Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

Thí dụ 1. Giải các bất phương trình sau: a. 3x$^2$ - x - 2 ≤ 0. b. x$^2$ - 9x + 14 > 0.a Ta có ngay: 3x$^2$ - x - 2 ≤ 0 $\mathop \Leftrightarrow \limits_{{x_1} = 1\,\,va\,\,{x_2} = - \frac{2}{3}}^{3{x^2} - x - 2 = 0\,\,co\,2\,nghiem} $ -$\frac{2}{3}$ ≤ x ≤ 1. Vậy, tập nghiệm của bất phương trình là T = [-$\frac{2}{3}$; 1]. b Ta có ngay: x$^2$ - 9x + 14 > 0 ⇔ $\left[ \begin{array}{l}x > 7\\x < 2\end{array} \right.$. Vậy, tập nghiệm của bất phương trình là T = (-∞; 2) ∪ (7; +∞).

Thí dụ 2. Giải các bất phương trình sau:

a. -2x$^2$ + x + 1 ≤ 0. b. -x$^2$ + 6x - 14 > 0. c. 4x$^2$ - 12x + 10 < 0. d. x$^2$ + 2x + 1 ≤ 0.a. Ta biến đổi bất phương trình về dạng: 2x$^2$ - x - 1 ≥ 0 ⇔ $\left[ \begin{array}{l}x > 1\\x < - 1/2\end{array} \right..$. Vậy, tập nghiệm của bất phương trình là T = (-∞; -$\frac{1}{2}$) ∪ (1; +∞).

Lưu ý: Như vậy, để tránh nhầm lẫn ta luôn chuyển bất phương trình về dạng có hệ số a dương.

b. Ta biến đổi bất phương trình về dạng: x$^2$ - 6x + 14 > 0 $\mathop \Leftrightarrow \limits^{\Delta ' = - 5 < 0} $ ∀x ∈ $\mathbb{R}$ Vậy, tập nghiệm của bất phương trình là T = $\mathbb{R}$. c . Ta có: Δ’ = 36 - 40 = -4 < 0 ⇒ Bất phương trình vô nghiệm. Vậy, tập nghiệm của bất phương trình là T = ø. d. Ta có biến đổi: (x + 1)$^2$ ≤ 0 ⇔ x + 1 = 0 ⇔ x = -1. Vậy, tập nghiệm của bất phương trình là T = {-1}.

Chú ý: Với bài toán "Giải và biện luận bất phương trình bậc hai" ta thực hiện như sau:

Xét hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu a = 0 (nếu có).


Trường hợp 2: Nếu a ≠ 0, thực hiện theo các bước:
  • Bước 1: Tính Δ (hoặc Δ') rồi lập bảng xét dấu chung cho a và Δ (hoặc Δ').
  • Bước 2: Dựa vào bảng ta xét các trường hợp xảy ra.
  • Bước 3: Kết luận.
Thí dụ 3. Giải và biện luận các bất phương trình: a. x$^2$ + 2x + 6m > 0. b. 12x$^2$ + 2(m + 3)x + m ≤ 0.a. Ta có thể trình bày theo các cách sau:
Cách 1: Ta có Δ' = 1 - 6m. Xét ba trường hợp:
  • Trường hợp 1: Nếu Δ' < 0 ⇔ m > $\frac{1}{6}$ ⇒ f(x) > 0, ∀x ∈ $\mathbb{R}$ ⇒ nghiệm của bất phương trình là ∀x ∈ $\mathbb{R}$.
  • Trường hợp 2: Nếu Δ' = 0 ⇔ m = $\frac{1}{6}$ ⇒ f(x) > 0, ∀x ∈ $\mathbb{R}$\{$ - \frac{1}{2}$} ⇒ nghiệm của bất phương trình là ∀x ∈ $\mathbb{R}$ \{-1}.
  • Trường hợp 3: Nếu Δ' > 0 ⇔ m < $\frac{1}{6}$.
Khi đó f(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt x$_1$ = -1 – $\sqrt {1 - 6m} $ và x$_2$ = -1 + $\sqrt {1 - 6m} $. Dễ thấy, x$_1$ < x$_2$ do đó ta có bảng xét dấu:

