Giải pháp nâng cao chất lượng học trực tuyến

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong năm học 2021-2022, Trường Đại học Kiên Giang tiếp tục triển khai hình thức dạy và học trực tuyến nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, đảm bảo kế hoạch đào tạo của Nhà trường. Nhiều giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến ứng phó tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được áp dụng, tạo hiệu quả khá tốt.

Tăng cường quản lý chặt chẽ

TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang, cho biết để quản lý việc thực hiện giảng dạy trực tuyến, đánh giá học phần đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng đào tạo, khách quan, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo, xây dựng ban hành "Quy định Tổ chức dạy và học trực tuyến tại Trường Đại học Kiên Giang" và “Quy định Hướng dẫn tổ chức đánh giá học phần theo hình thức trực tuyến tại Trường Đại học Kiên Giang" làm cơ sở cho các đơn vị liên quan, giảng viên và sinh viên thực hiện tốt.

Thực hiện được chủ trương trên, Trường Đại học Kiên Giang đã tạo hệ thống, nền tảng giảng dạy online; tăng cường phân cấp quản lý về các khoa; giảng dạy trên các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu đảm bảo cho người học dễ tiếp cận, dễ sử dụng như: Google Meet, Zoom, Moodle, Google Classroom, Microsoft Teams,..

Giải pháp nâng cao chất lượng học trực tuyến

Nhà trường làm việc với các đối tác để xây dựng ứng dụng phục vụ dạy và học cho toàn trường

Trong năm học 2021-2022, để đảm bảo tốt hơn nữa cho việc dạy và học trực tuyến Trường Đại học Kiên Giang đã hợp đồng với Công ty ASC Sài Gòn xây dựng một ứng dụng phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến chung cho toàn trường. Ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng phục vụ tốt cho việc quản lý học phần, quản lý sinh viên…và nhiều tính năng phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy trực tuyến.

Nhằm đảm bảo tiến độ giảng dạy và chất lượng đào tạo, Nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy và học; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sinh viên khóa mới kỹ năng, sử dụng công cụ, phần mềm học trực tuyến; cách thức khai thác sử dụng thư viện số; linh hoạt bố trí lịch học ưu tiên học các học phần lý thuyết bằng hình thức trực tuyến trước, và bố trí lịch học các học phần thực hành, thí nghiệm học sau (theo hướng học trực tiếp và có biện pháp phòng chống dịch trong từng tình huống).

“Theo kế hoạch, Trường Đại Kiên Giang sẽ tổ chức cho sinh viên học các học phần thực hành, thí nghiệm từ ngày 8/11 và cho sinh viên tập trung về trường học tập trực tiếp trên lớp từ đầu học kỳ 2. Sau khi các em đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 từ 1 đến 2 mũi (14 ngày trở lên kể từ ngày tiêm) để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch, thích ứng với trạng thái bình thường mới” – TS. Nguyễn Tuấn Khanh cho biết thêm.

Do đã có sự chuẩn bị từ các đợt dịch trước nên trong đợt này các Khoa đã chủ động sử dụng các phần mềm học tập trực tuyến để phục vụ cho công tác giảng dạy. TS. Đỗ Lê Bình – Trưởng khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Kiên Giang cho hay, để việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả, các giảng viên khoa Kỹ thuật – Công nghệ đã xây dựng bài giảng trên nền tảng ứng dụng Moodle/Gnomio kết hợp với công cụ Google Meet để giảng viên trao đổi trực tuyến cũng như giảng dạy, giải đáp thắc mắc cho sinh viên. Các file bài giảng sẽ được tích hợp lên trang web của khoa Kỹ thuật – Công nghệ theo từng học phần, hỗ trợ sinh viên học trực tuyến có thể xem lại bài giảng, ôn tập kiến thức và thực hiện các bài tập giảng viên giao. Việc đánh giá, kiểm tra cuối học phần cũng được khoa tiến hành trên nền tảng trực tuyến, theo dõi thí sinh làm bài qua camera và bố trí 2 giám thị coi thi cho mỗi học phần, đảm bảo khách quan, minh bạch và đã đạt được kết quả khá tốt.

