Hướng dẫn cách xông khoai lang khỏi ốm năm 2024

Trong khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, chất xơ, kali…tốt cho cơ thể của con người, phòng ngừa táo bón và hỗ trợ chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả. Thế nhưng cũng có những 'đại kỵ' khi ăn khoai lang mà không phải ai cũng biết để tránh "rước họa vào thân".

Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng khi ăn khoai lang chung với một số thực phẩm lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.

Trong một giờ sau khi ăn khoai lang, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua vì nó sẽ dễ gây khó chịu cho cơ thể cũng như gây hại cho sức khỏe.

Những thực phẩm không được ăn chung với khoai lang

Cà chua

Trong một giờ sau khi ăn khoai lang, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua vì nó sẽ dễ gây khó chịu cho cơ thể cũng như gây hại cho sức khỏe.

Cụ thể, trong cà chua chứa nhiều chất mà khi kết hợp với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Chuối

Giống như khoai lang, nếu bạn ăn chuối trong sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính.

Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.

Ngô

Ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.Tuy nhiên, để có thể tiêu hóa ngô, dạ dày cần phải tiết ra nhiều axit và cũng cần nhiều thời gian để làm việc này.

Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra quá nhiều axit để tiêu hóa cả hai. Tệ hơn, có thể gây trào ngược axit dạ dày.

Trứng

Việc trứng có thể kết hợp với khoai lang hay không thực sự khác nhau với mỗi đối tượng. Đối với những người có nhu động và tiêu hóa tốt, sự kết hợp này sẽ không gây ra hậu quả gì.

Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất không nên ăn hai món này cùng nhau. Bởi vì dạ dày của chúng ta cần một khoảng thời gian dài để tiêu hóa protein cao trong trứng. Nếu vừa ăn trứng lại tiếp tục ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và gây đau bụng.

Quả hồng

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5 giờ trở lên. Bởi vì sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Thêm quá nhiều khoai lang vào chế độ ăn uống khi bị sỏi thận có thể gây bất lợi cho những người đã bị sỏi thận.

Tác hại của khoai lang khi ăn nhiều

Sỏi thận

Khoai lang cũng chứa nhiều axit oxalic - một loại axit hữu cơ. Thêm quá nhiều khoai lang vào chế độ ăn uống khi bị sỏi thận có thể gây bất lợi cho những người đã bị sỏi thận. Axit oxalic bắt đầu lắng đọng trên viên sỏi đã tồn tại, làm tăng các triệu chứng và cơn đau. Theo nhà dinh dưỡng học Seema Khanna tại Mumbai, khoai lang có hàm lượng axit oxalic cao, do đó những người có nguy cơ hình thành sỏi thận chỉ nên thỉnh thoảng ăn.

Khó chịu ở dạ dày

Khoai cũng chứa mannitol, một loại carbohydrate được gọi là rượu đường hoặc polyol. Mặc dù không có hại khi sử dụng loại carbohydrate này, nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể gây bất lợi cho những người bị chứng khó chịu ở dạ dày. Ăn khoai lang quá nhiều khi bụng bị khó chịu có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng.

Ngộ độc vitamin A

Loại củ này có hàm lượng vitamin A cao và việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài cũng có thể là lý do khiến tóc thô, rụng một phần tóc (bao gồm cả lông mày), môi nứt nẻ và da khô ráp. Liều lượng lớn vitamin A kéo dài cũng có thể gây tổn thương gan.

Lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 700 mcg đối với phụ nữ và 900 mcg đối với nam giới, hãy dựa vào con số này để xác định lượng khoai lang tối đa ăn vào. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc các vấn đề về thận, tiểu đường và tim, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ăn khoai lang đúng cách, với lượng hợp lý./.

Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không dều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.

Người có bệnh về dạ dày thì không nên ăn khoai lang, hoặc ăn hạn chế

Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.

Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

Người bị thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính

Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.

Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả

Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.

Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.

Không ăn củ có đốm đen

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này thì có nghĩa khoai bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan.

Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp.

Ngoài ra, còn một số lưu ý sau khi ăn khoai lang để không hại sức khỏe:

Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.

Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.

Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Rau khoai lang kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.Vỏ khoai chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó khi chế biến không cần gọt vỏ khoai lang nếu không cần thiết.

Khung giờ ăn khoai lang tốt cho sức khỏe

Nên ăn vào buổi sáng: Nếu bạn muốn chọn một khung giờ ăn khoai lang tốt cho sức khỏe thì bạn nên ăn vào buổi sáng. Nguyên nhân là buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn hãy uống một ly nước ấm và thay vì ăn sáng bằng xôi, bún, phở… ban hoàn toàn có thể thay thế bằng một củ khoai lang để bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư, tim mạch, đột quỵ vô cùng hữu hiệu.

Ngoài ra, khi bạng sử dụng món khoai lang buổi sáng sẽ bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Ăn vào buổi trưa: Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ việc bạn ăn khoai lang vào buổi trưa là tốt nhất trong ngày. Nguyên nhân chính là trong khoai lang có chứa nhiều canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào trong cơ thể của bạn. Nên bạn có thể sử dụng chúng vào tầm giờ trưa 10-12 giờ trưa là hoàn toàn phù hợp tốt cho hệ tiêu hóa không gây đầy bụng, khó tiêu, nóng ruột, ợ hơi…

Bạn không nên ăn khoai lang sau 18 giờ bởi đây là khung giờ không tốt cho sức khỏe dễ gây chướng bụng, đầy bụng, nóng trong…, cho bạn.

Chủ đề