Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024

Quản trị website là một việc rất quan trọng. Bởi lẽ, website vừa là nền tảng Marketing Online chủ lực nhất vừa là bộ mặt đại diện thương hiệu trên mạng internet. Vậy thì quản trị website là gì? Cách để giúp website hoạt động tốt và hiệu quả? Muốn bắt đầu tự học quản trị website thì thế nào? Để giải đáp những câu hỏi ấy thì hãy cùng SEODO tham khảo qua bài viết này ngay nhé!

Mục Lục Nội Dung

1. Quản trị website là gì?

Quản trị website thường sẽ bao gồm những công việc như duy trì server, thiết kế, sửa lỗi code, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, quản trị web còn bao quát việc quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO,.. để đảm bảo rằng website hoạt động trơn tru và nâng cấp trải nghiệm của người dùng.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Quản trị website

\>>> Đọc ngay: Traffic Là Gì? 6 Loại Traffic Web & Cách Tối Ưu Chuyển Đổi

2. Tầm quan trọng của quản trị website

Website không những là nguồn thu hút những khách hàng tiềm năng mà còn là “gương mặt đại diện” cho cả công ty. Vậy nên, việc quản trị website tốt là điều vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy lượng truy cập trang và mở rộng thêm thị trường mục tiêu.

2.1 Phát triển lưu lượng truy cập vào website

Một website sở hữu nội dung hay sẽ có nhiều lượt truy cập thường xuyên mỗi ngày. Điều này càng giúp mở rộng độ phủ sóng của website mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí. Ngoài việc tập trung vào nội dung thì việc quản trị website phải đảm bảo công cụ chăm sóc khách hàng online, qua các plugin và các lệnh lập trình, để việc tư vấn khách hàng, bán sản phẩm được tự động hóa trong thời gian ngắn.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Phát triển lưu lượng truy cập vào website

2.2 Tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường mục tiêu

Việc bán hàng online sẽ giúp bạn giảm được nhiều chi phí nhân lực cũng như mặt bằng để trưng bày sản phẩm. Với website, doanh nghiệp bạn chỉ cần một vài quản trị viên giỏi là sản phẩm, thương hiệu của bạn đã được quảng bá đến hàng triệu người ở mọi nơi. Chính vì lý do đó việc quản trị website trở nên vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, website còn giúp bạn có khả năng tiếp cận không giới hạn về cả địa lý, thời gian và số lượng người dùng. Chỉ cần vài thao tác click chuột, thương hiệu của bạn đã được biết đến thông qua website của mình. Nhờ đó cải thiện vị thế cạnh tranh với những đối thủ khác và xây dựng một “gương mặt” của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường mục tiêu

2.3. Đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của trang web

Quản trị website giúp đảm bảo rằng trang web luôn ổn định và hoạt động hiệu quả. Điều này bao gồm cả việc kiểm tra và giải quyết các lỗi kĩ thuật, nâng cấp hệ thống và đảm bảo bảo mật thông tin.

\>>> Xem ngay: SEO Mũ Trắng Là Gì? Cách Thức Làm SEO White Hat Cho 2022

3. Những công việc khi quản trị website cần làm là gì?

Việc quản trị website chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là khi bạn cần mang đến một sự hiệu quả tối ưu nhất. Một người quản trị web cần làm những công việc như quản trị, cập nhập giao diện website, lập kế hoạch, tối ưu hóa web,.. Để biết chi tiết hơn mời bạn tham khảo các mục dưới đây!

3.1 Quản trị và cập nhật giao diện website

Điều đầu tiên gây ấn tượng với người dùng khi truy cập vào website đó chính là giao diện, cách sử dụng đơn giản và thân thiện với họ. Vậy nên, việc đầu tiên của những người quản trị website cần làm đó là xây dựng và cập nhật những giao diện ấn tượng và dễ dùng. Bạn cần chú ý những lỗi về ảnh, link, code web vì sẽ dễ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Giao diện của SEODO

3.2 Lập kế hoạch nội dung định kỳ

Việc update những thông tin mới, có tính giá trị luôn là việc làm cần thiết. Người quản trị website cần phải nắm rõ content hiện tại, trong tương lai xu hướng content như nào để đưa ra kế hoạch phù hợp, hẳn là phải bắt trend tốt, sử dụng câu từ thu hút, hấp dẫn được khách hàng. Nếu bạn có nhiều bài viết thì cần phải lưu ý về sự nhất quán trong việc thể hiện sứ mệnh mà doanh nghiệp mang lại. Đồng thời một việc cũng rất quan trọng đó là giới thiệu các sản phẩm, thương hiệu đến với người dùng.