Nâng cao vai trò của người học

Chia sẻ về việc dạy học trực tuyến hiệu quả trên môi trường Moodle, ThS. Nguyễn Thiện Nhân - Giảng viên Khoa Kỹ thuật – Công nghệ cho biết giảng viên cần xây dựng các kịch bản cho bài giảng phù hợp và linh hoạt cho từng môn học. Trong đó bao gồm các kịch bản về âm thanh, hình ảnh, dàn dựng video, xây dựng bài kiểm tra đánh giá dạng trắc nghiệm (QUIZ), bài kiểm tra dạng tự luận (ASSIGNMENT) phù hợp cho từng giai đoạn của bài giảng. Đồng thời giảng viên cũng cần sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ biên tập bài giảng như iSpringSuite trên Powerpoint, Camtasia,...hoặc các công cụ hỗ trợ thuyết trình trực tuyến như Google meet, Zoom,…

Giải pháp nâng cao chất lượng học trực tuyến

ThS. Nguyễn Thiện Nhân - Giảng viên Khoa Kỹ thuật – Công nghệ trong giờ dạy online

Đặc thù của các môn cơ sở ngành của khối ngành kỹ thuật thường mang tính chất hàn lâm cho nên sinh viên dễ bị căng thẳng hoặc dễ bị tình trạng online cho có mặt chứ không tập trung vào bài giảng. Để giải quyết các vấn đề này, theo thầy Nhân giảng viên nên phân phối thời gian thành nhiều phân đoạn nhỏ giữa việc giảng lý thuyết, kết hợp làm bài test ngắn dạng trắc nghiệm, video và câu hỏi thảo luận, cuối mỗi bài test ngắn này giảng viên nên đánh giá nhanh và tìm cách điều chỉnh cho sinh viên.

“Việc tổ chức các bài test ngắn này còn giúp giảng viên theo dõi kịp thời tình trạng tập trung của sinh viên cũng như khả năng tiếp thu bài để kịp thời cải tiến phương pháp cũng như điều chỉnh khối lượng kiến thức phù hợp cho tiết giảng tiếp theo” – ThS. Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.

Giải pháp nâng cao chất lượng học trực tuyến

ThS. Bùi Phương Thảo – Giảng viên khoa Ngoại ngữ, chuẩn bị trước giờ lên lớp

Theo ThS. Bùi Phương Thảo – Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang, một trong những yếu tố quyết định cho chất lượng của lớp học trực tuyến đó chính là tâm lý của người dạy, cần thoải mái, tích cực để truyền cảm hứng học tập cho sinh viên, từ đó xây dựng bầu không khí lớp học sôi nổi, thu hút sự tương tác của sinh viên, giúp các em có nhiều hoạt động, tránh nhàm chán khi học trên lớp học online. Trong quá trình giảng dạy lý thuyết giảng viên cần phải tăng cường tương tác với sinh viên nhiều hơn bằng các phương pháp như vấn đáp, biểu quyết đánh giá, bình luận, khen ngợi, khích lệ, ghi nhận những ý tưởng mới của sinh viên để các em nổ lực đóng góp ý kiến, xây dựng bài, góp phần nâng cao vai trò của người học.

Mặt khác để tạo ra sức lôi cuốn trong quá trình giảng dạy trực tuyến thì việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ trực tuyến là điều hết sức cần thiết như sử dụng kết hợp Smart Phone, mạng xã hội Zalo, Facebook, để giữ kết nối và tương tác hiệu quả.

