Hướng dẫn chọn spare parts cho bơm

Quý vị có biết kho phụ tùng thay thế của mình sẽ nên như thế nào trong hai năm tới không? KSB thì đã biết!

Tính khả dụng của hệ thống và do đó hiệu quả của hệ thống cũng phụ thuộc vào sự sẵn có của các phụ tùng thay thế của quý vị. Đây là một lĩnh vực đặc biệt tốn kém ở nhiều doanh nghiệp. Để giảm chi phí đến mức tối thiểu, điều quan trọng là chỉ dự trữ phụ tùng thay thế trong khi thực sự cần thiết. Quản lý kho KSB hướng dẫn quý vị cách thực hiện việc này.

Để tối ưu hóa việc quản lý kho hàng của quý vị, trước tiên, KSB thực hiện khảo sát số lượng máy bơm của quý vị. Dựa vào đó, yêu cầu phụ tùng được khuyến nghị cho hoạt động hai năm theo VDMA được xác định. KSB so sánh yêu cầu này với một phân tích khả năng thay thế cho nhau. KSB kiểm tra các bộ phận nào có thể sử dụng chung cho các bơm với các kích thước khác nhau. Có nghĩa là: Cùng một phụ tùng được sử dụng cho các kích thước khác nhau. Sau đó, KSB sẽ đánh giá các yêu cầu về phụ tùng đã được xác định - để tối ưu hóa việc lưu kho phụ tùng, hiệu quả tối đa và độ tin cậy vận hành cao.

Vật tư dự phòng là yêu cầu trong quản lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại của những sự cố bất thường, của những hư hỏng không phát hiện trước.

Khi có sự cố bất ngờ xãy ra trên một thiết bị quan trọng làm ngừng sản xuất, bạn đã có sẳn vật tư dự phòng để thay thế?

Câu hỏi là vật tư nào cần phải đưa vào danh mục luôn có tồn kho. Chúng ta có 2 mục tiêu rõ ràng nhưng mâu thuẫn đó là (1) vật tư phải có trong kho khi cần dùng, và (2) giá trị tồn kho phải nằm trong ngân sách cho phép.

Hướng dẫn chọn spare parts cho bơm

Những vật tư nào cần dự phòng

Nếu một máy bơm phải luôn hoạt động, mà nằm bên cạnh nó có một máy bơm – giống y nó – dừng chờ (stand-by) sẵn sàng hoạt động thay thế, trường hợp này bạn có cần tồn kho dự phòng bạc đạn cho nó không? Nếu bạn có chương trình bảo trì giám sát tình trạng, rung động và siêu âm được đo mỗi tháng giúp bạn biết rõ tình trạng bạc đạn để có thể lên kế hoạch thay thế trước một vài tháng. Nếu phòng mua hàng có thể giúp bạn đưa bạc đạn về kho nhà máy trong vòng 2 tuần kể từ khi yêu cầu mua hàng của bạn được duyệt.

Khi lập danh mục vật tư dự phòng, bạn cần xem xét đến các yếu tố sau đây:

  1. Khả năng xảy ra sự cố bất thường
  2. Mức độ quan trọng của thiết bị
  3. Hư hỏng có thể phát hiện sớm bằng kỹ thuật giám sát tình trạng hay không
  4. Thời gian cần thiết để mua hàng
  5. Ngân sách tồn kho dự phòng cho phép

(1) Không cần dự phòng cho những hư hỏng có thể biết trước

Có 2 loại hư hỏng chúng ta không phải lo lắng, một là những hư hỏng xãy ra thường xuyên mà ai vào làm một thời gian ngắn đều hiểu rõ; hai là những hư hỏng không thể xảy ra.

Với trình độ bảo trì và công nghệ giám sát tình trạng hiện tại, đã có thể kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa rất nhiều dạng hư hỏng. Nếu xem vào danh mục tồn kho, hoặc lịch sử xuất kho vật tư, bạn có thể thấy một số vật tư đã không dùng đến từ lâu, mặc dù trước đó chúng hư hỏng thường xuyên.

Vận hành đúng qui trình, lắp đặt thiết bị chính xác, giám sát tình trạng thường xuyên, hiểu rõ nguyên nhân gốc và thường xuyên bảo dưỡng loại bỏ nguyên nhân gây hư hỏng giúp ngằn ngừa hư hỏng và giảm được tồn kho dự phòng rõ rệt. Chúng ta không cần tồn kho dự phòng cho một bạc đạn mà chúng ta biết rõ 3 tháng nữa chưa thể hư, và phòng mua hàng có thể đưa nó về nhà máy trong vòng một tuần khi chúng ta có kế hoạch thay thế.

(2) Thiết bị quan trọng:

Chúng ta biết vai trò của nó khi không có nó. Nói cụ thể là mức độ quan trọng của thiết bị được đánh giá trên hậu quả gây ra khi thiết bị đó hư hỏng. Không chỉ là chi phí sửa chữa, mà còn là thiệt hại do ngừng sản xuất, lỗi sản phẩm hay phế phẩm, sự cố môi trường hay an toàn lao động.

