Hợp đồng dịch vụ pháp lý theo Luật luật sư

Hợp đồng dịch vụ pháp lý theo Luật luật sư

Khi làm việc với các công ty luật, văn phòng luật sư thì việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý là một trong những điều quan trọng nhất nhằm ràng buộc quyền và trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Vậy làm sao để soạn mẫu hợp đồng này đúng chuẩn nhất? Hãy cùng GVLAWYERS tìm hiểu trong bài viết “Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý cập nhật mới nhất đúng quy định” dưới đây.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý đúng pháp luật nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

===o0o===

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ (Số ………./20.…./HĐ)

– Căn cứ Bộ Luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 nước CHXHCN Việt Nam


– Căn cứ Luật ……………nước CHXHCN Việt Nam ;
– Căn cứ Nghị định ….;
– Căn cứ yêu cầu của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ………….
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …………………..
Chúng tôi gồm có:
Bên thuê dịch vụ (Bên A):
Người đại diện:………………….………………….………………….………………….………………….
Chức vụ:………………….………………….………………….………………….………………….
Địa chỉ:………………….………………….………………….………………….………………….
Địa chỉ viết hoá đơn TC:………………….………………….………………….………………….
Điện thoại:………………….………………….………………….………………….………………….
Số tài khoản:………………….………………….………………….………………….………………….
Bên thuê cung cấp dịch vụ (Bên B):
Người đại diện:………………….………………….………………….………………….………………….
Chức vụ:………………….………………….………………….………………….………………….
Địa chỉ:………………….………………….………………….………………….………………….
Địa chỉ viết hoá đơn TC:………………….………………….………………….………………….
Điện thoại:………………….………………….………………….………………….………………….
Số tài khoản: Mở tại ngân hàng:………………….………………….………………….…………………. Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các điều khoản sau:

Điều 1Nội dung vụ việc và các dịch vụ pháp lý


1.1. Nội dung vụ việc:………………….………………….………………….………………….
………………….………………….………………….………………….………………….………….
1.2. Các dịch vụ pháp lý:………………….………………….………………….………………
………………….………………….………………….………………….………………….……………
Điều 2. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán 2.1. Thù lao: – Theo giờ [………… ]; Theo ngày [………]; Theo tháng […….]; – Theo vụ việc với mức thù lao cố định [………]; – Theo vụ việc với mức thù lao theo tỷ lệ […….]; – Thoả thuận khác […………..]………….……… 2.2. Chi phí:

– Chi phí đi lại, lưu trú:………………….………………….………………….


– Chi phí sao lưu hồ sơ:………………….………………….………………….
– Chi phí Nhà nước:………………….………………….………………….
– Thuế giá trị gia tăng:………………….………………….………………….
– Các khoản chi phí khác:………………….………………….………………….
2.3. Phương thức và thời hạn thanh toán thù lao, chi phí:………………….………………….
2.4. Tính thù lao và chi phí trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;………………….………………….
2.5. Thoả thuận khác về thù lao và chi phí:………………….………………….………………….………………….
XEM THÊM: Mẫu hợp đồng dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
3.1. Bên A có quyền:

Điển hình tại Bản án 62/2018/DS-PT ngày 02/11/2018 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý, theo đó:

“ Ngày 30/8/2015, ông Nguyễn L có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để nhờ ông Trần Cao N bảo vệ quyền lợi cho ông cho đến khi cơ quan có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng đất của ông. Hợp đồng thỏa thuận là 90.000.000đồng nhưng ông N tham gia đường xá xa xôi đi lại tốn kém nên ông tự nguyện thêm cho ông N 10.000.000đồng. Tổng cộng 100.000.000đồng.

Sau khi nhận tiền, ông N hướng dẫn ông làm một số thủ tục. Nhưng trong quá trình thực hiện ông N phát hiện có văn bản bất lợi dẫn đến khả năng ông N không bảo vệ được cho ông nên buộc lòng ông rút đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh G để chờ ý kiến của ông N. Tòa án đã ra Quyết định đình chỉ vụ án. Qua nhiều lần trao đổi giữa ông và ông N về việc khởi kiện lại nhưng ông N không trả lời yêu cầu của ông mà gửi thư nói rằng “Do ông rút đơn khởi kiện nên luật sư không còn trách nhiệm nữa”. Ông L khởi kiện yêu cầu buộc ông Trần Cao N, trả lại ông số tiền 100.000.000đ và lãi suất tính từ ngày 16/9/2015 đến ngày 24/8/2018 là 35 tháng theo quy định của pháp luật."