NHƯ NGỌC

A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lí do chọn đề tàiHiện nay dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát khiến cho việc học của họcsinh, sinh viên cả nước gián đoạn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục.Trong thời gian này, đa số trường học tại các địa phương đang đẩy mạnh triểnkhai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh với phươngchâm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”. Đây là hình thứcdạy học đáp ứng được nhu cầu vơ cùng cấp thiết hiện nay.Dạy học trực tuyến đã và đang thực hiện trên quy mô rộng tuy nhiên hiệuquả mang lại chưa cao do nhiều nguyên nhân. Trong mỗi tiết dạy chưa thu hútđược HS tham gia, hình thức dạy học chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, giáo viêncịn lúng túng khi sử dụng các phần mềm. Nhiều gia đình chưa có điều kiện kinhtế cũng như sử dụng CNTT để tiếp cận với hình thức dạy học mới này.Dạy học trực tuyến không chỉ cấp thiết ở bối cảnh hiện tại mà đây là xuthế phát triển của giáo dục trên toàn thế giới trong cuộc cách mạng công nghệ4.0. Với nhu cầu được tiếp cận việc học tập nghiên cứu của người học ở mọi lúc,mọi nơi thì hình thức học tập trực tuyến là điều tất yếu, bổ trợ cho các phươngpháp giảng dạy và học tập truyền thống.Vì vậy, tơi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chấtlượng dạy học trực tuyến” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phầnnâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.II. Mục đích nghiên cứuÁp dụng những phần mềm dạy học trực tuyến trong giảng dạy nhằmnâng cao chất lượng học tập của HS. Giúp học sinh đảm bảo tiếp thu kiếnthức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng bài học.III. Đối tượng nghiên cứuCác phần mềm dạy học trực tuyến, trang web và ứng dụng hỗ trợ quản lýhọc sinh. Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung vào nghiên cứu phần mềm đangsử dụng là phần mềm Zoom.Học sinh lớp 3A.IV. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp khảo sát.Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá; Phương pháp tổng kết kinhnghiệm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm.1/10 B. PHẦN NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới giáo dục và sự chỉđạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới công nghệ thông tin trong giáo dụcSự phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng Internet củacách mạng công nghiệp 4.0 với cốt lõi là sự phát triển bậc cao của CNTT vàtruyền thơng đã hình thành mơ hình đào tạo trực tuyến với những ưu điểm nổibật. Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyênsố. Bởi vậy thiết kế và tổ chức dạy trực tuyến đang là vấn đề cấp thiết được đặtra.Quyết định ngày 25/1/2017 của Thủ tường chính phủ Phê duyệt Đề án“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạtđộng dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã chỉ rõ: Mức độứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mụctiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Công nghệ thôngtin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểmtra đánh giá trong giáo dục và đào tạo.II. Thực trạng việc dạy học trực tuyến hiện nay1. Các phần mềm dạy học trực tuyếnCác thiết bị phần mềm hỗ trợ bài giảng trực tuyến đóng vai trị hết sứcquan trọng trong việc đạt hiệu quả cao nhất khi học trực tuyến. Dưới đây là mộtsố phần mềm chuyên dụng giúp dạy và học trực tuyến hiệu quả mà tôi muốngiới thiệu. Những phần mềm này gồm:Microsoft Teams (https://teams.microsoft.com)Google Meet (https://meet.google.com); Zoom (https://zoom.us)Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu tơi nhận thấy mỗi phần mềm trên có nhữngưu điểm và tồn tại riêng:- Ưu điểm: chúng đều mang tính phổ cập, tương đối dễ sử dụng, được tíchhợp chức năng hội họp trực tuyến, tính tương tác cao, tích hợp với các phầnmềm khác và có phiên bản miễn phí.2/10 - Tồn tại:+ Phần mềm Microsoft Teams: nếu người dùng khơng sử dụng gói ứngdụng văn phịng của Microsoft coi như một số tiện ích của Microsoft Teamskhơng khả dụng. Phần mềm này chuyên về làm việc nhóm. Người dùng cần cótài khoản cơ quan, trường học (edu.vn) hoặc Office 365 mới có thể sử dụng.+ Phần mềm Google Meet: Khơng ghi lại được màn hình trong q trìnhhọc; khơng thao tác trên bảng ảo được.+ Phần mềm Zoom có những ưu điểm nổi trội: cài đặt dễ dàng và nhanhchóng trên tất cả các thiết bị cơng nghệ mà khơng cần tài khoản email. Trongbuổi học có chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt, chia sẻ màn hình, có thể cài đặtpass word. Có tính năng trị chuyện nhóm, chia sẻ tệp tin, tìm kiếm lịch sử, lưutrữ các cuộc họp trực tuyến với thời gian dài và lọc âm thanh tốt. Thay đổiphông nền video, thao tác trên bảng ảo. Có thể kiểm sốt chuột, bàn phím củahọc sinh để hỗ trợ xử lí sự cố ngay trong buổi học. Với những ưu điểm nổi trộitrên, tôi đã lựa chọn sử dụng phần mềm này với phiên bản trả phí để cập nhậtnhững tính năng mới nhất và chủ động quản lí được thời gian góp phần nâng caohiệu quả giờ dạy.Bên cạnh đó cịn các website giúp học sinh ôn tập kiến thức hàng ngàynhư: olm.vn; hocmai.vn; classdojo….2.2. Thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia dạyhọc trực tuyến2.2.1. Thuận lợi- Giáo viên được tập huấn kịp thời, đầy đủ phần mềm Zoom; có đầy đủcác trang thiết bị cần thiết để dạy học trực tuyến. Hàng năm, nhà trường tổ chứcbồi dưỡng CNTT nên đội ngũ GV sử dụng thành thạo, ứng dụng hiệu quả CNTTvào giảng dạy. Đa số PHHS tạo điều kiền thuận lợi, phối hợp chặt chẽ vớiGVCN trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học. Học sinh rất hứng thú khiđược học trên máy tính, được thay đổi các hình thức, phương pháp dạy học mới.2.2.2. Khó khăn2.2.2.1. Về phía giáo viên3/10 - Vấn đề lớn nhất với giáo viên trong dạy online là chưa quen công nghệ.Hiện nay nền tảng Zoom nhà trường đang triển khai gần như có đầy đủ tất cả,giống như lớp học truyền thống từ việc quản lý lớp, chia sẻ bài giảng, trao đổi trựctiếp với học sinh... nhưng không phải giáo viên nào cũng sử dụng thành thạo ứngdụng.- Mặc dù công cụ trực tuyến hỗ trợ được mọi thứ người dạy mong muốnnhưng với giáo viên, cảm xúc đứng lớp rất quan trọng. Tức là khi nhìn vào học trị,giáo viên cảm thấy tự tin và có cảm hứng hơn, khơng thể trực tiếp kiểm tra,hướng dẫn cho từng em, giải đáp ngay những thắc mắc hoặc động viên, khích lệ,truyền cảm hứng cho các em . Yếu tố này với dạy trực tuyến khơng có. Cách dạynày cũng thiếu cơ chế kiểm sốt nên khơng thể biết hết học sinh có thực học haykhông. Không đánh giá hết được năng lực cũng như trình độ của học sinh.2.2.2.2. Về phía học sinhHọc sinh vẫn chưa quen cách học online, chưa thành thạo các ứng dụng,thiếu tập trung và tốc độ đường truyền kém thì bài giảng cũng bị gián đoạn. Cịnnhiều gia đình chưa có thiết bị cơng nghệ, mạng Internet. Đặc biệt ở các vùngmiền núi, nông thôn điều kiện cơ sở vật chất còn rất hạn chế để các em tham giahọc trực tuyến. Một số thầy cơ giọng nói khó nghe, chưa quen dạy online, thiết kếbài giảng online chưa phong phú, lơi cuốn hoặc giảng nói liên tục 2-3 giờ liền gâynhàm chán, nên người học không tập trung lâu được. Khả năng tương tác kémgiữa học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên. Các em thụ động, chỉ ngồi nhìnvào màn hình, khơng được tham gia các hình thức như hoạt động nhóm, trị chơivận động nên khơng có hứng thú học tập. Học sinh dễ bị phân tâm bởi các yếutố môi trường xung quanh.II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO DẠY HIỆU QUẢ DẠY HỌCTRỰC TUYẾNBiện pháp 1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: máy tính, phần mềm,đường truyền.Phịng giáo dục và nhà trường tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn cho giáo viêntiếp cận một số phần mềm dạy học để giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng phầnmềm đảm bảo tính đơn giản, hiệu quả, ứng dụng cao. Cần tăng cường cơ sở vậtchất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trựctuyến.4/10 Nhà trường cung cấp cho giáo viên phần mềm dạy học có bản quyền làhết sức cần thiết, giúp cơ và trò tiết kiệm thời gian, đường truyền ổn định và cậpnhật được những tính năng mới nhất mà phần mềm miễn phí khơng có để giáoviên áp dụng trong công tác dạy học.Biện pháp 2. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớpKhi thực hiện dạy học trực tuyến, việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynhhọc sinh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Bản thân tôi đã thực hiện một sốcác công việc sau để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp:- Thống kê số lượng phụ huynh sử dụng điện thoại thơng minh có kết nốiInternet, rà sốt lại nhóm Zalo của lớp để bổ sung những PH còn thiếu. Hướngdẫn phụ huynh cài đặt zalo, phần mềm zoom. Đảm bảo kết nối được với 100%phụ huynh và học sinh. Xây dựng nội quy lớp học và thông báo tới từng phụhuynh và học sinh về thời gian học, sự chuẩn bị và nhiệm vụ của học sinh trongmỗi buổi học. Đặc biệt là cam kết về hỗ trợ của phụ huynh về cơ sở vật chất,phòng học và gửi bài làm của học sinh.- Lập nhóm zalo của các giáo viên bộ mơn và phụ huynh để thuận tiện choviệc trao đổi, nộp và nhận xét bài của từng học sinh, giúp giáo viên bộ mơnkhơng bị chồng chéo giữa các lớp, bỏ sót bài tập.- Tăng cường phối hợp, liên hệ, chủ động kết nối, hỗ trợ phụ huynh khigặp khó khăn học tập tại nhà qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử. Sau khi điểmdanh học sinh vắng mặt khơng có lí do, tôi sẽ liên lạc ngay với phụ huynh để tìmhiểu nguyên nhân và cách khắc phục giúp các con vào lớp học, hạn chế tối đaviệc học bị gián đoạn.Biện pháp 3: Nâng cao trình độ chun mơn và ứng dụng công nghệthông tinYếu tố cần thiết đầu tiên của giáo viên khi dạy trực tuyến là nghiên cứu,sử dụng thành thạo các chức năng trong phần mềm dạy học trực tuyến. Bên cạnhcác chức năng cơ bản, trong phạm vi đề tài này, tơi xin trình bày một số chứcnăng “đặc biệt” của phần mềm Zoom tôi đã vận dụng hiệu quả trong giảng dạymà cịn ít giáo viên và học sinh sử dụng.5/10 3.1. Chức năng chia nhóm (Breakout Rooms): chức năng này giúp họcsinh thay đổi hình thức học tập và tổ chức hoạt động nhóm trong các mơn họcgiống như lớp học truyền thống. Đặc biệt, hỗ trợ rất tốt khi dạy phân môn Tậpđọc – Kể chuyện, phân môn cần sử dụng nhiều lần hình thức này. Khi tổ chứchoạt động nhóm tơi đưa ra một số quy ước như sau: cần cử nhanh nhóm trưởngphân cơng nhiệm vụ; ghi nhớ tên và thành viên trong nhóm mình, khi báo hiệuthời gian còn 10 giây, tất cả học sinh tự tắt mic để trở về phịng học chung. Giáoviên có thể vào các nhóm để hỗ trợ học sinh, di chuyển học sinh từ nhóm nàysang nhóm khác. Tuy nhiên, hình thức này cịn hạn chế vì trong thời gian ngắngiáo viên khơng thể kiểm sốt phần hoạt động của tất cả các nhóm để điều chỉnhkịp thời. Để khắc phục điểu này, tơi giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng báo cáonhanh phần hoạt động của nhóm mình, nhắc nhở những bạn chưa nghiêm túc,kiểm tra bất chợt 1, 2 nhóm yêu cầu nhắc lại tên và thành viên trong nhóm. Từđó có những hình thức tun dương, cộng điểm thưởng cho nhóm thực hiện tốt,tạo khơng khí thi đua sôi nổi trong lớp học và các em nghiêm túc, thích thú khihoạt động nhóm.3.2. Chức năng sử dụng các biểu tượng để trả lời câu hỏi, tăng sự chú ýcủa học sinh (Nonverbal Feedback (Phản hồi không lời). Giáo viên mở chứcnăng này trong mục cài đặt. Việc học sinh ngồi thụ động nhìn vào màn hình rấtdễ gây nhàm chán và mất tập trung. Theo tôi, khi học sinh vừa nghe giảng vừathực hành trên máy sẽ khiến các em thích thú, phải tập trung trong giờ mới cóthể thực hiện đúng u cầu của cơ giáo. Tơi thường sử dụng chức năng này khicần học sinh trả lời, đưa ra ý kiến nhanh. Nếu học sinh đồng