Hệ số hoạt động của doanh nghiệp là gì năm 2024

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động (tiếng Anh: Activity ratios) là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu.

Hình minh họa. Nguồn: Cpoinnovation.com

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Khái niệm

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động trong tiếng Anh là activity ratios hay asset utilization ratios, efficiency ratios.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu.

Nhóm chỉ số này giúp ước tính hiệu quả tương quan của công ty trong việc sử dụng tài sản, đòn bẩy, hoặc các khoản mục khác trên báo cáo tài chính và là một nhân tố quan trọng trong việc xác định liệu cơ cấu quản lí của công ty có làm tốt trong việc sử dụng tài nguyên của mình để tạo ra doanh thu và tiền mặt.

Ý nghĩa của nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Các công ty thường sẽ cố gắng chuyển hóa sản phẩm của họ thành tiền mặt và doanh thu càng nhanh càng tốt nhằm tạo mức thu nhập cao hơn. Vì thế, những nhà phân tích tài chính thực hiện phân tích cơ bản bắt đầu từ các nhóm chỉ số như nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động đo lượng tài nguyên mà công ty đầu tư vào khâu quản lí hàng tồn kho và việc thu hồi. Vì một doanh nghiệp thường hoạt động dựa trên nguyên vật liệu, hàng tồn kho và nợ. Cho nên nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động giúp xác định hiệu quả quản lí của công ty trong các khâu này.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động còn giúp đo lường hiệu quả cơ cấu tổ chức và khả năng sinh lời của một công ty. Chúng giúp so sánh qui trình hoạt động của một công ty với các đối thủ cạnh tranh và những công ty cùng ngành khác. Và giúp hình thành cơ sở để so sánh các báo cáo giữa nhiều kì khác nhau để nhận biết những thay đổi.

Những ví dụ về chỉ số hoạt động hiệu quả

Một vài ví dụ về chỉ số hoạt động hiệu quả là số vòng quay tổng tài sản và số vòng quay hàng tồn kho. Ngoài ra một vài chỉ số sau đây cũng là những chỉ số có thể giúp đo lường hiệu quả hoạt động chính của công ty:

Chỉ số tài chính là những yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh và hiệu quả của một doanh nghiệp trong kinh doanh. Nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của một công ty. Đồng thời chúng còn giúp chúng ta quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn và đầu tư một cách có kế hoạch. Dưới đây là tất cả các chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Chỉ số tài chính là gì?

Chỉ số tài chính được tính toán dựa trên các thông số kinh tế và tài chính

Chỉ số tài chính là một số liệu đo lường sức mạnh của một tổ chức tài chính hoặc một công ty. Nó được tính toán dựa trên các thông số kinh tế và tài chính của một tổ chức hoặc công ty, bao gồm lợi nhuận, tài sản, vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.

Chỉ số tài chính doanh nghiệp ngày càng thể hiện được khả năng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp và có sự đánh giá rõ rệt trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Hi vọng những tổng hợp và chia sẻ trên sẽ mang lại cho bạn thông tin hữu ích về doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn có được quyết định đầu tư đúng đắn cho bản thân mình. Chúc các bạn thành công và hãy nhấn theo dõi để không bỏ lỡ những tin tức thú vị.

Trước khi muốn đấu tư vào một cổ phiếu của DN nào đó, nhà đầu tư thường tìm hiểu và phân tích về doanh nghiệp đó từ lĩnh vực hoạt động, đội ngũ lãnh đạo và đặc biệt là các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của DN như lợi nhuận, ROE, ROI… qua đó để đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các chỉ tiêu này.

1. Hệ số tổng lợi nhuận: cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

Hệ số tổng lợi nhuận = (doanh số - trị giá hàng đã bán tính theo giá mua)/doanh số bán.

Như vậy, về nguyên lý, khi chi phí đầu vào tăng, hệ số tổng lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Trong thực tế, khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không, người ta sẽ so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty cùng ngành cao hơn thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.

2. Hệ số lợi nhuận hoạt động: cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hệ số lợi nhuận hoạt động = thu nhập trước thuế và lãi (EBIT)/doanh thu.

Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả, hay doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.

3. Hệ số lợi nhuận ròng: phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.

Hệ số lợi nhuận ròng = lợi nhuận ròng/doanh thu.

Trên thực tế, hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì hệ số lợi nhuận ròng càng cao.

4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE): phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan tâm.

ROE = lợi nhuận ròng/vốn cổ đông

Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể sinh lời trong tương lai. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

5. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI): phản ánh mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.

ROI = (thu nhập ròng/doanh số bán) x (doanh số bán/tổng tài sản).

Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập và ROI sẽ cao. Ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.

6. Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA): phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty.

ROA = lợi nhuận ròng/tổng giá trị tài sản.

Hệ số này có ý nghĩa là, với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại…, thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm…

Ưu điểm và hạn chế khi phân tích hệ số tài chính

Ưu điểm

* Phân tích các hệ số tài chính sẽ giúp nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp hiện đang hoạt động tốt và có lợi thế trong kinh doanh hay đang gặp rủi ro, thua lỗ. Đồng thời có những so sánh quan trọng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực ngành của doanh nghiệp, các đơn vị cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành, kết quả hoạt động trước đây của công ty... Từ đó giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư chính xác hơn.

* Việc phân tích hệ số tài chính của doanh nghiệp và so sánh với hệ số tài chính của các doanh nghiệp khác khá đơn giản, vì số liệu phân tích dựa trên các báo cáo tài chính sẵn có và công thức tính toán cũng không phức tạp.

* Đối với nhà quản lý, thông qua phân tích các hệ số tài chính sẽ thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty, điểm yếu, điểm mạnh của công ty và so sánh mức độ tốt xấu với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn chuẩn mực ở một mức nhất định sẽ có giải pháp kiểm soát, khắc phục kịp thời, trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

* Phân tích các hệ số tài chính cũng cho thấy mối quan hệ đầy đủ, ý nghĩa hơn giữa các giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính hay hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bảng số liệu trong báo cáo tài chính (ví dụ, để tính toán hệ số thu nhập trên đầu tư của một doanh nghiệp, cần lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo kết quả kinh doanh).

Hạn chế

* Các hệ số tài chính chỉ cung cấp một phần thông tin cần thiết để đánh giá hoạt động và hiệu quả chung của một doanh nghiệp, trong khi để có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cần rất nhiều yếu tố khác.

* Phân tích hệ số tài chính dựa trên những số liệu hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp. Vì thế, sử dụng các hệ số tài chính để phán đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp đó chưa chắc sẽ chính xác, vì có thể những số liệu phản ánh trong quá khứ sẽ không còn đúng với những biến động tiếp theo. Hơn nữa, đối với những doanh nghiệp mới hoạt động thì việc phân tích các hệ số này không có nhiều ý nghĩa.

* Việc so sánh các hệ số tài chính với doanh nghiệp trong ngành không phải bao giờ cũng chính xác, bởi bản thân vấn đề phân loại doanh nghiệp theo ngành cũng không đơn giản. Hơn nữa, quy mô hoạt động, thời gian hoạt động, chiến lược… của các doanh nghiệp trong một ngành thường khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sai lệch khi so sánh các hệ số của công ty với hệ số của ngành.

Ngoài ra, số liệu phân tích có thể bị méo mó khi các công ty tìm cách làm đẹp những con số của mình bằng những thủ thuật kế toán (như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản giảm giá xuống dưới giá trị thuần...). Mặc dù nghiệp vụ kế toán đã được cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề này, nhưng có nhiều cách giải thích và phương pháp khác nhau trong việc lập các báo cáo tài chính có thể che giấu điểm mạnh hay điểm yếu thực tế của một công ty. Do vậy, phân tích một doanh nghiệp dựa trên cơ sở các hệ số tài chính cần thận trọng và phải tính đến những hạn chế có liên quan đến các hệ số này.

Chủ đề