Hướng dẫn thành lập chi đoàn mới trong doanh nghiệp

Chi đoàn là gì? Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn? Chức năng, nhiệm vụ của chi đoàn? Phân loại chi đoàn? Thủ tục thành lập đoàn cơ sở?

Trong giai đoạn hiện nay, thuật ngữ chi đoàn có lẽ là một trong số những cụm từ được nhắc tới khá nhiều trong cuộc sống thường nhật của mỗi người. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ chi đoàn là một tổ chức như thế nào và liệu tổ chức này sẽ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì? Chính vì vậy, để giúp người đọc hiểu hơn về tổ chức này, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều kiện tối thiểu, hướng dẫn thủ tục thành lập chi Đoàn cơ sở?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

Chi đoàn được hiểu cơ bản chính là tổ chức tế bào của tổ chức cơ sở Đoàn, đây cũng là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp các đối tượng là những thanh thiếu nhi. Chi đoàn là đơn trị trực thuộc của Tổ chức cơ sở Đoàn.

Chi đoàn sẽ có thể thành lập các phân đoàn. Chi đoàn thường sẽ sinh hoạt định kỳ 1 tháng 1 lần. Ở những nơi vùng sâu vùng xa, miền núi, nơi có đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng hoặc các đoàn viên thường xuyên đi công tác rời khỏi địa bàn nếu như các đoàn viên đó đã nhận được sự đồng ý của đoàn cấp trên thì các chi đoàn sẽ có thể định kỳ sinh hoạt 3 tháng 1 lần.

Một đơn vị sẽ có từ 2 chi đoàn trở lên và mỗi một đơn vị có ít nhất 30 đoàn viên có thể thành lập Đoàn cơ sở.

2. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn:

Điều kiện tối thiểu để thành lập nên một chi đoàn cơ sở đó là chi đoàn đó sẽ cần phải có từ 3 đoàn viên trở lên. Để mỗi một chủ thể có thể trở thành đoàn viên, mỗi thanh niên đều sẽ cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như sau:

– Các chủ thể hiện đang nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi.

– Mỗi chủ thể đều cần tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi một người thanh niên phải luôn luôn phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người đoàn viên sẽ cần phải có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; mỗi người cũng sẽ cần có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; mỗi người thanh niên để trở thành đoàn viên thì đều cần tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, các nhiệm vụ này gắn bó mật thiết với thanh niên.

– Mỗi chủ thể đều đã được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn.

– Mỗi chủ thể đều có lý lịch rõ ràng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, căn cứ theo phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn đó là các chủ thể sẽ cần phải đáp ứng đủ số lượng đoàn viên tối thiểu theo đúng các quy định của điều lệ đoàn. Nếu như trong trường hợp khi chưa đủ số lượng thành viên thì Đoàn cấp trên sẽ có trách nhiệm giới thiệu các chủ thể đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn cũng sẽ có thể thành lập các phân đoàn khác nhau.

3. Chức năng, nhiệm vụ của chi đoàn:

Các chi đoàn là một đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp từ Đoàn cơ sở nên chi đoàn sẽ là bộ máy có những vai trò quan trọng và sẽ trực tiếp giúp việc cho Tổ chức đoàn cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

– Các chi đoàn sẽ đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể là những cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

– Các chi đoàn sẽ tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho các đối tượng đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm mục đích để góp phần thực hiện các nhiệm vụ, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

– Các chi đoàn sẽ phối hợp với chính quyền và các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội để có thể làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng các cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia vào quá trình xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Như vậy, ta nhận thấy, các chi đoàn có những chức năng và nhiệm vụ khá quan trọng. Về cơ bản, các chi đoàn được thành lập đều hướng đến mục đích và nhiệm vụ đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể là những cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cung như thực hiện các nhiệm vụ, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

4. Phân loại chi đoàn:

Chi đoàn được phân thành các loại cụ thể như sau:

– Chi đoàn có tính chất đặc thù:

Chi đoàn có tính chất đặc thù được hiểu cơ bản chính là các chi đoàn được thành lập trong các tổ chức có tính chất đặc thù cụ thể chúng ta có thể kể đến như các tổ chức sau đây: thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác, hợp tác xã và nhiều tổ chức khác. Bởi vì các tổ chức có tính chất đặc thù là không cố định theo đơn vị địa lý hành chính nào hoặc các tổ chức có tính chất tạm thời nên những chi đoàn này nếu như đã có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên thì các chi đoàn này sẽ có thể trực thuộc đoàn cấp trên nơi trực tiếp nơi lập ra chi đoàn đó hoặc các chi đoàn này sẽ có thể trực thuộc đoàn cơ sở nơi các chi đoàn đó hoạt động.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ở trong các khu tập thể, khu nhà trọ của công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp hay nhiều khu vực khác nếu chưa có tổ chức Đoàn thì đoàn xã, phường, thị trấn nơi đó sẽ tiến hành thành lập các chi đoàn trực thuộc. Các chi đoàn này sẽ là hạt nhân quan trọng để các chủ thể trong đó sẽ có thể tiến tới thành lập tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp.