Tòa án đã tuyên

Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn vì: “Ngày 24/6/2016, ông Nguyễn L đã tự ý rút đơn khởi kiện và Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vào ngày 25/6/2016. Xét thấy, việc ông Nguyễn L rút đơn khởi kiện là hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc, các chứng cứ của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh G vào ngày 24/6/2016 mà ông Nguyễn L đưa ra ông không chứng minh được việc ông rút đơn khởi kiện là do lỗi của ông N”.

Như vậy, có thể thấy rằng hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa ông N và ông L kết thúc khi ông L rút đơn khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, không phải sẽ kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng đất cho ông L.

Đối chiếu với quy định tại Điều 518, Điều 524 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Điều 518. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Điều 524. Trả tiền dịch vụ

1. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thoả thuận.                                  

2. Khi giao kết hợp đồng nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

3. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, nếu không có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thực tế có một số khách hàng nhầm tưởng rằng đã thuê luật sư (ký hợp đồng dịch vụ pháp lý) thì luật sư sẽ có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mình cho tới khi mình đạt được kết quả mong muốn hay tới khi mình không muốn kiện nữa. Mà không biết rằng Luật sư chỉ bảo vệ trong phạm vi hợp đồng đã ký và sẽ kết thúc khi hết vụ kiện đó bất kể do tòa án giải quyết xong hay do nguyên đơn rút đơn kiện. Không phải khách hàng đã rút đơn kiện sau đó kiện lại thì buộc luật sư phải bảo vệ tiếp cho mình theo hợp đồng cũ đã ký trước đó.                

Thiết nghĩ trước khi hai bên ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với nhau thì phía luật sư cần giải thích rõ với khách hàng về trách nhiệm của mình tới đâu. Về phía khách hàng cũng cần tìm hiểu rõ về trách nhiệm luật sư đối với vụ việc của mình để tránh mâu thuẫn về sau.

Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng dịch vụ: Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định nào thể hiện thế nào là hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm như sau:

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp, theo đó bên luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thuê luật sư, còn bên thuê luật sư phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận,

Các chủ thể có thể cung ứng dịch vụ pháp lý: tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, văn phòng Thừa phát lại, Tổ chức trọng tài thương mại.

Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Bộ luật dân sự năm 2015 có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư. cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí , cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thoả thuận khác”.

Như vậy, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự và Luật Luật sư.

Khi tiếp nhận vụ việc theo yêu cầu của khách hàng hai bên phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan Tiến hành tố tụng và Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Nội dung Hợp đồng phải có các điều khoản cơ bản sau đây:

1. Thông tin của các bên

Bao gồm:

Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng; họ tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức hành nghề Luật sư, họ tên, chức vụ của người đại diện Tổ chức hành nghề Luật sư hoặc họ tên, địa chỉ, số điện thoại của Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

2. Nội dung dịch vụ

Đây là phạm vi công việc mà Luật sư và khách hàng thỏa thuận như bào chữa cho ai, trong giai đoạn nào, thuộc vụ án nào; Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì ?…

3. Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Trong vụ án hình sự, thời hạn thực hiện Hợp đồng phụ thuộc vào diễn biến của các giai đoạn tố tụng, vì vậy Luật sư không nên ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng theo ngày, tháng cụ thể. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng bằng ngày, tháng, năm cụ thể thì Luật sư cần giải thích để khách hàng hiểu và thống nhất trước khi ghi vào Hợp đồng. Việc xác định thời hạn thực hiện Hợp đồng nên ghi theo giai đoạn mà khách hàng mới Luật sư tham gia, ví dụ: “Kết thúc giai đoạn điều tra” hoặc “Kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm”.

