Hướng dẫn đọc datasheet ic

Welcome & Happy Holidays!

  • Diễn đàn
  • Kỹ thuật Điện| Điện tử
  • Điện tử cơ bản
  • Dụng cụ, datasheet
  • Cách đọc datasheet

  1. Cách đọc datasheet

    Anh em kỹ thuật mình chắc là sống cùng với cái từ datasheet. Không biết đọc datasheet thì không phải là kỹ sư.
    Đối với mình thì mình thường đọc
    - Đọc trang 1 để nắm các thông tin tổng quát nhất về IC như ic loại gì dùng vào việc gì điện áp làm việc bao nhiêu, dải đo từ bao nhiêu đến bao nhiêu.
    - Đọc phần đến phần overview và đọc những phần quan tâm như tạo thư viện thì quan tâm đến kiểu chân... (Thực sự vốn tiếng anh của mình không tốt lắm lên nhiều lúc vẫn phải nhờ đến anh Google của bác bin.)
    Mình lập ra luồng này để anh em trao đổi cách đọc datasheet cho hiệu quả.

    View more random threads:

    • Về nguyên lý hoạt động của máy hiện sóng tương tự
    • Cần tìm mua module magnetics card reader
    • datasheet led 7 thanh
    • Đóng van khí nén thì bị sụt áp ảnh hưởng đọc ADC
    • Cần tư vấn mua Vôn kế.
    • Nguồn nào dùng tốt nhất.
    • Giữa IC thời gian thực DS1307 và DS1302
    • IC LM393
    • Mua biến thế đôi.
    • Role 5V đóng cắt tiếp điểm không tốt

  2. em làm bên phần cứng nên quan tâm đến phần sơ đồ chân, kiểu chân, kích thước của nó nữa bác

  3. Em thì vốn tiếng anh không được tốt và rất ít khi xem kích thước tay chân của nó trừ khi vẻ mạch in. Đa số bên VDK thì đọc qua tín năng của nó rồi code tìm hiểu ngang đâu đọc ngang đấy. Bên IC khác thì đọc qua công dụng, xem tay chân nó làm được gì rồi xem V_in, V_out, I_out. Bên BJT nếu chỉ làm khóa điện tử thì chỉ xem Vmax và Imax. Còn làm khuếch đại thì quan tâm thêm các thông số khác. Mà chắc vụ này phải tham khảo ý kiến anh yeuthichdientu mới được

  4. Vụ này chắc 2 anh yeuthichdientu với lại anh Coffee-Bean vào chia sẻ cho đàn em với. Em thấy cái này rất quan trọng mà em kém món này quá.

  5. Cảm ơn các Bạn đã tin tưởng và gợi ý,
    Mình cũng định viết bài này, nhưng để đầy đủ ý và chi tiết ví dụ thì khá mất nhiều thời gian,(mà vẫn chưa thể đủ ý)

    Vậy mình tóm tắt sơ bộ ý kiến thế này:
    Datasheet : do nhà SX soạn ra, nêu các đặc tính, thông số bám sát theo khả năng lớn nhất có thể của IC đó,
    Người dùng qua đó hiểu được là cái IC đó dùng như thế nào, có các thông số ra sao để mà lựa chọn cho đúng.
    Do vậy, việc đọc datasheet là phải ĐỌC HẾT, nhưng không cần nhớ hết làm gì !

    Và tùy theo ứng dụng cụ thể, người dùng sẽ quan tâm đến những thông số cụ thể nào đó, chứ ít khi "dùng hết" !

    VD, chọn loại khuyếch đại thuật toán chẳng hạn:
    Nếu ứng dụng đơn giản, khuyếch đại tín hiệu AC hoặc DC, đầu ra điện áp thấp, có thể chọn LM358 (kinh tế)

    Nhưng nếu dùng cho khuyếch đại Intrusment trong công nghiệp (vi sai), thì lại nên chọn OP07, vì có offset 30~75uV (ở LM358 là 2-7mV)
    trôi nhiệt thấp (0.3~1.3uV/ độ), trong khi LM358 là 7~20uV/ độ

    Hoặc như dùng với mạch ADC/DAC (với vi xử lý), lại nên dùng MCP6002, con này có Rail-to-Rail input/ouput,
    nghĩa là đầu vào và đầu ra cho phép sát với điện áp nguồn nuôi.

