Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 160

1.614

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương trang 160 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương trang 160

Câu 1 trang 160 Tiếng Việt lớp 4: Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ lại bài.

Trả lời:

    Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

     Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Kéo co không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

    Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

     Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

     Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

    Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

    Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2 trang 160 Tiếng Việt lớp 4: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội, cần giới thiệu quê em ở đâu. (Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị).

Phương pháp giải:

Chú ý giới thiệu rõ quê em mở đâu, có trò chơi gì đặc biệt.

Cần kể chi tiết trò chơi đó hoặc lễ hội có những phần gì, có gì đặc sắc.

Trả lời:

Quê hương em ở thành phố biển Hải Phòng, nơi tổ chức lễ hội chọi trâu mỗi dịp hè.

Vào 9/8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại đổ về biển Đồ Sơn để tham gia lễ hội chọi trâu. Trước khi phần hội diễn ra, người ta tổ chức lễ cầu may, xin các vị thần linh phù hộ độ trì và cảm ơn trời đất về một vụ mùa tốt tươi. Các chú trâu tham gia lễ hội đều được đánh số trên lưng, chủ nào cũng đen bóng, khỏe mạnh và rất hiếu chiến. Từ vòng loại, bán kết tứ kết, các chú trâu đối đầu với nhau theo cặp. Sau hiệu lệnh của trọng tài, người chủ dẫn những chiến binh to khỏe, lẫm liệt bước vào sân. Tiếng còi vang lên, hai chú trâu lao vào nhau, dùng sức mạnh và sự khéo léo để đánh bại đối phương. Sau một hồi quyết chiến, chú trâu khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và tiếp tục bước vào vòng thi với những đối thủ nặng ký khác. Chú trâu chiến thắng tại vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng. Sau đó, người ta sẽ mổ thịt trâu dâng lên thần linh để cảm tạ.

Em rất thích lễ hội chọi trâu vì đó là truyền thống tốt đẹp của quê hương em, thể hiện sự hi vọng về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

1. Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Trả lời:

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

2. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em

Trả lời:

Cứ mỗi dịp xuân về, cả làng em lại náo nức tổ chức lễ hội. Bao nhiêu trò chơi dân gian được tổ chức, trong đó em thích nhất là trò thi thổi cơm.

Những ngày đầu năm, làng em tưng bừng trống, chiêng rộn rã. Cả già trẻ, gái trai lại nô nức tề tựu về sân đình làng để tham gia cuộc thi thổi cơm. Đây là trò chơi phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa ở Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo tập quán của từng địa phương, trò thổi cơm thi được tiến hành ở mỗi nơi một khác, nhưng nó không chỉ là một trò chơi giải trí trong dịp lễ hội. Sản phẩm đoạt giải của cuộc nấu cơm thi được coi là vật phẩm quý giá để cúng thần linh.

Bước vào cuộc thi, các đội sẽ được ban tổ chức phát gạo, niêu và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành thổi cơm. Mỗi đội thi sẽ có 4 người, niêu cơm được cố định bằng các sợi dây thép treo dưới một chiếc gậy dài khoảng 2m. Hai người phụ nữ sẽ gánh 2 đầu gậy, còn lại 2 người khác sẽ đốt lửa vào đáy niêu cơm cho đến khi cơm chín.

Các đội thi nấu cơm sẽ phải lên tục di chuyển quanh một vòng tròn lớn tại sân Đình, đội thi nào dừng lại sẽ phạm luật. Để có được nồi cơm chín đều, đòi hỏi các đội chơi phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Bởi cái niêu cơm luôn luôn chuyển động theo nhịp bước của hai người phụ nữ gánh trên vai nên những người phụ nữ khác cũng phải đi theo đúng nhịp bước ấy thì ngọn lửa mới kề sát được đáy niêu và có như vậy cơm mới chín đều.

Sau khi kết thúc cuộc thi, đôi nào nấu chín cơm nhanh nhất, ngon nhất thì sẽ được ban giám khảo cho điểm cao nhất và làng sẽ tặng giải thưởng xứng đáng.

Trong không khí đón chào năm mới, ngoài việc thi nấu ăn, làng em còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian bổ ích như đấu vật, múa võ, đu bay, đua thuyền... nhằm tạo sân chơi cho người dân cũng như khơi lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Luyện tập giới thiệu địa phương lớp 4 trang 160

  • Câu 1 trang 160 sgk Tiếng Việt 4
  • Câu 2 trang 160 sgk Tiếng Việt 4

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập giới thiệu địa phương là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 160 cho các em học sinh tham khảo luyện tập cách giới thiệu các trò chơi địa phương. Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau đây.

>> Bài trước:Tập đọc lớp 4: Trong quán ăn "Ba cá bống"

Câu 1 trang 160 sgk Tiếng Việt 4

Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Trả lời:

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2 trang 160 sgk Tiếng Việt 4

Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

Trả lời:

Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.

Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ:

Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.

Trò chơi thi thả chim

Ở vùng Thuận Thành quê em, mùa xuân thường có rất nhiều lễ hội. Trong lễ hội có nhiều trò chơi. Em thích nhất là trò thi thả chim.

Trò chơi được tổ chức ở bãi cỏ rộng đầu làng. Các gia đình dự thi mang theo lồng chim bồ câu đã được huấn luyện kĩ càng. Lần lượt, từng đàn được thả ra. Đàn nào bay cao, bay xa và lượn đẹp nhất sẽ được Ban giám khảo trao giải. Hàng trăm cặp mắt háo hức ngước nhìn theo những cánh chim vun vút chao liệng giữa bầu trời mùa xuân trong sáng.

Lễ hội cồng chiêng

Là lễ hội tưng bừng nhất của bà con dân tộc Mường ở Mai Châu, Hoà Bình và ở nhiều địa phương vùng cao Tây Bắc. Mỗi bản có một đội văn nghệ chuyên biểu diễn cồng chiêng và những bài dân ca được lưu truyền đã bao đời. Các chị đánh cồng trông thật xinh xắn, trẻ trung trong bộ quần áo đẹp nhất của dân tộc mình. Tiếng cồng, tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hoà cùng tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc làm say đắm lòng người.

Trò chơi đánh đu

Làng Phương Chiểu huyện Phúc Thọ quê em nằm ven sông Hồng. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, làng thường mở hội xuân với những trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, thổi cơm thi, cờ người, đánh đu,…

Trước sân đình, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo chi tiết các bài văn giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Câu kể

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập giới thiệu địa phương được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập làm quen với cách viết văn miêu tả, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.