Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

IC là một linh kiện điện tử quan trọng nhất trong các mạch điện tử, bất kể một mạch điện tử nào cũng sẽ có một hoạc vài con IC, chúng là trung tâm để xử lý những nhiệm vụ quan trọng trong các mạch điện tử. Trong mỗi một con IC đã được tích hợp bên trong chúng những phụ kiện khác như Transistor, diode.. để tích hợp thành một mạch điện giải quyết những nhiệm vụ khác nhau, và chúng được lập trình sẵn. Vì vậy các con IC thường là sẽ có nhiều chân vì vậy để xác định được chân của các con IC là rất quan trọng trong quá trình sửa chữa và lăp đặt mạch điện.

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

Máy tính đời mới với những cong IC thông minh gồm nhiều chân

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ kiến thức hiểu biết của tôi về cách xác định chân các con IC thông dụng.

Chúng ta thường là sẽ gặp những con IC hình dạng chân như sau:

* IC chỉ có một hàng chân: Thông thường chúng ta xác định chân như sau

+ Như hình ảnh trên đây là IC có một hàng chân thì chúng ta xác định chân 1 từ trái sang phải ( hình ảnh).

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

Ic có một hàng chân và cách xác định thứ tự chân

+ Ở phía góc dưới bên trái con IC có một lỗ hình tròn nhỏ là phía chúng ta xác định được chân 1. Các chân 2, 3… được đếm lần lượt từ trái sang phải.

*IC nhiều hàng chân

+ Để xác định được chân của IC nhiều hàng chân thì chúng ta xác định dựa vào đặc điểm hình dạng của từng con IC như sau:

+ Chúng ta phải đê ý trên thân con IC có một dấu chấm ở một trong 4 góc của IC. Tại góc đó chính là chân 1 của IC. Các chân còn lại của IC được đếm từ chân 1 từ trái sang phải theo một đường tròn đến hết.

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

IC nhiều hàng chân

*Nếu chúng ta gặp IC có một đầu được vát thì đầu các chân được xác định như hình vẽ dưới

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

Hình ảnh thể hình dáng và cách xác định chân IC

* Nếu các bạn gặp con IC có đầu vát nhưng giữa thân con IC lại có một dấu chấm thì chúng ta xác định các chân con IC như hình vẽ dưới

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

Hình ảnh thể hình dáng và cách xác định chân IC

Dưới đây là video chia sẻ cách xác định chân IC. Nếu các bạn xem video thấy có ích hãy nhấn nút đăng ký phía dưới Video để được cập nhật những video mới nhất.

Share This:

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic

Quang Tuyen

Tôi là một người đam mê công nghệ , tin học và máy tính. Mong được kết bạn với tất cả mọi người ở mọi miền đất nước có cùng đam mê để được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm thông Bloger này. Những kiến thức mà tôi học được và chia sẻ trong Bloger này có thể nhiều chỗ sai nên tôi rất mong được các bạn góp ý kiến bằng những lời bình luận phía dưới bài viết.

IC đóng một vai trò quan trọng trong mạch điện tử, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các thiết bị điện tử. Vậy cụ thể thì IC là gì? Công dụng của nó là gì? Và cách kiểm tra IC nguồn sống hay chết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

IC là gì?

IC (viết tắt của từ Integrated Circuit) hay còn gọi là chip/ vi mạch điện tử, vi mạch tích hợp,.. là một loại vi mạch tích hợp. Nó là tập hợp của nhiều linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện thụ động (như điện trở) được kết nối lại với nhau nhằm thực hiện một số chức năng xác định. Hiểu một cách đơn giản thì IC được thiết kế ra để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện kết hợp.

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic
IC là một vi mạch tích hợp

Công dụng của IC

Trước khi đến với cách kiểm tra IC thì bạn cần phải tìm hiểu trước về tính chất và công dụng của loại linh kiện này.

Có thể nói rằng, IC đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nó được ứng dụng trong hầu hết các thiết bị điện, thiết bị công nghiệp như máy tiện, máy phay, máy cắt dây CNC,...

Mạch tích hợp (IC) còn có tác dụng giúp làm giảm kích thước của các mạch điện đi rất nhiều (khoảng vài micromet), đồng thời, gia tăng mức độ chính xác của mạch. Ngoài ra, IC còn là một thành phần quan trọng trong mạch điều khiển mạch logic.

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic
IC giúp giảm kích thước của các mạch điện

Hiện nay, có rất nhiều loại IC khác nhau. Trong đó, 2 loại chính là IC có thể lập trình được và IC không lập trình được (định sẵn chức năng). Mỗi loại mạch tích hợp sẽ có tính chất về môi trường riêng như: nhiệt độ, công suất làm việc, điện thế giới hạn,... những thông số này sẽ được ghi chi tiết trong bảng thông tin (datasheet) của nhà sản xuất.

Cách đo IC, kiểm tra IC sống hay chết

IC nếu bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy móc, thiết bị điện tử. Chính vì vậy, nếu trong quá trình làm việc mà thiết bị hay máy móc gặp vấn đề, trục trặc thì bạn bạn cần phải kiểm tra IC sống hay chết.

