Hướng dẫn tháng 1 là tháng ăn chơi

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, hiểu sao cho đúng?

Nếu như với người Việt, Tết âm lịch quan trọng nhất trong năm, thì tháng Giêng là tháng được dành nhiều ưu tiên để nghỉ ngơi, tụ hội và chơi Lễ.

"Tháng Giêng là tháng ăn chơi", câu ca dao xưa hay được dùng như câu nói cửa miệng của nhiều người Việt hôm nay khi cho phép bản thân "xả hơi", thậm chí trì hoãn việc đi làm, đình trệ triển khai công việc để ưu tiên cho tháng đầu tiên của năm để đi chơi xuân, đi dâng hương cầu tài lộc, may mắn. Nếu xét từ quan niệm văn hóa, phong tục, thì việc cầu tài lộc, cầu an, may mắn cho gia đình trong một năm hoàn toàn phù hợp, vì đó là nhu cầu tinh thần để mong sự an yên cho một năm mới. Nhưng, lạm dụng quan niệm coi tháng Giêng là tháng "ăn chơi" để bê trễ công việc, để khiến cho bản thân trở nên lười biếng ngay sau Tết, sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân người ấy, thậm chí ảnh hưởng đến công việc và mất đi những cơ hội.

Hướng dẫn tháng 1 là tháng ăn chơi

Tháng Giêng là tháng được dành nhiều ưu tiên để nghỉ ngơi, tụ hội và chơi Lễ

Năm 2017, một số liệu do Quỹ Tiền tệ thế giới IMF ước tính rằng một ngày làm việc, nền kinh tế Việt Nam tạo ra 720 triệu USD. Như vậy, nếu như đem con số này nhân với kỳ nghỉ Tết dài của năm 2018, 2019 ( 7 và 9 ngày) sẽ cho thấy nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào. Nếu sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, lại tiếp tục "tháng Giêng là tháng ăn chơi" nữa, thì kết quả chúng ta có thể hình dung được. Thật ra, câu ca dao "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" xuất phát từ quan niệm, văn hóa sống của người nông dân xưa. Nước ta là đất nước nông nghiệp, người dân quanh năm trồng lúa, làm nông theo vụ mùa vất vả kéo dài.

Do vậy, tháng Giêng đầu tiên của năm, lại nhân là mùa xuân, ông cha ta ngày xưa đã tận dụng thành một kỳ nghỉ dài để chuẩn bị cho một năm lao động hăng say tiếp theo. Vì là tháng đầu tiên của năm mới, nên việc cầu an mong mưa thuận gió hòa, mong sức khỏe an khang hạnh phúc sẽ được người dân ưu tiên. Lễ hội Làng, Lễ cầu mùa màng, Lễ Đình, chùa….

Hướng dẫn tháng 1 là tháng ăn chơi

Tết Nguyên tiêu – Rằm tháng giêng, lễ rằm được xem là quan trọng nhất trong năm

Với những phong tục vừa mang tính cầu ước, vừa mang tính giải trí được người dân ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, với Tết Nguyên tiêu – Rằm tháng giêng, lễ rằm được xem là quan trọng nhất trong năm, ngoài chuyện làm Lễ cũng ông bà tổ tiên, thì việc nhân cớ đó để kéo dài một kỳ chơi xuân cho đến gần hết tháng Giêng lại là cái cớ vẫn được xem là "hợp lý". Nhưng cũng chính câu ca dao "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" lại là lời nhắc nhở nhẹ của ông cha với con cháu, có du xuân, có cầu may, nhưng đừng bê trễ công việc mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nhìn vào cuộc sống hôm nay, câu ca dao này vẫn được dùng làm một cơ rất "hợp lý" cho những cuộc du xuân thời hiện đại. Bạn có coi tháng giêng là tháng ăn chơi không? Quan niệm này có còn đúng?