tình sẽ nhấn Yes,khơng đồng tình sẽ chọn No. Ví dụ: kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnhtrước khi vào giờ dạy. Đưa ra ý kiến trước câu trả lời, bài làm của bạn hoặc đưara đáp án trước câu hỏi của giáo viên. Từ đó ta có thể thống kê số lượng học sinhlàm đúng/sai. Ở môn Đạo đức, các em bày tỏ ý kiến cá nhân trong mỗi tìnhhuống. Bên cạnh đó, học sinh có thể phản hồi về tốc độ giảng bài của giáo viên,có nguyện vọng cô giáo giảng chậm lại Go slower hoặc nhanh hơn Go faster đểgiáo viên có điều chỉnh hợp lí. Bên cạnh đó học sinh có thể sử dụng biểu tượngthích, khơng thích, vỗ tay tun dương, cần nghỉ ngơi… để đưa ra ý kiến củamình. Ví dụ cụ thể tôi đưa ra ở phần cuối đề tài.3.3. Chức năng trị chuyện (Chat): Đây là một trong những chức năngtơi sử dụng rất nhiều, đặc biệt trong tiết Toán và phần trị chơi để có thể kiểmsốt được bài làm của học sinh. Tôi chọn chế độ Host only (học sinh chỉ có thểnhắn tin với giáo viên, khơng thể trị chuyện và nhìn thấy tin nhắn của các bạn6/10 khác). Trong phần bài mới hoặc luyện tập, tôi yêu cầu 100% học sinh làm bài vàghi kết quả vào mục Chat để kiểm tra kết quả và điểm danh học sinh có mặt (khichọn mục Save sẽ lưu lại phần trả lời của HS). Tơi có thể thống kê, nhận xétđược ngay học sinh làm sai và yêu cầu làm lại và báo kết quả. Sau đó, tơi gọihọc sinh trình bày, lưu ý những học sinh làm chưa đúng. Cách làm tương tự khiáp dụng các trò chơi học tập.3.4. Đánh giá, củng cố kiến thức cho học sinh: Trong q trình dạy học,tơi đã đánh giá, giúp các em củng cố kiến thức hiệu quả bằng cách kết hợp bàikiểm tra trực tuyến bằng Google form vào cuối tuần và website ôn tập kiến thứchàng ngày. Cuối tuần, tôi yêu cầu học sinh làm một bài kiểm tra trực tuyến mơnTốn, Tiếng Việt để giúp các em tổng hợp lại kiến thức trong tuần. Kết quả bàikiểm tra được thống kê và chuyển tới phụ huynh. Trong nội dung này, tôi xinchia sẻ một trang web mà sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh giữa các websitetôi đã lựa chọn để cho học sinh làm hàng ngày đó là trang web: Olm.vn. Điểmđặc biệt ở trang web này như sau:- Dễ sử dụng và nhiều tiện ích. Giáo viên có thể tự tạo một lớp học củariêng mình một cách dễ dàng hoặc nhà trường cũng có thể lập và quản lý đượctất cả các khối lớp. Hệ thống bài tập có sự phân hóa đối tượng rõ ràng, nội dungvà hình thức làm bài rất đa dạng, phong phú. Kho học liệu có sắp xếp khoa họcbám sát chương trình sách giáo khoa ở tất cả các mơn học Tốn, Tiếng Việt,Tiếng Anh… Thống kê rất đầy đủ, cụ thể, rõ ràng kết quả và thời gian làm bàicủa học sinh. Giáo viên có thể tải về bảng tổng hợp để theo dõi, đánh giá họcsinh. Nếu học sinh làm sai, GV có thể xem lại giúp các em phát hiện và sửa lỗi.Sau khi tạo và cung cấp cho học sinh tài khoản, PH và HS rất chủ độngtrong việc nhận và hoàn thành bài tập. Tuy nhiên, đây là hình thức học hồn tồntrên tinh thần tự nguyện, khơng ép buộc học sinh.Biện pháp 4. Đổi mới hình thức dạy học, đánh giá4.1. Linh hoạt tổ chức các HĐ trong giờ dạy.Thời gian dành cho lớp học trực tuyến cũng phải rút ngắn còn khoảng25 phút nên đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, có phương pháp dạy lơi cuốn,cách thức tổ chức dạy học tốt, lên giáo án chi tiết để tạo động lực cho trẻ tậptrung và hào hứng học. Tôi tìm hiểu và thực hiện đan xen các hoạt động giải7/10 trí trong việc học, chẳng hạn minh họa bài học bằng các trò chơi hay nghenhạc, cũng như kể những câu chuyện hấp dẫn, đoạn phim hoạt hình ý nghĩa.Bên cạnh đó, giáo viên làm bải giảng kèm các đoạn video, clip phảiđảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, mang tính thẩm mĩ hoặc tự ghi lại tiết họcđể học sinh có thể xem, thực hành lại nếu học sinh chưa nắm được bài hoặcbuổi học của con bị gián đoạn.4.2. Đổi mới đánh giá học sinhNhận xét, chữa bài, tổng hợp đánh giá HS thông qua Bảng tổng hợp, ứngdụng Classdojo và phần mềm Zalo.