Mặc dù có rất nhiều cách kiểm tra IC cũng như cách đo IC sống hay chết, tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn cho bạn một số cách làm đơn giản, thường gặp nhất:

Kiểm tra bằng quan sát

Không cần sử dụng đến các thiết bị đo điện chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra IC thông qua những quan sát, đánh giá bên ngoài. Hãy chú ý quan sát từ cả hai phía của linh kiện, nếu thấy có vết nứt, xước hay dấu hiệu cháy xém, hư hỏng nghiêm trọng thì khả năng cao là IC đã chết, không thể hoạt động được.

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic
Quan sát bên ngoài IC

Kiểm tra quá nhiệt

Nếu IC phải hoạt động quá công suất, quá nhiệt thì cũng có thể khiến cho thiết bị hoạt động ngắt quãng, trục trặc trong quá trình làm việc. Lúc này, bạn có thể tiến hành đo IC nguồn có bị quá nhiệt hay không thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: Cấp điện áp cho mạch tích hợp (IC) dựa theo điều kiện hoạt động

Bước 2: Chạm thử đầu ngón tay vào IC sau khi đã cấp điện

Bước 3: Quan sát và chú ý về lượng điện của IC xem có bình thường không

Bước 4: Nếu thấy IC xuất hiện tình trạng nóng lên nhanh chóng thì có nghĩa là nó đã bị hỏng và cần được thay mới.

Kiểm tra ngắn mạch

Trong trường hợp IC bị ngắn mạch thì nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thiết bị. Vậy nên, ngoài 2 cách kiểm tra IC nguồn ở trên thì bạn cũng có thể kiểm tra được tình trạng của IC xem nó có bị ngắn mạch hay không bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Các bước thực hiện như sau:

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic
Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra IC

Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo thông mạch

Bước 2: Kết nối đầu dò của đồng hồ vạn năng với các chân ở mỗi cạnh của IC, hai đầu dò của đồng hồ sẽ kết nối với từng chân ở mỗi bên.

Bước 3: Nếu thấy đồng hồ đo điện phát ra tiếng “bíp” trong 50% lần đo thì đó là dấu hiệu cho thấy IC bị ngắn mạch và bạn cần phải thay một chiếc IC mới để đảm bảo hoạt động của thiết bị.

Kiểm tra điện áp đầu vào và đầu ra

Với cách đo IC sống hay chết này, bạn cần phải kiểm tra xem điện áp đầu ra từ các chân tín hiệu của IC có theo điện áp xác định hay khác với các thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra hay không. Để làm được điều đó, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Điều chỉnh núm vặn trên đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp tương ứng với mức điện áp của IC

Bước 2: Kết nối các chân dây đo vào đồng hồ vạn năng theo màu sắc tương ứng. Đầu dây đo màu đỏ kết nối với cực dương của IC, đầu dây đo màu đen kết nối với cực âm của IC.

Bước 3: Đọc kết quả đo được trên đồng hồ vạn năng. Nếu mức điện áp trả về tương ứng với điện áp của thiết bị thì có nghĩa là IC còn hoạt động tốt. Còn nếu kết quả không hiển thị thì có nghĩa là IC đã chết\

Xem thêm:

  • Tăng phô là gì? Cách kiểm tra tăng phô điện tử bằng đồng hồ VOM
  • Rơ le nhiệt là gì? Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết

Đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo IC tốt nhất hiện nay

Trong 4 cách kiểm tra IC công suất cũng như cách đo IC công suất chia sẻ ở trên thì có đến 2 cách là cần phải sử dụng đến đồng hồ vạn năng. Cho nên có thể thấy rằng đây là một công cụ rất quan trọng khi muốn kiểm tra IC. Tuy nhiên, đồng hồ vạn năng nào cho khả năng đo và kiểm tra IC tốt? Dưới đây là một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo:

Hướng dẫn cách xác đinh chân ic
Đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo IC tốt

  • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
  • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256
  • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001
  • Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800a
  • Đồng hồ vạn năng Fluke 17B+

Những đồng hồ đo điện này không chỉ có chức năng đo thông mạch hay điện áp có thể hỗ trợ kiểm tra IC dễ dàng hơn mà còn được trang bị nhiều thang đo khác như: đo dòng điện, điện trở, tần số,... nên còn có khả năng thực hiện nhiều công việc đo và kiểm tra các loại thiết bị điện hay linh kiện điện tử khác. Kết quả đo cũng đảm bảo cho độ chính xác cao nên người dùng có thể an tâm khi sử dụng.

Trên đây là khái niệm, công dụng và cách đo ic nguồn, cách kiểm tra IC nguồn sống hay chết đơn giản, dễ hiểu mà ai cũng có thể thực hiện được. Hy vọng các bạn đã biết cách đo IC từ những hướng dẫn trên đây của chúng tôi để có thể kịp thời phát hiện sự cố của thiết bị điện khi cần thiết.