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

⇒ nghiệm của bất phương trình là x < x$_1$ hoặc x > x$_2$.
Kết luận:
  • Với m > $\frac{1}{6}$, nghiệm của bất phương trình là ∀x ∈ $\mathbb{R}$.
  • Với m = $\frac{1}{6}$, nghiệm của bất phương trình là ∀x ∈ $\mathbb{R}$\{-1}.
  • Với m < $\frac{1}{6}$, nghiệm của bất phương trình là x < x$_1$ hoặc x > x$_2$.
Cách 2: Biến đổi bất phương trình về dạng: (x + 1)$^2$ > 1 - 6m. Khi đó:
  • Với 1 - 6m < 0 ⇔ m > $\frac{1}{6}$, nghiệm của bất phương trình là ∀x ∈ $\mathbb{R}$.
  • Với 1 - 6m = 0 ⇔ m = $\frac{1}{6}$, bất phương trình có dạng: (x + 1)$^2$ > 0 ⇔ x + 1 ≠ 0 ⇔ x ≠ -1.
Vậy, nghiệm của bất phương trình là tập $\mathbb{R}$\{-1}.
  • Với 1 - 6m > 0 ⇔ m < $\frac{1}{6}$, bất phương trình có dạng: $\left| {x + 1} \right| > \sqrt {1 - 6m} $ ⇔ $\left[ \begin{array}{l}x + 1 > \sqrt {1 - 6m} \\x + 1 < - \sqrt {1 - 6m} \end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \,\,\left[ \begin{array}{l}x > - 1 + \sqrt {1 - 6m} \\x < - 1 - \sqrt {1 - 6m} \end{array} \right..$
Vậy, nghiệm của bất phương trình là tập $\left( { - \infty ;\,\, - 1 - \sqrt {1 - 6m} } \right) \cup \left( { - 1 + \sqrt {1 - 6m} ;\,\, + \infty } \right).$ b. Với f(x) = 12x$^2$ + 2(m + 3)x + m, ta có a = 12 và Δ' = (m - 3)$^2$ ≥ 0. Khi đó, ta xét hai trường hợp:
  • Trường hợp 1: Nếu Δ' = 0 ⇔ m = 3, suy ra f(x) ≥ 0, ∀x ∈ $\mathbb{R}$. Do đó, nghiệm của bất phương trình là x = -$\frac{b}{a}$ = -$\frac{1}{2}$.
  • Trường hợp 2: Nếu Δ' > 0 ⇔ m ≠ 3, suy ra: f(x) = 0 ⇔ x$_1$ = -$\frac{1}{2}$ và x$_2$ = -$\frac{m}{6}$.
Xét hai khả năng sau:
  • Khả năng 1: Nếu x$_1$ < x$_2$ ⇔ m < 3.
Khi đó, ta có bảng xét dấu:

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

Dựa vào bảng xét dấu, suy ra tập nghiệm của bất phương trình là T = (-$\frac{1}{2}$; -$\frac{m}{6}$).
  • Khả năng 2: Nếu x$_1$ > x$_2$ ⇔ m > 3.
Khi đó, ta có bảng xét dấu:

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

Dựa vào bảng xét dấu, suy ra tập nghiệm của bất phương trình là T = (-$\frac{m}{6}$; -$\frac{1}{2}$).
Kết luận:
  • Với m = 3, bất phương trình có tập nghiệm T = {-$\frac{1}{2}$}.
  • Với m < 3, bất phương trình có tập nghiệm T = (-$\frac{1}{2}$; -$\frac{m}{6}$).
  • Với m > 3, bất phương trình có tập nghiệm T = (-$\frac{m}{6}$; -$\frac{1}{2}$).
Thí dụ 4. Giải và biện luận bất phương trình: (m - 1)x$^2$ - 2(m + 1)x + 3(m - 2) > 0. (1)
Xét hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu m – 1 = 0 ⇔ m = 1, khi đó: (1) ⇔ – 4x - 3 > 0 ⇔ x < –$\frac{3}{4}$.
Trường hợp 2: Nếu m – 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ 1. Ta có: a = m – 1, Δ’ = (m + 1)$^2$ - 3(m – 2)(m – 1) = -2m$^2$ + 11m – 5. Bảng xét dấu:

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

  • Với m < 1/2, ta có: $\left\{ \begin{array}{l}a < 0\\\Delta ' < 0\end{array} \right.$⇒ f(x) < 0, ∀x ∈ $\mathbb{R}$ ⇒ (1) vô nghiệm.
  • Với m = 1/2, ta có: $\left\{ \begin{array}{l}a < 0\\\Delta ' = 0\end{array} \right.$⇒ f(x) ≤ 0, ∀x ∈ $\mathbb{R}$ ⇒ (1) vô nghiệm.
  • Với 1/2 < m < 1, ta có a < 0 và Δ’ > 0.
Khi đó f(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt ${x_1} = \frac{{m + 1 - \sqrt {\Delta '} }}{{m - 1}}\,\,\& \,\,{x_2} = \frac{{m + 1 + \sqrt {\Delta '} }}{{m - 1}}$. Trường hợp này a < 0 nên x$_2$ < x$_1$ do đó:

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

⇒ nghiệm của (1) là x$_2$ ≤ x ≤ x$_1$.
  • Với 1 < m < 5, ta có a > 0 và Δ’ > 0: $\left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta ' > 0\end{array} \right.$⇒ f(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt x$_1$, x$_2$
Trường hợp này a > 0 nên x$_2$ > x$_1$ do đó:

Giải và biện luận bất phương trình bậc hai một ẩn

⇒ nghiệm của (1) là x < x$_1$ hoặc x > x$_2$.
  • Với m = 5, ta có: $\left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta ' = 0\end{array} \right.$⇒ $\left\{ \begin{array}{l}f(x) > 0,\,\forall x \ne 3/2\\f(x) = 0\,khi\,x = 3/2\end{array} \right.$⇒ nghiệm của (1) là ∀x ≠ $\frac{3}{2}$.
  • Với m > 5, ta có: $\left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta ' < 0\end{array} \right.$⇒ f(x) > 0, ∀x ∈ $\mathbb{R}$ ⇒ (1) đúng với ∀x ∈ $\mathbb{R}$.
Kết luận:
  • Với m ≤ 1/2, thì (1) vô nghiệm.
  • Với 1/2 < m < 1, nghiệm của (1) là x$_2$ ≤ x ≤ x$_1$.
  • Với 1 < m < 5, nghiệm của (1) là x < x$_1$ hoặc x > x$_2$.
  • Với m = 5, nghiệm của (1) là ∀x ≠ $\frac{3}{2}$.
  • Với m > 5, thì (1) đúng với ∀x ∈ $\mathbb{R}$.
Thí dụ 5. Cho phương trình: (m - 2)x$^2$ + 2(2m - 3)x + 5m - 6 = 0. (1) Tìm các giá trị của tham số m để phương trình: a. Vô nghiệm. b. Có nghiệm. c. Có đúng một nghiệm. d. Có hai nghiệm phân biệt.Ta xét hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu m - 2 = 0 ⇔ m = 2. (1) ⇔ 0.x$^2$ + 2x + 4 = 0 ⇔ x = -2.

Trường hợp 2: Nếu m - 2 ≠ 0 ⇔ m ≠ 2. Khi đó:

a. Để (1) vô nghiệm điều kiện là: $\Delta ' < 0$ ⇔ -m$^2$ + 4m - 3 < 0 ⇔ m$^2$ - 4m + 3 > 0 ⇔ $\left[ \begin{array}{l}m < 1\\m > 3\end{array} \right.$. Vậy, bất phương trình vô nghiệm khi m < 1 hoặc m > 3. b. Để (1) có nghiệm điều kiện là: Δ’ ≥ 0 ⇔ -m$^2$ + 4m - 3 ≥ 0 ⇔ m$^2$ - 4m + 3 ≤ 0 ⇔ 1 ≤ m ≤ 3. Vậy, bất phương trình có nghiệm khi 1 ≤ m ≤ 3. c. Để (1) có đúng một nghiệm điều kiện là: Δ’ = 0 ⇔ -m$^2$ + 4m - 3 = 0 ⇔ m = 1 hoặc m = 3. Vậy, bất phương trình có đúng một nghiệm khi m ∈{1, 2, 3}. d. Để (1) có hai nghiệm phân biệt điều kiện là: Δ’ > 0 ⇔ -m$^2$ + 4m - 3 > 0 ⇔ 1 < m < 3. Vậy, bất phương trình có hai nghiệm phân biệt khi m ∈(1; 3)\{2}.

Thí dụ 6. Cho phương trình: x$^2$ + 2(m - 1)x + m - 1 = 0. (1)

Tìm các giá trị của tham số m để phương trình: 1. Vô nghiệm. 2. Có hai nghiệm phân biệt x$_1$, x$_2$ thoả mãn: a. x$_1$, x$_2$ trái dấu. b. x$_1$, x$_2$ cùng dấu. c. x$_1$, x$_2$ dương. d. x$_1$, x$_2$ không dương.1. Để (1) vô nghiệm điều kiện là: $\Delta ' < 0$ ⇔ (m - 1)$^2$ - m + 1 < 0 ⇔ m$^2$ - 3m < 0 ⇔ 0 < m < 3. Vậy, bất phương trình vô nghiệm khi 0 < m < 3. 2. Ta lần lượt: a. Để (1) có hai nghiệm trái dấu điều kiện là: a.f(0) < 0 ⇔ m - 1 < 0 ⇔ m < 1. Vậy, với m < 1 thoả mãn điều kiện đầu bài. b. Để (1) có hai nghiệm cùng dấu điều kiện là: $\left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\P > 0\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 3m > 0\\m - 1 > 0\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 3\\m < 0\end{array} \right.\\m > 1\end{array} \right.$ ⇔ m > 3. Vậy, với m > 3 thoả mãn điều kiện đầu bài. c. Để (1) có hai nghiệm phân biệt dương (0 < x$_1$ < x$_2$) điều kiện là: $\left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\P > 0\\S > 0\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 3m > 0\\m - 1 > 0\\1 - m > 0\end{array} \right.$, vô nghiệm. Vậy, không tồn tại m thoả mãn điều kiện đầu bài.

Lưu ý: Nếu biết nhận xét rằng S và P trái dấu thì khẳng định ngay vô nghiệm.

d. Để (1) có hai nghiệm phân biệt không dương (x$_1$ < x$_2$ ≤ 0) điều kiện là: $\left\{ \begin{array}{l} \Delta ' > 0\\ P \ge 0\\ S < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l} {m^2} - 3m > 0\\ m - 1 \ge 0\\ 1 - m < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l} m > 3\,\,hoac\,\,m < 0\\ m \ge 1\\ m > 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow m > 3$.

Vậy, với m > 3 thoả mãn điều kiện đầu bài.