- Nhận xét, chữa bài học sinh trong Zalo. Tơi kết hợp 2 hình thức: nhậnxét trực tiếp trên ảnh bài làm của học sinh và nhận xét bằng lời qua ghi âm. Quyước với phụ huynh và học sinh các mức độ: Hoàn thành Tốt(T); Hồn thành (H);Chưa hồn thành (C); Khơng nộp bài (K); Nộp muộn (M).- Bảng tổng hợp theo dõi chuyên cần và mức độ hoàn thành bài tập củahọc sinh. Cuối tuần, tôi gửi cho phụ huynh và học sinh bảng tổng hợp số buổihọc sinh có mặt, vắng mặt (kèm lí do) và kết quả làm bài của học sinh sau mỗibuổi học để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con trong tuần.- Sử dụng hiệu quả ứng dụng Classdojo để tạo khơng khí thi đua sơi nổitrong lớp học. Mỗi học sinh có một avatar ngộ nghĩnh làm hình đại diện. Saumỗi buổi học, tơi dành 10-15 phút để nhận xét, cộng (hoặc trừ) điểm thưởng chohọc sinh. Bản thân tôi quy ước cộng điểm tích cực dựa vào bảng tổng hợp và cáchoạt động trên lớp: Hoàn thành bài tập(3 điểm); HT Tốt bài tập (3 điểm); Trả lờixuất sắc câu hỏi (4 điểm); Tích cực phát biểu(3 điểm);… Những học sinh viphạm nội quy sẽ bị trừ điểm tiêu cực: Mất tập trung; Không làm bài tập(2 điểm);Nộp bài muộn (1 điểm)… Đặc biệt, ứng dụng này có kết nối trực tiếp với phụhuynh khi giáo viên nhận xét hoặc cộng (trừ) điểm học sinh. Tơi nhận thấy HStự giác, tích cực hơn trong các hoạt động học tập và rất háo hức đến cuối giờ đểđược cộng điểm thi đua. Ứng dụng này sử dụng rất tốt cả trong lớp học truyềnthống.- Bên cạnh đó, tơi tổ chức giao lưu trực tuyến để giải đáp những thắc mắc,củng cố cho học sinh về kiến thức các môn học 2 buổi tối/ 1 tuần từ 20h15’ đến21h30’. Nhà trường cần tải các bài giảng lên cổng Thông tin điện tử, kho tư liệuđể phụ huynh và học sinh tham khảo.8/10 Biện pháp 5. Phát huy vai trị tích cực, chủ động của học sinh- Phát huy khả năng tự học của HS nên phương pháp hướng tới là thầykhông giảng giải, truyền thụ mà thầy sẽ giao việc và trò làm việc, thầy nói ít-trị làm nhiều, thầy nói một lần - trò làm nhiều lần, học sinh tự học là chính.Tự học sẽ giúp các em phát triển hơn tư duy, có khả năng tự giải quyết vấn đềcủa mình.- Sau mỗi tiết học, tơi u cầu HS tự tìm tài liệu, tìm hiểu kiến thức tạinhà để chuẩn bị cho bài hơm sau bằng nhiều hình thức như: sưu tầm tranhảnh, video; phỏng vấn mọi người xung quanh; đọc sách báo, tìm kiếm thơngtin trên Internet…Học sinh rất hào hứng, tự tin khi được trình bày phần chuẩnbị của mình trước lớp và được cơ cùng các bạn tán thưởng. Ví dụ: bài Quảtrong mơn Tự nhiên và Xã hội. HS đã chuẩn bị cho tiết học gồm: các loại quảthật; vẽ tranh; sưu tầm các loại quả trên báo, tờ rơi. Đặc biệt, có HS nhờ bốmẹ quay video giới thiệu các loại quả có trong gia đình và những điều mìnhtìm hiểu được để cho cả lớp cùng xem (Lúc này tôi đã cấp quyền chia sẻ mànhình để HS chủ động chia sẻ).- Trong giờ học, tôi trao quyền chủ động cho học sinh khi chủ độngthao tác trên màn hình để đưa ra ý kiến bằng các biểu tượng (Trình bày mục3.4). Đặc biệt, khi tổ chức trình bày kết quả thảo luận, tơi đã trao quyền làmHost cho một học sinh đứng ra điều khiển phần này (Make Host). Các em rấthứng thú, tích cực học tập để trở thành Host trong lớp học. Trước khi họcchính thức trên Zoom, tơi đã dành 3 buổi đề thống nhất các nội dung với phụhuynh và học sinh, hướng dẫn HS thực hành tất cả các thao tác các em có thểsử dụng trong phần mềm này để HS chủ động thực hiện.- Bên cạnh đó, tơi giao những bài tập để các em có thể tự quay clip cùngphụ huynh tại nhà. Đặc biệt, tôi cũng yêu cầu phụ huynh quay các kết quả họctập cũng như hoạt động học tập và vui chơi như: kể chuyện, đọc thơ, nhảymúa…để có thể chia sẻ cho nhóm phụ huynh, vừa rút ngắn thời gian học trênlớp lại vừa tăng khả năng thực hành, HS có thể giao lưu và học tập lẫn nhau.III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCVới những biện pháp trên, qua hơn 2 tháng thực hiện với HS lớp 3, tôinhận thấy:- Giờ học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Chất lượng giờ học được nânglên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài nhiều hơn, chính xác hơn. HS tích cực,9/10 chủ động hơn trong giờ, ham thích khi được học trực tuyến. HS được bộ lộ khảnăng của mình trước lớp qua các bài tập, trò chơi, câu đố và nhạy bén, tự tin,u thích cơng nghệ thơng tin hơn.Nhờ sự kiên trì vận dụng và đổi mới từng bước mà các em HS lớp 3A đãcó thói quen và u thích học trực tuyến. Khơng khí giờ học sơi nổi, HS mạnhdạn dần trong giao tiếp, tích cực, chủ động trong học tập, kết quả dần dần đượcnâng lên thể hiện rõ qua các bài kiểm tra hàng tuần.C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận: Để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học trực tuyến,giáo viên và học sinh cần làm tốt một số việc sau:1.1. Đối với giáo viên:- Phải hiểu rõ ưu điểm và tồn tại của dạy học trực tuyến để có các hìnhthức tổ chức và phương pháp dạy cho phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắcáp đặt; mất hứng thú cho trẻ.- Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức, trình độ cơng nghệthơng tin, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Xác định rõ mục tiêu củatiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạyhọc phục vụ cho bài dạy từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và cáchtổ chức các trị chơi phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.Biết cung cấp chọn lọc vừa phải lượng kiến thức trong mỗi tiết học để tránh gâynhàm chán, căng thẳng cho cơ và trị. Coi trọng nguyên tắc dạy học vừa sứcnhằm phát huy tiềm lực và năng khiếu ở mỗi học sinh.- Phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ, độngviên sự cố gắng của học sinh. Động viên, khích lệ học sinh kịp thời, nhận xétđánh giá học sinh đúng theo năng lực. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinhcũng như giáo viên bộ môn để giúp học sinh đạt kết quả cao nhất khi học trựctuyến.1.2. Đối với phụ huynh học sinh:Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất: Chuẩn bị phòng học yên tĩnh,thiết bị học tập: máy tính, điện thoại…kết nối Internet. Thường xuyên cập nhậtthông tin, phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơncùng kiểm tra, hỗ trợ, động viên các em hồn thành nhiệm vụ học tập.1.3. Đối với học sinh:Có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập của các mơn học. Tích cựctham gia các hoạt động trên lớp, rèn luyện cho mình phương pháp học tập tíchcực, bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh các tình huống trong cuộc sống.10/10 2. Khuyến nghịĐể chất lượng dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất mộtsố kiến nghị như sau:2.1. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD & ĐT: Tổ chức các buổi tập huấn trựctuyến để đội ngũ giáo viên được trau dồi, học tập kiến thức, nâng cao kĩ năng sưphạm; trìnhh độ CNTT.2.2. Với Ban giám hiệu nhà trường: Cung cấp cho GV phần mềm dạyhọc có bản quyền.2.3. Với giáo viên: Cần chủ động, tích cực nghiên cứu bài dạy, tài liệu,nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT, các phần mềm hiệu quả trong mỗitiết học.Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng khi dạy học trựctuyến và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, khơng tránh khỏi cịn cóthiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp, Hộiđồng khoa học nhà trường.Tôi xin chân thành cảm ơn!11/10 TÀI LIỆU THAM KHẢO1.2.3.4.5.6.Bộ Sách giáo khoa lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dụcBộ Sách giáo viên lớp 3Giáo trình Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học – Ths ĐỗMạnh CườngĐổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học (Tài liệu dànhcho giáo viên) – NXB Đại học Quốc gia Hà NộiCác tạp chí giáo dục tiểu họcNguồn thông tin trên Internet12/10 MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT13/10 GD&ĐTGiáo dục và Đào tạoGVGiáo viênHSHọc sinhCNTTCông nghệ thông tin14/10