3.3 Xây dụng kế hoạch tối ưu website

Bên cạnh content thì còn rất nhiều tiêu chí để cải thiện được thứ hạng tốt trên thanh công cụ tìm kiếm của Google. Người quản trị website thì cần biết cách xây dựng kế hoạch tối ưu website, trang bị đủ kiến thức cơ bản về SEO. Các keywork cần hấp dẫn đồng thời cũng phải dễ tìm kiếm.

3.4 Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu

Khi quản trị website, bạn cần đảm bảo rằng hoạt động của đường truyền hosting luôn diễn ra bình thường. Việc sao lưu dữ liệu rất quan trọng trong trường hợp xảy ra các sự cố, dễ dàng có phương án khắc phục, phục hồi về sau.

3.5 Quảng cáo website

Muốn website của bạn “nổi” trên thanh công cụ tìm kiếm thì bạn cần phải triển khai các hoạt động quảng cáo. Bên cạnh SEO, bạn cũng có thể chạy chiến dịch quảng bá trên Google Adwords. Cách tốt nhất để được biết đến nhiều là kết hợp nhiều phương pháp quảng cáo thay vì chỉ lo tập trung vào một mảng.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Quảng cáo

3.6 Đánh giá hoạt động quản trị website thường xuyên

Việc đánh giá lại hoạt động quản trị website là điều không thể thiếu. Ở bước này bạn cần review để đánh giá hiệu suất làm việc, nhận xét những thiếu sót cần cải thiện. Đồng thời, phải phát huy những ưu điểm để tối ưu trang và “lôi kéo” người dùng.

4. Những kỹ năng cần có của 1 nhà quản trị website

Vì quản trị website cần xử lý rất nhiều công việc từ bảo trì đến tối ưu hóa website, những việc này cần rất nhiều kỹ năng. Dưới đây SEODO đã lọc ra một số kỹ năng mà bạn có thể tham khảo để trang bị sẵn sàng khi trở thành một nhà quản trị website:

4.1 Biết sử dụng HTML

Quản trị web cần phải làm nhiều công việc để phát triển website nên biết sử dụng HTML là điều căn bản và tìm hiểu về plugin. Việc sử dụng thêm nhiều công cụ, nền tảng hoặc những lối tắt sẽ giúp công việc trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

4.2 Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa

Khác với content thì việc thiết kế website bạn không cần nắm bắt chuyên sâu về thiết kế đồ họa nhưng nếu có thể thì công việc sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Việc thiết kế, chỉnh sửa các hình ảnh là một trong những kỹ năng không thể thiếu của những người làm quản trị website.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Thiết kế đồ họa

4.3 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Kỹ thuật SEO sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra cách xếp hạng cao cho trang web và sản xuất nội dung ra sao để không bị phạt cũng rất quan trọng. Việc xếp hạng này nhiều khi sẽ không được đúng như kỳ vọng vì còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Tối ưu hóa từ khóa

4.4 Kỹ năng viết

Khả năng này tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra lại rất quan trọng đối với một nhà quản trị. Kỹ năng viết sẽ hỗ trợ các nhà quản trị web khi team bị thiếu đi tài nguyên, nhân viên. Khả năng này còn giúp sao chép được ưu điểm của những chiến dịch truyền thông xã hội.

4.5 Hoạch định chiến lược nội dung

Chiến lược nội dung đối với việc quản trị web vô cùng quan trọng vì việc thu hút người dùng đa phần dựa vào tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ. Tất cả các việc ấy đều nằm trong chiến lược nội dung. Đây là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp chăm sóc khách hàng theo cách chuyên nghiệp. Nhà quản trị web phải nghiên cứu các giải pháp cho những yêu cầu, mức độ hài lòng của khách hàng đối với website. Từ đó, đưa ra chiến lược nội dung giúp khách hàng tìm được điều họ cần ở trang mà doanh nghiệp đang phát triển.