Làm thế nào để bạn có một tháng Giêng thật ý nghĩa? Đón xem điểm hẹn livetream 10h00 ngày hôm nay để lắng nghe những câu chuyện thú vị từ khách mời trong ngày rằm tháng Giêng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Hướng dẫn tháng 1 là tháng ăn chơi

Copyright © 2008-2015 Công ty Cổ phần VCCorp - Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh
Hotline: (84)-4-73095555 (ext: 62173) - Email:
Địa chỉ: Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số: 278/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 6 năm 2017

Xem bản mobile

Chủ nhật, 30/01/2022 17:02 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Một năm đầy khó khăn thử thách đi qua. Đất nước đang thích nghi với dịch bệnh và chuyển sang trạng thái bình thường mới, kinh tế tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2022. Đây là cơ hội vàng để nước ta phục hồi kinh tế, bắt nhịp lại đà tăng trưởng bằng cách tập trung lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ Tết.

“Vui xuân” là thói quen của mỗi người dân Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Tết là điều kiện thuận lợi để “ăn chơi” bởi thời gian nghỉ dài ngày, mỗi người đều có tâm lý xả hơi sau một năm lao động vất vả. Đây cũng là thời gian người người, nhà nhà xum vầy, vui chơi, du xuân, đi lễ chùa, gặp gỡ, thăm viếng nhau, kết nối lại tình cảm. Nhiều người còn mong muốn có thêm thời gian rảnh rỗi để bù đắp những tháng ngày bận rộn công việc, đặc biệt với những người xa nhà…

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế, tâm lý “tháng Giêng là tháng ăn chơi” vẫn còn trong suy nghĩ của không ít người dân, kể cả cán bộ, công chức. Chính vì đó, có những làng nghề nghỉ hết tháng Giêng vui chơi hội hè; có những công nhân trì hoãn chưa quay trở lại công ty làm việc để nghỉ ngơi, thăm thú bạn bè; có những nhân viên công sở chểnh mảng công việc, đi chúc tết, đi chùa trong giờ làm việc những ngày đầu năm… Tâm lý ấy tạo thành “sức ỳ" đối với mỗi người, và hệ quả của nó là “sức ỳ” của cả xã hội và nền kinh tế.

Nghỉ ngơi, hưởng thụ là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, rõ ràng đây là thói quen xấu khi cả thế giới đang bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, cạnh tranh quốc tế gay gắt. Trong kỷ nguyên số với những thay đổi chóng mặt, tác phong công nghiệp tới từng phút từng giờ, thì việc lãng phí thời gian làm việc cho các nhu cầu cá nhân sẽ gây ra lãng phí rất lớn về nguồn lực xã hội, làm chậm tiến trình phát triển của đất nước, của từng doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Như vậy, bối cảnh xã hội này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi những thói quen không phù hợp.

Hơn nữa, suốt 2 năm vừa qua chúng ta phải đối đầu với dịch bệnh, kinh tế đình trệ, ngân quỹ quốc gia phải dồn sức cho công tác phòng chống dịch. Chỉ mấy tháng cuối năm, khi đã bảo phủ vắc xin và áp dụng trạng thái bình thường mới thì kinh tế nước ta mới có sự tăng trưởng đáng kể… Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tranh thủ thời gian vàng này tạo thành cơ hội đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Trước đây từng có đề xuất gộp Tết tây vào Tết ta để khắc phục tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Tuy nhiên, với mỗi người Việt Nam, Tết có ý nghĩa rất thiêng liêng. Vui xuân đón Tết vừa là dịp nghỉ ngơi, đoàn tụ sum vầy vui vẻ bên người thân, nhưng cũng là điểm khởi đầu cho một tinh thần mới, nguồn động lực mới, khí thế mới cho chặng đường phía trước. Tết không phải là nguyên nhân chính gây ra suy giảm năng suất lao động mà chính là tâm lý ăn chơi, chểnh mảng sau tết. Rõ ràng, đây là mặt chưa được, cần thay đổi để phù hợp với lối sống công nghiệp, văn minh, hiện đại.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1 ngày 28/1 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "Không để tháng Giêng là tháng ăn chơi" và yêu cầu “các cấp, các ngành đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ngay từ đầu năm, quyết tâm cao nhất đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2025”. Đây là yêu cầu vừa cấp bách vừa cần thiết nhằm quyết liệt thực hiện và phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022 mà Chính phủ đã đề ra./.

Thương Huyền

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM