Hàm so sánh trong Google Sheet

Nội dung chính

  • 1 Cách so sánh hai ô trùng nhau trong Google Sheets
  • 2 Cách so sánh giá trị hai cột trong Google Sheets
  • 3 Cách so sánh có điều kiện trên hai cột
  • 4 Cách so sánh các cột để tìm kiếm dữ liệu bị thiếu
  • 5 Cách so sánh từng hàng trong một cột để khớp với cột khác
  • 6 Cách tạo danh sách trùng lặp giữa hai cột
  • 7 So sánh hai cột để tìm giá trị cao nhất và thấp nhất

Nếu bạn muốn so sánh để tìm các ô phù hợp, khác biệt hay xác định các ô trùng lặp trong Google Sheets. Dưới đây Gitiho sẽ hướng dẫn Cách so sánh hai cột trong Google Sheets.

Cách so sánh hai ô trùng nhau trong Google Sheets

Một trong những phép so sánh đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện trong Google Sheets là kiểm tra xem hai ô có cùng giá trị hay không. Công thức so sánh tổng quát sẽ là:

“= cell1 = cell2”

Công thức sẽ trả về "TRUE" nếu các ô có cùng dữ liệu và "FALSE" nếu khác nhau. Dưới đây là các bước để thực hiện.

Bước 1: Kích chọn ô bạn muốn kết quả xuất hiện (như trong hình là mũi tên màu vàng).

Bước 2: Trong trường ví dụ này, công thức để so sánh ô A2 với ô B2 sẽ là:

“= A2 = B2”

Hàm so sánh trong Google Sheet

Cách so sánh giá trị hai cột trong Google Sheets

Để so sánh hai giá trị ở hai cột và tìm các kết quả phù hợp trên các hàng bạn có thể sẽ sử dụng cùng một công thức “= cell1 = cell2”, nhưng cần sử dụng hai cột trong cùng một hàng. Giống như ở trên, công thức này sẽ trả về "TRUE" nếu các ô có cùng dữ liệu và "FALSE" nếu sai khác. Dưới đây là các bước để so sánh giá trị của các ô giữa các hàng:

Bước 1: Chọn ô trên cùng của cột mà bạn muốn kết quả xuất hiện (mũi tên màu vàng). Trong ví dụ này là ô C2.

Bước 2: Nhập công thức “=” mã định danh ô đầu tiên “=” mã định danh ô thứ hai (mũi tên xanh lam). Trong trường hợp này, so sánh các ô trong cùng một hàng, công thức sẽ là:

“= A2 = B2”

Hàm so sánh trong Google Sheet

Bước 3: Kéo hình vuông ở góc dưới cùng bên phải của ô so sánh xuống hàng cuối cùng bạn muốn so sánh, trong ví dụ này so sánh xuống hàng 6. Thao tác này sẽ áp dụng công thức để so sánh ô trong cột đầu tiên với cột thứ hai trong mỗi hàng.

Hàm so sánh trong Google Sheet

Ngoài thay vì trả về “TRUE” hoặc “FALSE”, bạn có thể sửa đổi công thức để trả về văn bản khác, tùy theo nhu cầu. Trong trường hợp đó, công thức sửa đổi sẽ là:

=IF(Cell1=Cell2,”Nội dung thay thế True”,”Nội dung thay thế False”)

Ví dụ công thức với các giá trị đã chọn “Giống nhau” cho “TRUE” và “Khác nhau” cho “FALSE” sẽ như sau:

= IF(A2 = B2,“Giống nhau”,“Khác nhau”)

Dưới đây là các bước để so sánh các ô cho một kết quả phù hợp giữa các hàng với các giá trị “TRUE” và “FALSE” được xác định lại:

Bước 1: Chọn ô trên cùng trong cột so sánh (mũi tên màu vàng).

Bước 2: Trong ví dụ này, nhập công thức dưới đây vào ô (mũi tên màu xanh lam)

=IF(A2=B2,”Same”,”Different”)

Bước 3: Kéo hình vuông ở góc dưới cùng bên phải của ô so sánh xuống hàng cuối cùng bạn muốn so sánh (mũi tên màu đen).

Hàm so sánh trong Google Sheet

Cách so sánh có điều kiện trên hai cột

Khi so sánh các ô trong Google Sheets, không chỉ giới hạn ở việc kiểm tra xem giống nhau hay khác nhau mà có thể áp dụng một câu lệnh điều kiện để trả về một so sánh hữu ích.

Những so sánh này có thể sẽ khá phức tạp, nhưng để dễ hiểu chúng ta sử dụng một ví dụ đơn giản như dưới đây. Công thức tổng quát sẽ là:

= IF(Câu lệnh có điều kiện (<,>, =, v.v.), "Văn bản đúng ô 1", "Văn bản đúng ô 2") 

Với các giá trị được điền để trả về "Shop 1" hoặc "Shop 2", công thức sẽ là: 

=IF(B2

Dưới đây là các bước để so sánh các ô trên các hàng với các giá trị phản hồi có điều kiện được xác định lại:

Bước 1: Chọn ô trên cùng trong cột so sánh (mũi tên màu vàng).

Bước 2: Nhập vào công thức sau trong ví dụ này:

=IF(B2

Bước 3: Kéo hình vuông ở góc dưới cùng bên phải của ô so sánh xuống hàng cuối cùng bạn muốn so sánh (mũi tên màu đen).

Hàm so sánh trong Google Sheet

Ở đây cột “Less Expensive” cho chúng ta biết cửa hàng nào có giá rẻ hơn trên sản phẩm nhất định.

Cách so sánh các cột để tìm kiếm dữ liệu bị thiếu

Google Sheets có thể so sánh các cột để xem liệu một ô đã chọn trong một cột có xuất hiện trong một cột khác hay không. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin còn thiếu ở các ô khác. Công thức sẽ là:

= IF(COUNTIF (So sánh đầu cột: So sánh cột kết thúc, Ô đã chọn)=0,"Đúng", "Sai")

Trong ví dụ cụ thể dưới đây, công thức sử dụng sẽ là: 

=IF(COUNTIF($C:$C, $A2)=0, "No", "Yes")

Trong công thức trên, kết quả trả về của phép so sánh là “No” khi công thức là đúng.

Dưới đây là các bước để tìm kiếm các cột nếu dữ liệu bị thiếu:

Bước 1: Chọn ô trên cùng trong cột so sánh (mũi tên màu vàng).

Bước 2: Nhập công thức 

=IF(COUNTIF($C:$C, $A2)=0, “No”, “Yes”)

Để so sánh cột A đã chọn với tất cả cá ô ở cột C. Biểu thức = 0 có nghĩa là không tìm thấy. Kết quả trả về “No” nếu đúng và “Yes” nếu sai.

Bước 3: Kéo hình vuông ở góc dưới cùng bên phải của ô so sánh xuống hàng cuối cùng bạn muốn so sánh (mũi tên màu đen).

Hàm so sánh trong Google Sheet

Trong ví dụ này, Shop 2 không có Oranges, vì vậy công thức trả về là "No". Shop 1 và Shop 2 đều có Pears nhưng lại xuất hiện ở các hàng khác nhau. Công thức sẽ trả về "Yes" vì giá trị tại ô A5 tồn tại trong cột C.

Cách so sánh từng hàng trong một cột để khớp với cột khác

Thay vì tìm kiếm những gì còn thiếu, bạn có thể muốn sử dụng Google Sheets để xem những giá trị nào tồn tại trong cả hai cột. 