Việc thành lập chi đoàn ở những nơi đào tạo theo tín chỉ sẽ do ban chấp hành đoàn căn cứ cụ thể vào điều kiện cụ thể và đưa ra quyết định sao cho phù hợp trên cơ sở Hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Còn đối với những đơn vị có liên kết đào tạo, đoàn viên sinh sẽ hoạt động và chịu sự quản lý của chi đoàn, đoàn trường nơi các chủ thể là những đoàn viên hiện đang học tập.

– Chi đoàn tạm thời:

Chi đoàn tạm thời được hiểu cơ bản chính là những chi đoàn được thành lập và hoạt động trong khoảng thời gian ngắn cụ thể từ 1 đến dưới 6 tháng dựa theo tính chất khẩn cấp của hoàn cảnh cũng như căn cứ vào điều kiện thực tế.

Ví dụ cụ thể như trong các đội xung kích, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện khi các tổ chức này đã đáp ứng đủ điều kiện về số lượng đoàn viên thì các đội xung kích, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện cũng sẽ có thể đề nghị đoàn cấp trên thành lập chi đoàn tạm thời, sau đó sẽ thành lập ra ban chấp hành chi đoàn lâm thời, bí thư, phó bí thư, ủy viên và bàn giao nơi nhận.

Chi đoàn tạm thời được lập ra sẽ có nhiệm vụ tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của đoàn cấp trên nơi chi đoàn tạm thời hiện đang sinh hoạt, lao động, công tác, quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí và sẽ có nhiệm vụ phải giữ mối liên hệ với cấp bộ đoàn nơi thành lập.

5. Thủ tục thành lập đoàn cơ sở:

Trường hợp áp dụng thủ tục thành lập đoàn: Thủ tục thành lập đoàn sẽ được áp dụng đối với các đơn vị có đủ tiêu chuẩn để có thể thành lập chi đoàn, chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở, Đoàn tương đương cấp huyện theo đúng quy định của Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.

Quy trình, thủ tục thành lập đoàn bao gồm các bước sau:

– Bước 1: Cấp ủy Đảng hoặc lãnh đạo đơn vị sẽ gửi công văn kèm hồ sơ đề nghị thành lập để gửi đến tổ chức Đoàn có thẩm quyền thành lập (theo đúng các quy định của Điều lệ Đoàn). Công văn và Hồ sơ đề nghị thành lập bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cơ bản như sau:

+ Công văn đề nghị thành lập tổ chức Đoàn tại đơn vị.

+ Đề án thành lập tổ chức cơ sở Đoàn

+ Dự thảo phương hướng hoạt động trong thời gian lâm thời.

+ Danh sách trích ngang Ban Chấp hành lâm thời dự kiến.

+ Danh sách tổng hợp Đoàn viên, Đảng viên, Đoàn viên ưu tú (nếu có).

– Bước 2: Tổ chức Đoàn có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm phải tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, phối hợp trao đổi và thống nhất với lãnh đạo đơn vị (cần phải có Biên bản làm việc giữa tổ chức Đoàn có thẩm quyền và cấp ủy Đảng hoặc lãnh đạo đơn vị đề nghị thành lập tổ chức Đoàn) và Tổ chức Đoàn có thẩm quyền cần chuẩn bị quyết định thành lập.

– Bước 3: Tổ chức thực hiện lễ ra mắt và trao quyết định thành lập đối với các đơn vị .

Cũng cần lưu ý:

– Các cấp bộ Đoàn sẽ có trách nhiệm thực hiện việc rà soát và phải nắm tình hình của các chủ thể là những đoàn viên, thanh niên tại địa phương, đơn vị; Các cấp bộ Đoàn cần phải phát hiện những đơn vị đủ điều kiện thành lập tổ chức Đoàn; chủ động tiếp cận trao đổi với lãnh đạo đơn vị đó và đưa ra hướng dẫn các hồ sơ thủ tục để giúp các đơn vị thành lập tổ chức Đoàn.

– Sau khi tổ chức Đoàn đã được thành lập, đơn vị ra quyết định thành lập có trách nhiệm cần phải hướng dẫn cơ sở Đoàn mới thành lập phải thực hiện hồ sơ khắc con dấu theo đúng quy trình cụ thể.