Hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

26/04/2022

Có được bán rượu bia trong khu vui chơi, giải trí của trẻ em không? Bán rượu bia trong khu vui chơi, giải trí của trẻ em bị xử phạt như thế nào? Cần phải làm gì để được phép bán rượu có nồng độ cồn 5,5 độ? Chào luật sư, hộ gia đình em muốn mở bán của hàng kinh doanh rượu ở trong khu vui chơi cho trẻ em có được không? Vì em thấy nhiều phụ huynh dẫn con đến khu vui chơi nên muốn kinh doanh mặt hàng này. Xin được tư vấn.

  • Căn cứ Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về địa điểm không bán rượu, bia như sau:

    1. Cơ sở y tế.

    2. Cơ sở giáo dục.

    3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

    4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

    5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

    6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

    Như vậy, cơ sở, khu vực vui chơi, giải trí của trẻ em không được phép mở địa điểm bán bia, rượu.

    Bán rượu bia trong khu vui chơi, giải trí của trẻ em bị xử phạt như thế nào?

    Quy định tại Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về phạt vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;

    b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;

    b) Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    Theo đó, hành vi bán rượu bia trong khu vui chơi, giải trí của trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia từ 01 đến 03 tháng.

    Cần phải làm gì để được phép bán rượu có nồng độ cồn 5,5 độ?

    Căn cứ Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về quản lý kinh doanh rượu như sau:

    1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

    a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

    b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;

    c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

    d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

    2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

    a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;

    b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật.

    3. Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:

    a) Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;

    b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

    4. Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

    a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    b) Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.

    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.

    Căn cứ theo đó, để được bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng điều kiện loại hình mua bán rượu theo quy định pháp luật.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Trong bài viết này, Luật Bạch Long xin tổng hợp một số quy định xoay quanh vấn đề bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.

Đọc thêm: Hành vi bán hàng xách tay có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng

Đọc thêm: Hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định có thể bị phạt lên tới 1 triệu đồng

Đọc thêm: Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả bị xử lý như thế nào?

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân bán, rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Các cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả quy định cấm bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020) quy định xử phạt đối với hành vi này.

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 30. Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.“

Và Điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định:

“b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.“

– Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 01 triệu đồng.Như vậy: Từ ngày 15/10/2020, tổ chức, cá nhân có hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi sẽ bị xử phạt như sau:

– Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng.

Hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt đối với hành vi bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi

Trước đây, tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt đối với hành vi bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi, còn bán bia không quy định.

Ngoài ra, từ ngày 15/10/2020, phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; bị tịch thu phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long về việc xử lý hành vi bán hàng xách tay. Nếu bạn vẫn đang có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email: 

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác. 

.

Cập nhật lúc: 21:30, 04/10/2020 (GMT+7)

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 ngăn cấm hành vi bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi và hành vi sử dụng rượu, bia đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Dù luật đã có hiệu lực thi hành từ 1-1-2020 nhưng đến thời điểm này những hành vi trên vẫn chưa bị xử phạt.

Hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?
Nhiều cửa hàng tiện ích ở TP.Biên Hòa không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi. Ảnh minh họa: Đăng Tùng

Chính vì vậy, việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng (gọi tắt là Nghị định 98) có hiệu lực từ ngày 15-10 và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (gọi tắt là Nghị định 117) có hiệu lực từ ngày 15-11 quy định mức xử phạt tiền đối với 2 hành vi trên và  nhiều hành vi khác liên quan tới rượu, bia rất được dư luận quan tâm.

* Đủ sức răn đe

Luật gia Phạm Đình Đức, Giám đốc Chi nhánh Tư vấn pháp luật, Hội Luật gia TP.Biên Hòa cho hay, Nghị định 98 quy định, phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi. Nghị định 117 quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200-500 ngàn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia là hợp lý, đủ sức răn đe và có tính ngăn ngừa, hạn chế người vi phạm rất cao.

Luật gia Đức phân tích, với độ tuổi đủ 16 đến dưới 18 tuổi, phần lớn các em còn đang tuổi ăn học, chưa làm ra tiền, suy nghĩ chưa chín chắn. Do đó, Nghị định 117 quy định mức phạt tiền như vậy là phù hợp, có tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa. Nhất là một khi các em trong độ tuổi này không có khả năng tài chính để nộp phạt, là người phụ thuộc nên pháp luật buộc cha mẹ, người giám hộ phải nộp phạt thay. Như vậy, nghị định có tính tới trường hợp vi phạm là con em trong những gia đình có điều kiện khó khăn về kinh tế, đối tượng vi phạm sinh sống ở vùng nông thôn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế.

Còn với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, Nghị định 98 quy định mức phạt từ 500 ngàn đồng  đến 1 triệu đồng nhằm áp dụng chung cho 2 nhóm đối tượng vi phạm: tổ chức, hộ kinh doanh có đăng ký (thuộc diện có điều kiện và khả năng kinh tế, thu nhập cao); người bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh lưu động, hộ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp - làm muối không phải đăng ký kinh doanh (thuộc diện thu nhập thấp, kinh tế khó khăn) nên dư luận có chút ít băn khoăn. Tuy nhiên, đa số ý kiến đều cho rằng, việc chế tài như vậy là nhằm để người dân sớm biết để không bán, cung cấp, từ chối bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi và chấp hành đúng quy định về việc bán, trưng bày rượu, bia.

“Trong thực tế cuộc sống, hiện vẫn còn những vùng, miền, tập quán, tư tưởng... cho rằng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mua, uống rượu, bia là chuyện bình thường. Chính vì vậy, độ tuổi này được người lớn rủ rê, mời mọc, kích động ép uống rượu, bia tại những cuộc vui tập thể, tiệc tùng hoặc nhờ đi mua giùm rượu, bia xảy ra không hiếm. Nay Nghị định 117 đưa ra mức xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 3 triệu đồng đối với các hành vi trên thì chắc chắn vấn nạn này sẽ được hạn chế” - luật gia Đức phân tích.

* Quy định rõ trách nhiệm của gia đình, cơ sở kinh doanh rượu, bia

Hậu quả của sử dụng rượu, bia rất khó lường. Việc lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông, bệnh tật, tệ nạn xã hội và các dạng vi phạm pháp luật khác, cụ thể như hành vi hiếp dâm, giao cấu với trẻ em...

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định, trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau: giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đồng thời, luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm; địa điểm không được bán, uống rượu, bia; trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia...

Luật sư Lưu Hồng Khanh, Đoàn luật sư tỉnh cho biết, Nghị định 98 quy định, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với các hành vi: bán rượu, bia bằng máy bán tự động; kinh doanh rượu, bia tại các điểm cấm kinh doanh rượu bia theo quy định; sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. Còn Nghị định 117 quy định, phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi: uống rượu, bia tại điểm không được uống rượu, bia (cơ sở y tế, trường học, bệnh viện, nơi làm việc). Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập, lao động và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập, lao động...

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định, cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức có trách nhiệm trong công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Vấn đề này được Nghị định 117 quy định, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức mình quản lý, điều hành.

Đoàn Phú