Ví dụ: bạn có thể so sánh hàng tồn kho của hai cửa hàng để đưa ra danh sách các sản phẩm có sẵn tại cả hai cửa hàng. Công thức tổng quát sẽ là: 

= VLOOKUP (Ô so sánh, phạm vi cột so sánh, giá trị truy xuất, so sánh chính xác hoặc gần đúng)

Lưu ý: Sử dụng “FALSE” để so sánh chính xác và “TRUE” để so sánh gần đúng ”

Trong ví dụ này, công thức cụ thể sẽ là:

=VLOOKUP(A2, $B$2:$B$5, 1, FALSE)

Công thức này sẽ so sánh giá trị trong ô A2 với tất cả các giá trị trong cột B. Nếu điều kiện so sánh VLOOKUP là một kết quả chính xác (được biểu thị bằng FALSE) và trả về giá trị phù hợp (được biểu thị bằng 1). 

Dưới đây là các bước để tìm kiếm các cột cho dữ liệu phù hợp:

Bước 1: Chọn ô trên cùng trong cột so sánh (mũi tên màu vàng).

Bước 2: Nhập công thức 

=VLOOKUP(A2, $B$2:$B$5, 1, FALSE)

Để so sánh ô cột A đã chọn với tất cả các giá trị của cột B. 

Bước 3: Kéo hình vuông ở góc dưới cùng bên phải của ô so sánh xuống hàng cuối cùng bạn muốn so sánh (mũi tên màu đen).

Hàm so sánh trong Google Sheet

Cách tạo danh sách trùng lặp giữa hai cột

Khi sắp xếp dữ liệu trong một bảng tính, bạn có thể muốn một giá trị nhất định xuất hiện một lần giữa hai cột. Trong trường hợp này sử dụng Google Sheets để tạo danh sách các bản sao trên các cột với công thức tổng quát là:

=IF(COUNTIF(Cột so sánh, Ô so sánh)>0, Trả về True, Trả về False )

Trong ví dụ này, công thức cụ thể sẽ là: 

=IF(COUNTIF($B:$B, $A2)>0, $A2,"")

Ví dụ này là kiểm tra tất cả cột B để tìm sự trùng khớp trong ô cột A đã chọn. Điều kiện kiểm tra là “> 0”, nếu đúng sẽ trả về giá trị ô cột A đã chọn. Nếu không tìm thấy bản sao, công thức sẽ trả về giá trị trống.

Dưới đây là các bước để tìm kiếm các cột có dữ liệu trùng lặp:

Bước 1: Chọn ô trên cùng trong cột so sánh (mũi tên màu vàng).

Bước 2: Nhập công thức 

=IF(COUNTIF($B:$B, $A2)>0, $A2,"")

Bước 3: Kéo hình vuông ở góc dưới cùng bên phải của ô so sánh xuống hàng cuối cùng bạn muốn so sánh (mũi tên màu đen).

Hàm so sánh trong Google Sheet

Lưu ý: Nền màu xanh lam làm nổi bật vị trí của mục trùng lặp trên tất cả các cột.

So sánh hai cột để tìm giá trị cao nhất và thấp nhất

Google Sheets có thể xác định giá trị cao nhất và thấp nhất của hai cột. Các hàm “MAX” và “MIN” có thể trả về các giá trị cao nhất và thấp nhất trong một phạm vi tương ứng. Dưới đây là các bước để tìm giá trị lớn nhất:

Bước 1: Chọn ô bạn muốn hiển thị kết quả (mũi tên màu vàng).

Bước 2: Nhập công thức 

= MAX(Điểm đầu ô:Điểm kết thúc ô) 

Trong ví dụ này là ô mũi tên màu xanh lam và phạm vi kiểm tra là B2:C5.

Hàm so sánh trong Google Sheet

Nếu cần tìm giá trị thấp nhất trong nhóm dữ liệu, chỉ cần hay hàm MAX bằng hàm MIN là được. 

Trên đây là một trong số nhiều cách bạn có thể sử dụng để so sánh dữ liệu trên hai cột trong Google Sheets. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể tùy biến các công thức trên để thực hiện so sánh dữ liệu sao cho hợp lý. 

Hy vọng rằng hướng dẫn trên đây sẽ giúp các bạn tìm thấy những cách mới, hữu ích để so sánh dữ liệu trong Google Sheets khi cần.