của bé. Trước khi tắm, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc khuỷu tay. 

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống

Vai trò của chất xơ là tăng kích thước phân và làm mềm phân, hỗ trợ phân dễ dàng di chuyển, tránh táo bón, rút ngắn thời gian bé đi tiêu. Một số cách bổ sung chất xơ mà mẹ có thể thực hiện là:

  • Cho bé uống sữa chứa chất xơ như Physiolac, Royal AUSNZ goat infant formula 1...
  • Mẹ cải thiện chất lượng sữa với chế độ ăn có chất xơ phong phú như lê, chuối, khoai lang, bơ, rau chân vịt...

Tăng số lần bé bú mẹ

Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ chính là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa thành phần gồm nhiều kháng thể có công dụng chống lại bệnh nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ bị chàm, dị ứng, thúc đẩy xương phát triển, hạn chế táo bón.

Việc tăng số lần bú mẹ ở trẻ sẽ giúp ruột nhanh đầy. Bé sơ sinh sẽ đi tiêu sớm hơn trước 6 đến 10 ngày. Mỗi ngày, mẹ có thể cho bé bú tối đa 15 lần. Mỗi lần bú cách nhau khoảng 1.5 tiếng.

Chườm ấm - Điều cần làm khi bị giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Chườm ấm là phương pháp giúp cho bé cảm thấy bụng dễ chịu. Sức nóng và sức nặng của khăn chườm còn có tác dụng đẩy hết hơi trong bụng bé ra bên ngoài.

Chườm ấm giúp bé cảm thấy dễ chịu vùng bụng

Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần nhúng 2 chiếc khăn vào nước nóng để làm ấm. Kế đó, mẹ vắt khô đến khi cảm nhận được độ nóng phù hợp, không làm bỏng da bé. Cuối cùng, mẹ gấp gọn khăn, đặt lên bụng bé. Khăn còn lại, mẹ quấn quanh bụng trẻ để cố định.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Mẹ cần thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau chùi đồ chơi, đồ dùng của bé để tránh virus hay vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Việc này sẽ ngăn chặn tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón...

Giãn ruột sinh lý là hiện tượng bình thường trong quá trình con trẻ phát triển nên mẹ không cần quá lo lắng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, mẹ vẫn không nên chủ quan mà cần theo sát các triệu chứng cũng như giai đoạn bé giãn ruột. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa bé đi bác sĩ.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toànthì bé có thể kéo dài từ 7-10 ngày không đi ngoài. Đối với trẻ uống sữa bột công thức có thể 3-5 ngày không đi ngoài.

Không. Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh là do thể tích ruột của trẻ tăng lên. Điều này hoàn toàn không gây hại gì.

Không sao. Đây là thời điểm bé đang tập kĩ năng rặn, cố gắng đẩy chất thải và khí ra để ruột có chỗ trống, do ruột chưa đầy nên chưa ra được thôi.

Không nên. Trẻ bú sữa mẹ dễ hấp thu, ít đạm cặn thì không cần thụt tháo.Đối với bé dùng sữa công thức bị khó tiêu thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp massage, bổ sung lợi khuẩn để bé dễ đi tiêu.

Trước khi massage cho trẻ, mẹ nên để bé ở nơi ấm áp, kín gió và có thể mở thêm một vài bài nhạc nhẹ nhàng để thư giãn.

Video liên quan

Chủ đề