Trong dây chuyền sản xuất có một số thiết bị được gọi là thiết bị con một – thiết bị con cưng, nó là duy nhất trên dây chuyền – không có thiết bị dừng chờ (stand-by) nằm cạnh nó, nó hoạt động cả dây chuyền hoạt động, nó ngừng cả dây chuyền ngừng. Thậm chí mất an toàn lao động, hoặc sự cố môi trường. Thú vị là thiết bị này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện vận hành, nó khó tiếp cận, khó kiểm tra tình trạng khi đang vận hành; bạn thường nhận được thông báo hư hỏng khi nó hoạt động không đạt yêu cầu. Đối với các thiết bị con cưng – xếp hạng ưu tiên nhóm 1 này, chúng ta cần thường xuyên rà soát danh mục vật tư:

  • Dự phòng cho những hư hỏng thường gặp ví dụ như các ống mềm, van, các chi tiết hư hại trong quá trình vận hành như béc đốt, mòn do tiếp xúc với nguyên vật liệu.
  • Dự phòng cho hư hỏng cho các chi tiết, phụ tùng bị ảnh hưởng trực tiếp khi có lỗi vận hành khi quá tải, hoặc sự cố thao tác; ví dụ như xy lanh, bạc đạn, …

(3) Hư hỏng không thể phát hiện sớm:

Hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển khí đốt, khí nén luôn phải hoạt động. Trên hệ thống này có các cụm van, thiết bị điều khiển thường khó kiểm tra, theo dõi tình trạng để phát hiện sớm hư hỏng. Các van điều khiển cũng rất “nhạy cảm” với môi trường làm việc, độ sạch của lưu chất. Một sự cố làm hỏng một đoạn ống mềm, hoặc một đoạn ống cứng, có thể kéo theo hư hỏng của van điều khiển tỉ lệ do có “một vật lạ” lọt vào hệ thống khi thực hiện thay thế đoạn ống hỏng. Bạn cần đưa vào danh mục dự phòng các chi tiết, gồm van điều khiển, van tỉ lệ, van servo: mỗi loại cần có dự phòng một cái. Các chi tiết như bộ giải nhiệt, bơm thủy lực, … có thể mua thay thế theo tình trạng thiết bị.

Các công nghệ giám sát tình trạng có thể giúp chúng ta phát hiện sớm hư hỏng cho các chi tiết quay như bánh răng HGT, bạc đạn, cánh bơm, coupling … Tuy nhiên, cần chú ý đến khả năng tiếp cận của những thiết bị lắp đặt trên tháp cao, hoặc trong khu vực nguy hiểm hạn chế tiếp cận. Những thiết bị ở vị trí có thể dễ dàng tiếp cận, nhưng chi tiết nằm sâu bên trong vỏ máy cũng không thể đưa đầu dò, cảm biến đo vào được. Những chi tiết này, cũng cần xem xét đưa vào danh mục vật tư dự phòng

(4) Cần tồn kho dự phòng cho vật tư có thời gian mua hàng lâu

Các chi tiết máy được thiết kế đặc thù cho nhà máy chúng ta thì không có sẳn trên thị trường, chỉ một hoặc vài nhà sản xuất có thể làm được, chúng chỉ làm theo đơn đặt hàng và cần nhiều thời gian có thể vài tháng hoặc năm kể từ khi đặt hàng đến khi hàng về nhà máy.

Khả năng xãy ra hư hỏng của các chi tiết này là cao hay thấp. Nếu bạn chắc rằng bạn có phương án kiểm soát được hư hỏng, bạn có phương án B khi hư hỏng xãy ra, bạn sẽ không phải dự phòng chúng, và bạn đưa nó vào danh mục mua hàng theo kế hoạch. Nhưng nếu bạn không chắc chắn, hãy tìm cách để có dự phòng, hoặc để vật tư có thể về nhà máy nhanh nhất. Bạn sẽ cần nhìn tới giá tiền, nó rất đặt tiền, hay không làm tăng giá trị tồn kho lên bao nhiêu. Bạn cần làm việc với phòng mua hàng để có chính sách dự phòng an toàn cho các vật tư này. Tôi tin chắc bạn có thể tìm thấy trong kho vài vật tư dự phòng đã nằm đó trong kho kể từ khi nhà máy chạy commissioning.

Hãy luôn nhớ phòng vật tư sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều, một số nhà cung cấp có thể giữ tồn kho giúp cho bạn và cam kết giao hàng trong vòng vài giờ bất kể ngày lễ. Bạn không cần tồn kho những vật tư như vậy.

(5) Ngân sách tồn kho dự phòng

Ngân sách sẽ quyết định mức độ ưu tiên lựa chọn đưa vào thêm hay rút ra bớt danh mục dự phòng. Thường là ngân sách dự phòng sẽ bị xem xét hằng nằm và yêu cầu cắt giảm. Bạn cần tiêu chí rõ ràng để xác định mức độ ưu tiên bắt buộc phải có và mức độ ít ưu tiên hơn có thể giảm bớt hoặc mua hàng chậm hơn. Cắt giảm tồn kho dự phòng phải đi cùng với phương án nâng cao độ tin cậy của thiết bị, cùng với giải pháp giám sát tình trạng phát hiện sớm hư hỏng và cam kết mua hàng kịp thời gian khi hư hỏng được phát hiện.