5. Nhiệm vụ của 1 nhà quản trị website

Là một nhân viên quản trị website thì bạn cần hiểu biết về lập trình Javascript, PHP, HTML,…cũng như phụ trách những mảng nội dung được hiển thị để lôi kéo người đọc truy cập trang. Một số công việc của quản trị viên sẽ bao gồm:

  • Duy trì server
  • Tối ưu tốc độ website
  • Xây dựng các thành tố của website
  • Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty
  • Sửa lỗi code
  • Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website của bạn để tránh bị hacker xâm nhập.
  • Lỗi kỹ thuật
  • Đăng ký tên miền
  • Cài đặt plugin
  • Theo dõi traffic
  • Quản lý content up lên website

Để hoàn thành hết các công việc trên, quản trị website còn cần hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,… Lúc này, họ sẽ đóng vai trò giống như một người quản lý nắm tất cả những yếu tố tạo nên một website đúng chuẩn.

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Quản trị website và những công việc liên quan

6. Những công việc dành cho người mới làm quen với quản trị website

Dù bạn vẫn chưa biết gì về quản trị website hay bạn đã tự học quản trị web từ lâu rồi. Thì 13 công việc quản trị dưới đây cũng rất hữu ích cho bạn, nên đừng bỏ lỡ bất kì bước nào nhé!

  • Công việc hàng ngày:
  • Backup website: Bước dự phòng này giúp bạn dễ dàng khôi phục website khi web hay hosting gặp sự cố. Tốt nhất là bạn nên lưu trữ online và offline dữ liệu.
  • Quản lý uptime: Downtime là “ác mộng” với SEO cũng như conversion. Bạn nên thử đăng ký các công cụ checking trực tuyến miễn phí để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu bị downtime thường xuyên, bạn nên nghĩ đến việc đổi nhà cung cấp hoặc nâng cấp hosting.
  • Báo cáo bảo mật: Những rủi ro về bảo mật hay phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, đòi hỏi bạn phải cảnh giác để tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này.
  • Công việc hàng tuần:
  • Kiểm tra website, theme, plugin: Nên cập nhật những thay đổi mới nhất, để bảo vệ website khỏi nguy cơ bị rò rỉ thông tin bảo mật.
  • Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt khác nhau: Check website không bị lỗi format hay layout ở trên các trình duyệt khác nhau, sẽ giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.
  • Công việc hàng tháng, hàng quý:
  • Phân tích website: Công cụ như Google Analytics Search Console sẽ giúp kiểm tra website xem traffic đến từ đâu, đến từ từ khóa nào, bao nhiêu click…cũng như thay đổi các web kém chất lượng.
  • Kiểm tra loading time: Bạn nên kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng. Nhất là khi bạn có nhiều file media hay plugin dẫn đến việc website càng nặng và loading lâu hơn.
  • Kiểm tra form: Mỗi tháng, bạn phải lướt qua website 1 lần, điền thử các form nhằm đảm bảo người dùng không bị lỗi khi tương tác.
  • Loại bỏ thêm hoặc plugin không dùng: 3 tháng một lần, bạn nên lọc ra lượng theme hay plugin không cần thiết cho website. Xử lý bằng cách deactive rồi xóa hoàn toàn.
  • Kiểm tra lại backup: Các bước backup cần phải làm hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét định kỳ vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng và dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.
  • Tối ưu cơ sở dữ liệu: Các nền tảng như workpress ngày càng nặng hơn do các chức năng như nháp, comment spam, review lại bài post …. Vậy nên, thường xuyên tối ưu dữ liệu giúp cho website hoạt động tốt hơn.
  • Công việc hàng năm
  • Cập nhật copyright: Thông tin này trên menu footer cần cập nhật theo năm mới nhất. Nếu không, khách hàng sẽ không tin tưởng để liên hệ đến bạn.
  • Review, đánh giá plugin và theme: Xem xét các plugin và đánh giá hiệu suất. Bên cạnh đó, việc đảm bảo theme đang dùng đáp ứng tiêu chuẩn wordpress và cập nhật code nếu cần.