    Hoặc khi dùng với các mạch lấy mẫu, cần trở kháng vào lớn, lại chọn LF356, có đầu vào J-FET
    input current cỡ 3-~200 pA (OP07=0.8~6nA, LM358=100nA)

    Nói chung, mỗi loại đều được thiết kế ra nhằm một mục đích nào đấy (giá, tính năng), nên không có loại nào là hoàn hảo 100% cả, tùy ứng dụng mà ta chọn loại thích hợp.

    Mình sẽ cố gắng viết tiếp về phần các IC số, IC chức năng khác !

  6. Chủ đề này hay quá... nhưng lại thấy ít người hỏi về các thông số ... có lẽ một phần vì sử dụng các mạch đã có sẵn linh kiện trên mạng cứ copy về dùng nên cũng ít người quan tâm....

    Theo mình thì đọc hiểu datasheet là điều hết sức quan trọng ngay trong giai đoạn đầu tiên của thiết kế kỹ thuật....vì mặc dù tên gọi thiết kế là làm cái mới nhưng bạn vẫn phải xây dựng hệ thống của bạn trên những viên gạch có sẵn....

    Về nguyên tắc các bạn có thể tham khảo cách đọc ở đây khá hay....How to Read a Datasheet - SparkFun Electronics...

    Một trong những yêu cầu cần để đọc datasheet là phải biết tiếng Anh... không còn cách nào khác....vì có những thuật ngữ không thể dịch ra tiếng Việt được....

    Tuy nhiên đọc datasheet cũng lắm cái đau đầu...ví dụ đơn giản chỉ con BJT 2N3904 thôi catalogue nói như thế này....

    Nghĩa là riêng cái đoạn hệ số khuếch đại thôi giá trị của nó tại Ic=10mA đã thay đổi từ 100-300 ????.... vậy chọn cái nào....đọc sách giáo trình linh kiện thì bài tập nào cũng đẹp như tranh vẽ... "Cho mạch điện .... có hệ số Beta =100... yêu cầu...." rồi cứ thế mà làm đúng theo đáp án ... ra trường ....thành kỹ sư....

    Nhưng thực tế thì có thế đâu...%-(... vậy tại sao họ lại cho như vậy nhỉ... [-(...

    Dạo này việc riêng cũng hơi bận nên không viết được nhiều... hy vọng trong thời gian tới sẽ cố gắng thu xếp để viết một cái gì đó ra ngô ra khoai một tí kể cả về mặt cơ khí luôn.... Nhưng cũng mong muốn là bạn nào có kinh nghiệm lên diễn đàn chia sẻ để anh em học hỏi thêm...

    Mình sẽ rất cảm ơn... Chúc vui...

  7. Nhận xét của bạn cocconden khá hay...trước đây mình cũng cứ nghĩ là con linh kiện nào cũng giống con linh kiện nào.... miễn là nó cùng tên là được ví dụ 555 như bạn nói hoặc 34063... nhưng thực tế có khác nhau chút chút...và đôi khi những cái chút chút này sẽ có vấn đề...

    Các hãng sản xuất không bao giờ copy y chang nhau về mọi mặt ... mà họ luôn tạo ra một điều gì đó khác biệt... ở đây mình không nói là cái nào tốt hơn cái nào.... và chính những cái này tạo nên thương hiệu và bản sắc riêng của họ....

  8. Gửi bởi Coffee-Bean

    Chủ đề này hay quá... nhưng lại thấy ít người hỏi về các thông số ... có lẽ một phần vì sử dụng các mạch đã có sẵn linh kiện trên mạng cứ copy về dùng nên cũng ít người quan tâm....

    Theo mình thì đọc hiểu datasheet là điều hết sức quan trọng ngay trong giai đoạn đầu tiên của thiết kế kỹ thuật....vì mặc dù tên gọi thiết kế là làm cái mới nhưng bạn vẫn phải xây dựng hệ thống của bạn trên những viên gạch có sẵn....

