Hướng dẫn giải bài tập luật hành chính tập 1 năm 2024

Câu 55. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thể phạt tiền tối đa đến 100.000.000đồng.

Nhận định đúng.Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.Theo đó, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền nhưng không quá100.000.000 đồng. Như vậy, con số có thể lên đến 100.000.000 đồng và chỉ được dừng lại ở mức phạt này là tối đa.

Câu 56. Chính phủ có thẩm quyền quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạmhành chính trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nhận định sai.Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.Theo đó, căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hànhchính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, trong phạm vi của Luật hành chính chứ không phải trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy, Chính phủ chỉ có thẩm quyền ở các lĩnhvực quy định ở điều trên, ngoài những điều được quy định ở điều 4 thì Chính phủ không cóthẩm quyền ở các lĩnh vực khác.

Câu 57. Trong những trường hợp nhất định, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính có thể vô hiệu hóa thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Nhận định đúng.Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.Theo đó, nếu quá thời hạn thì dù còn thời hiệu vẫn không được ra quyết định xử phạt.Bởi vì nếu quá thời hạn thì không ra quyết định xử phạt trong nhiều trường hợp hậu quả pháplý áp dụng không khác so với quá thời hiệu vi phạm hành chính trong trường hợp hết thờihiệu xử phạt. Như vậy, trong trường hợp này thì “thời hạn” đã vô hiệu hóa “thời hiệu”.

Câu 58. Khi thực hiện những hành vi vi phạm hành chính theo quy định có mức caonhất của khung tiền phạt từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, 30 triệu đồng trở lênđối với tổ chức thì chủ thể đương nhiên có quyền giải trình.

Nhận định đúng.Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.Theo đó, Đối với hành vi vi phạm hành chính mà quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, chỉ cần khung tiền phạtvới hành vi đó từ 15 triệu với cá nhân và từ 30 triệu với tổ chức thì các tổ chức này đươngnhiên có quyền giải trình.

Câu 59. Không áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm” cho những cá nhân, tổ chức viphạm hành chính mà trước đó đã từng có hành vi vi phạm tương tự nhưng chưa bị xử phạt.

Nhận định đúng.Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Theo đó, vi phạm hành chính mà trước đó đã từng có hành vi vi phạm tương tự nhưngchưa bị xử phạt thì áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần”, không thể áp dụng tìnhtiết tăng nặng “tái phạm”. Còn nếu đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạnthì áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm”.

Câu 60. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hànhchính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.

Nhận định sai.Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.Theo đó, hình phạt cảnh cáo được áp dụng khi có đủ 3 yếu tố:-Hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức không nghiêm trọng-Có tình tiết giảm nhẹ-Pháp luật quy định được áp dụng hình phạt cảnh cáo-Hoặc Đối với hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý bởi người chưa đủ tuổituổi vị thành niên (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi) Như vậy, hình thức xử lý cảnh cáo chỉ áp dụng với vi phạm hành chính có đủ 3 yếu tốtrên hoặc đáp ứng về điều kiện chủ thể.

Câu 61. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hìnhthức phạt tiền.

Nhận định đúng.Cơ sở pháp lý: Điều 38 - 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012Theo quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, các chủ thể được quy địnhtại các Điều 38 đến Điều 51 của Luật đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền (tuy nhiên, mỗichức danh sẽ có những quy định cụ thể về mức phạt riêng). Ngoài ra, đây cũng là hình thức phổ biến, áp dụng cho hầu hết các vi phạm hành chính. Như vậy, tất cả các chủ thể có thẩmquyền xử phạt hành chính đều được áp dụng hình thức xử lý phạt tiền.

Câu 62. Hành vi trái pháp luật hành chính là vi phạm hành chính.

Nhận định sai.Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.Theo đó, một hành vi được xem là vi phạm hành chính phải có đủ các dấu hiệu: -Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện-Vi phạm quy định về quản lý Nhà nước (trái pháp luật hành chính) nhưngkhông phải là tội phạm-Bị pháp luật quy định là vi phạm hành chính và phải bị xử lý Như vậy, hành vi trái pháp luật hành chính chỉ đáp ứng được 1 trong 3 các dấu hiệutrên, nên không thể khẳng định đó là hành vi vi phạm hành chính.

Câu 63. Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xungvào công quỹ Nhà nước.

Nhận định SaiCơ sở pháp lý: Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, hình thức tịch thu tang vật, vi phạm phương tiện chỉ được áp dụng trongtrường hợp tang vật, phương tiện đó liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính nghiêmtrọng, do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Như vậy, nếu tang vật, phương tiện được sử dụng vàovi phạm hành chính nghiêm trọng hay do lỗi vô ý của cá nhân, tổ chức thì không thể áp dụnghình thức xử lý tịch thu này.

Chủ đề