7. Những công cụ miễn phí giúp người quản trị web làm việc tốt hơn

Ngoài những kỹ năng chính ở trên thì những kỹ năng như quản trị bằng công cụ Google Analytics và Google Search Console, kỹ năng phân tích, tìm ra vấn đề kỹ năng giao tiếp và teamwork; có khả năng sáng tạo ra ý tưởng hấp dẫn; tỉ mỉ, có tính kỷ luật, tự sắp xếp cao. Nếu bạn sở hữu những kỹ năng này thì đó là một lợi thế lớn giúp bạn đi lâu dài và thăng tiến nhanh trong ngành SEO.

7.1 Google Analytics

Công cụ này hỗ trợ rất nhiều cho người quản trị website bởi những tính năng vượt trội giúp đo lường được doanh số bán hàng, lượt xem trang, số lần truy cập, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình,… Hơn nữa, Google Analytics còn cung cấp nhiều thông tin sâu như phương tiện đã được sử dụng để truy cập vào website, tốc độ truy cập Internet, vị trí địa lý của người truy cập,…

Những báo cáo, dữ liệu đó sẽ giúp trang web hoạt động tốt hơn, bạn biết được web nào khách hàng thường xuyên cũng như tương tác nhiều nhất để có hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, bạn còn nắm được thói quen của người dùng để theo dõi các giao dịch cho chiến dịch, từ khóa để điều chỉnh giúp tăng doanh số bán hàng, mức độ trung thành của khách hàng.

7.2 Google Search Console

Đây là công cụ giúp bạn hiểu được lý do vì sao người dùng tìm đến website, thông qua các keyword được tìm kiếm nhiều nhất, các liên kết dẫn đến website bạn có nguồn gốc từ đâu. Bên cạnh đó, công cụ sẽ thông báo cho nhà quản trị website những thông tin về số trang đã được index, lỗi được tìm bởi Googlebot. Thông tin về lỗi như malware gây hại cho người dùng, lỗi cản trở crawler index,…

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024
Công cụ quản trị website

7.3 SEOmoz’s Page Strength Tool

Công cụ SEOmoz’s Page Strength Tool sẽ giúp bạn phân tích, đánh giá về khả năng SEO của website doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa tìm kiếm hàng đầu. Công cụ còn cung cấp nhiều thông tin có giá trị về SEO thông qua bài viết trên website, blog,…Bên cạnh đó, sự tích hợp Open site Explorer cũng giúp phân tích hồ sơ backlink, đo lường các chỉ số media như Like, G+, share,…

Quản trị website hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết trên SEODO đã cung cấp cho bạn rất nhiều những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này . Mong tất cả những thắc mắc của bạn đã được giải đáp một cách rõ ràng nhất. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với công ty qua website: https://seodo.vn/ ngay nhé!

Những câu hỏi thường gặp về SEO:

Quản trị website là gì? Quản trị website thường sẽ bao gồm những công việc như duy trì server, thiết kế, sửa lỗi code, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, quản trị web còn bao quát việc quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO,.. để đảm bảo rằng website hoạt động trơn tru và nâng cấp trải nghiệm của người dùng.

Tầm quan trọng của quản trị website?

  • Phát triển lưu lượng truy cập vào website
  • Tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường mục tiêu
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của trang web

Chinh phục top Google nhờ những phương pháp tối ưu SEO trong các bài viết sau đây:

  • Referral traffic là gì? 8 cách cải thiện Referral traffic nhanh và hiệu quả nhất 2022
  • Bộ Công Cụ SEO Powersuite Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Cho Người Mới
  • Top 15+ cách tối ưu SEO hình ảnh năm 2022
  • SEO Local là gì? Làm chủ Local SEO, thống trị Google Map

Hướng dẫn làm trang quản trị cho web năm 2024

Mình là Thu Hoài – PGĐ SEODO phụ trách Sản Xuất với 5+ năm kinh nghiệm trong nghề, chinh chiến hơn 200+ dự án thành công trong đó các lĩnh vực khó và cạnh tranh như bất động sản, nội thất, Airway. Mình luôn quan niệm rằng: SEO là phải hiểu thương hiệu, hiểu sản phẩm/dịch vụ & hiểu khách hàng của họ. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ được sự đón nhận và ủng hộ từ phía các bạn