    Về nguyên tắc các bạn có thể tham khảo cách đọc ở đây khá hay....How to Read a Datasheet - SparkFun Electronics...

    Một trong những yêu cầu cần để đọc datasheet là phải biết tiếng Anh... không còn cách nào khác....vì có những thuật ngữ không thể dịch ra tiếng Việt được....

    Tuy nhiên đọc datasheet cũng lắm cái đau đầu...ví dụ đơn giản chỉ con BJT 2N3904 thôi catalogue nói như thế này....

    Nghĩa là riêng cái đoạn hệ số khuếch đại thôi giá trị của nó tại Ic=10mA đã thay đổi từ 100-300 ????.... vậy chọn cái nào....đọc sách giáo trình linh kiện thì bài tập nào cũng đẹp như tranh vẽ... "Cho mạch điện .... có hệ số Beta =100... yêu cầu...." rồi cứ thế mà làm đúng theo đáp án ... ra trường ....thành kỹ sư....

    Nhưng thực tế thì có thế đâu...%-(... vậy tại sao họ lại cho như vậy nhỉ... [-(...

    Dạo này việc riêng cũng hơi bận nên không viết được nhiều... hy vọng trong thời gian tới sẽ cố gắng thu xếp để viết một cái gì đó ra ngô ra khoai một tí kể cả về mặt cơ khí luôn.... Nhưng cũng mong muốn là bạn nào có kinh nghiệm lên diễn đàn chia sẻ để anh em học hỏi thêm...

    Mình sẽ rất cảm ơn... Chúc vui...

    Về cái MIN-MAX, theo em hiểu là do công nghệ chế tạo không thể đồng nhất 100% giống nhau, nên các linh kiện cùng model sẽ có các thông số khác nhau một chút, chỉ nằm trong dải MIN-MAX đó thôi !
    Ví dụ, trong datasheet của MCP6002, giá trị Input offset voltage là -7 đến +7 mV, nhưng xem ở phần thống kê lại có đến 20% linh kiện có offset ~0mV. Nghĩa là nếu ta chọn lọc, có thể 5 con thì được 1 con "tuyệt hảo" !

    [IMG]//*************/attachments/20566/[/IMG]

    Đó cũng có thể là 1 trong những lý do: vì sao các thiết bị chính xác cao thường rất đắt, mặc dù đôi khi họ cũng chỉ dùng những linh kiện phổ thông.
    Nên nếu khi ta thay thế, cũng phải có lựa chọn nhất định.

  9. Gửi bởi yeuthichdientu

    Về cái MIN-MAX, theo em hiểu là do công nghệ chế tạo không thể đồng nhất 100% giống nhau, nên các linh kiện cùng model sẽ có các thông số khác nhau một chút, chỉ nằm trong dải MIN-MAX đó thôi !
    Ví dụ, trong datasheet của MCP6002, giá trị Input offset voltage là -7 đến +7 mV, nhưng xem ở phần thống kê lại có đến 20% linh kiện có offset ~0mV. Nghĩa là nếu ta chọn lọc, có thể 5 con thì được 1 con "tuyệt hảo" !

    [IMG]//*************/attachments/20566/[/IMG]

    Đó cũng có thể là 1 trong những lý do: vì sao các thiết bị chính xác cao thường rất đắt, mặc dù đôi khi họ cũng chỉ dùng những linh kiện phổ thông.
    Nên nếu khi ta thay thế, cũng phải có lựa chọn nhất định.

    Mình cũng nghĩ vậy đó là do sai số trong chế tạo... nhưng nếu cần thiết kế thì mình phải làm thế nào... vì giữa 100 và 300 như trong trường hợp BJT nó chênh nhau tới 3 lần......sai số cũng kha khá....


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  

  • BB code đang Bật
  • Smilies đang Bật
  • [IMG] code đang Bật
  • [VIDEO] code is Bật
  • HTML code đang Tắt

Nội quy - Quy định

Chủ đề