4. Quyền, nghĩa vụ của các bên

Đây là một nội dung rất quan trọng nên Hợp đồng bắt buộc phải có các điều khoản về nội dung này. Khi tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể, các quyền và nghĩa vụ của Luật sư được xác định theo quy định tại BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của Luật sư người bảo vệ, đồng thời không được phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm[1]. Luật sư không được ghi vào Hợp đồng nghĩa vụ phải bảo đảm kết quả của vụ án theo yêu cầu của khách hàng. Các quyền và nghĩa vụ của khách hàng với mục đích hợp tác, hỗ trợ cho Luật sư thực hiện việc bào chữa bảo vệ cũng cần ghi cụ thể như: Cung cấp một cách trung thực và chính xác các tài liệu, chứng cứ mà mình có; phối hợp với Luật sư trong việc tìm các nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tố tụng của mình; trả thù lao đầy đủ, đúng kỳ hạn, được Luật sư cung cấp và bảo đảm chất lượng dịch vụ, v.v…

5. Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản và bảo đảm chất lượng dịch vụ…

Thù lao Luật sư cũng là một nội dung chính trong Hợp đồng, vì vậy Hợp đồng phải ghi rõ mức thù lao, phương thức tính thù lao (trọn gói hay theo giờ làm việc) và tiến độ thanh toán thù lao trong trường hợp thù lao được trả làm nhiều lần. Tiền thù lao được trả bằng đồng Việt Nam, không được ghi hoặc trả bằng ngoại tệ, kể cả việc ghi ngoại tệ nhưng quy đổi ra đồng Việt Nam và thanh toán thực tế bằng đồng Việt Nam. Ngoài ra, Hợp đồng cũng cần có điều khoản về chi phí khác ngoài thù lao (chi phí đi lại, ăn ở…) và quy định loại trừ những khoản chi khác ngoài thù lao (thuế VAT, lệ phí, án phí…mà khách hàng phải nộp). Hợp đồng dịch vụ cũng có thể có điều khoản về “hứa thưởng” nhưng cần ghi rõ công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội, vì vậy cần chú ý khi soạn thảo hợp đồng để điều khoản này không bị hiểu lầm thành điều khoản cam kết của Luật sư với khách hàng về bảo đảm kết quả.

6. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng cũng cần có điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và quy định rõ các hậu quả của việc chấm dứt này (Luật sư có phải hoàn trả thù lao đã nhận không? Khách hàng có phải trả nốt các khoản thù lao chưa thanh toán không?…)

7. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của mỗi bên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Đây cũng là vấn đề ít được quan tâm, đề cập đến trong các Hợp đồng dịch vụ pháp lý nên khi xảy ra, thường làm phát sinh tranh chấp giữa tổ chức hành nghề Luật sư và khách hàng.

8. Phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức giải quyết tranh chấp là các biện pháp, cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa Luật sư với khách hàng. Khi quy định điều khoản này cần chú ý ưu tiên biện pháp hòa giải giữa hai bên. Khởi kiện tại Tòa án chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải áp dụng. Ngoài ra, cũng cần quy định ngay trong Hợp đồng Tòa án nào sẽ giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý lập bằng tiếng Việt Nam hoặc song ngữ (nếu khách hàng là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người đại diện pháp nhân là người nước ngoài). Tùy theo quốc tịch hoặc ngôn ngữ sử dụng của khách hàng, ngoài tiếng Việt ra, ngôn ngữ thứ hai trong Hợp đồng có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn… nhưng trong điều khoản về việc giải thích Hợp đồng và giải quyết tranh chấp Hợp đồng, nên chọn ngôn ngữ sử dụng để giải thích là tiếng Việt Nam và Tòa án giải quyết tranh chấp (nếu có) là Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam; nếu có tranh chấp Hợp đồng thì áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Trên thực tế đã có trường hợp bào chữa cho người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng theo yêu cầu của khách hàng, Hợp đồng lại ghi chọn pháp luật và Tòa án nước ngoài (nước khách hàng đó mang quốc tịch) để giải quyết tranh chấp, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao như đã cam kết thì Luật sư Việt Nam không thể khởi kiện khách hàng đó ra Tòa án nước họ mang quốc tịch vì rào cản về ngôn ngữ, pháp luật cũng như chi phí theo đuổi vụ kiện…