Hóa đơn bảo hiểm nntx kê khai như thế nào

Từ 01/11/2021 – 30/6/2022, Tổng Cục thuế sẽ triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC tại 06 tỉnh/thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định.

Quý khách vui lòng lựa chọn nhu cầu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Hóa đơn bảo hiểm nntx kê khai như thế nào

Đăng ký sử dụng ngay hóa đơn điện tử theo TT78 với Cơ quan thuế

Hóa đơn bảo hiểm nntx kê khai như thế nào

Đơn vị vui lòng nhập chính xác thông tin để được hỗ trợ hoàn thiện thủ tục áp dụng hóa đơn điện tử

Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.“

Theo điểm b, khoản 2, điều 9 của Thông Tư 09/2011/TT-BTC về Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

” Đối với trường hợp giảm phí bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm và lập hóa đơn cho khách hàng nhưng vì lý do khách quan phải giảm phí cho khách hàng hoặc theo thỏa thuận đến hết thời hạn bảo hiểm nếu không xảy ra tổn thất hoặc tổn thất thấp hơn tỷ lệ quy định trong đơn bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được giảm một phần phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện điều chỉnh giảm phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được giảm theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), doanh nghiệp bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT cho phần giảm phí này. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm phí (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho dịch vụ bảo hiểm tại hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, hai bên kê khai điều chỉnh doanh thu, chi phí và thuế đầu ra, đầu vào.”

Do đó, trường hợp bảo hiểm thì áp dụng Thông tư 09/2011/TT-BTC chứ không áp dụng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP: “1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc”.

- Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP: “2. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

3. Bộ Tài chính quy định mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm”.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP: “1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.

- Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

1.Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

2.Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

3.Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”.

- Theo quy định tại Khoản 4, Điều 13 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo một số các quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng sau:

- Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

- Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 09/2011/TT-BTC, đối tượng chịu thuế: “Trừ các dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT quy định tại Điều 4 Thông tư này, các dịch vụ bảo hiểm và các hàng hóa, dịch vụ khác do các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này cung cấp là đối tượng chịu thuế GTGT, bao gồm: - Bảo hiểm phi nhân thọ,…”

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC,các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT: “1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thườngbằng tiền ...

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường …thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền...”

- Theo quy định tại Điểm a, Khoản 12, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dưới hình thức uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hoá đơn mang tên tổ chức, cá nhân được uỷ quyền bao gồm các trường hợp sau đây:a) Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng