Hướng dẫn thổi sáo recorder 7 lỗ

Sáo dọc Recorder là một trong số những loại sáo dễ thổi kêu thành tiếng nhất trong các loại nhạc cụ bộ hơi. Thiết kế của nó cho phép tạo ra âm thanh mà không cần kĩ thuật điều hơi phức tạp như sáo trúc , sáo ngang.

Cấu tạo miệng thổi là nằm dọc theo cây sáo, cũng vì thế khi thổi ta chỉ cần ngậm vào thổi nhẹ là phát ra tiếng kêu, kể cả người chưa thổi sáo bao giờ hay trẻ em rất nhỏ cũng sử dụng được.

Với cấu tạo các lỗ bấm đủ 3 quãng với các nốt thăng giáng đầy đủ nên có thể chơi mọi bài hát. Tuy nhiên âm thanh của sáo dọc hơi cao nên không được vang và da diết như các loại sáo khác.

Cấu tạo của Sáo dọc Recorder như thế nào?

Đầu tiên phải khẳng định rằng Sáo dọc Recorder là một nhạc cụ thực thụ không phải đồ chơi. Vì thế cấu tạo của nó vẫn cần tuân theo một quy chuẩn về nhạc lý.

1. Lịch sử hình thành và phát minh ra Sáo Recorder.

Thực ra sáo dọc Recorder được hình thành và phát triển dựa trên một loại sáo cổ có tên “Quena”. Quena là nhạc cụ được người dân thuộc nền văn minh INCA – Mỹ Latinh cổ đại chế tạo ra từ rất lâu đời. Gần giống với các cây Tiêu dọc của phương Đông.

Quenna – sáo cổ

Đến thế kỉ 15 thì người Châu Âu trung cổ cải tiến phát triển thành sáo Recorder và dùng nó trong các buổi diễn xướng hoà âm.

Recorder rất phổ biến đến thế kỉ 18 mới bắt đầu bị lu mờ bởi sáo ngang Flute do âm sắc cực hay của nó.

Tuy nhiên thời hiện đại sáo dọc lại vươn mình trở lại là một trong nhiều loại nhạc cụ phổ biến. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ban nhạc. Cũng đã có nhiều tác phẩm nhạc được viết riêng cho sáo Recorder. Người ta cũng bắt đầu nhận biết sự xuất hiện của sáo dọc Recorder như một loại nhạc cụ phổ biến nhất trong giáo dục nhạc lý căn bản.

2.Các loại sáo Recorder phổ biến hiện nay.

Có 4 loại sáo Recorder phổ biến nhất là Soprano, Alto, Tenor và Bass. Nhận biết chủ yếu qua kích thước và độ dài khác nhau của chúng.

Các loại sáo dọc Recorder phổ biến

Loại phổ biến hơn cả là Soprano với kích thước nhỏ và ngắn nhất. Cũng vì thế mà nó cho âm vực ở quãng cao phù hợp với giai điệu vui tươi nhỏ tuổi. Kích cỡ này cũng giúp sáo thổi ít tốn nhiều hơi hơn với các bạn nhỏ.

Các kích thước khác thường dùng trong biểu diễn nhiều hơn là giáo dục.

3. Vật liệu làm nên sáo dọc Recorder.

Có 3 vật liệu chính được sử dụng để làm sáo đó là Nhựa , Gỗ và Kim loại. Nhưng phổ biến nhất vẫn là sáo làm bằng nhựa.

Recorder được làm bằng nhựa vì giá cả hợp lý và đem lại âm thanh trong trẻo.Sáo recorder bằng nhựa có ưu điểm là bảo quản tương đối đơn giản. Trong quá trình sử dụng không bị thấm nước do đọng hơi gây mốc bên trong. Ngoài ra chất liệu nhựa còn cực kì bền dẻo chịu va đập tốt. Điều này khá an toàn với các bạn nhỏ do hay làm rơi rớt.

phu kien cac loai nhac cu gia re tai bien hoa

Sáo Recorder bằng gỗ có âm sắc đặc biệt phong phú mà ở sáo Recorder bằng nhựa thường không có. Tuy nhiên, sáo Recorder bằng gỗ sẽ có giá thành đắt hơn so với sáo Recorder bằng nhựa. Và đòi hỏi yêu cầu bảo quản cao hơn. Chúng có thể được làm bằng gỗ hồng sắc, gỗ mun, gỗ phong, gỗ Kingswood hoặc gỗ Castelo. Nhìn chung, các loại gỗ mềm hơn tạo ra âm thanh nhỏ hơn, các loại gỗ cứng hơn tạo ra âm thanh rõ hơn.

Sáo dọc Recorder gỗ

Sáo Recorder kim loại thường làm từ hợp kim thép và đồng. Chủ yếu dùng trong các buổi trình diễn. Do ngoại hình đẹp và âm thanh tạo ra rất lớn. Tuy nhiên lại ít phổ biến trong trường do giá thành rất cao cùng trọng lượng nặng không phù hợp với người chơi nhỏ tuổi.

4. Cấu tạo tổng thể của sáo dọc Recorder.

3 phần tháo rời được của sáo Recorder

Có thể chia các bộ phận của sáo Recorder thành 3 phần chính. Là Đầu thổi , Thân sáo và Đầu thoát hơi. Ở một số mẫu như Sáo Yamaha Recorder YRS-24 thì 3 bộ phận này có thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng.

cac-bo-phan-cua-sao-recorder

Phần đầu thổi sẽ có 2 phần là lỗ thổi và lỗ tạo âm. Lỗ thổi là phần người chơi có thể ngậm vào để đưa hơi vào bên trong sáo. Lỗ tạo âm sẽ tạo ra rung động không khí thành âm thanh truyền xuống phần dưới.

Thân sáo là phần tạo ra âm thanh với cao độ khác nhau thành các nốt nhạc. Gồm các lỗ bấm được sắp xếp theo tiêu chuẩn tạo ra đủ 7 nốt nhạc cơ bản và các nốt thăng giáng của nó.

Đầu thoát hơi gồm 2 lỗ nhỏ để hơi đi qua thoát ra bên ngoài sáo. Thường nằm ở gần cuối của thân sáo. Bên trên lỗ làm sạch của sáo 1 chút để thoát hơi nước ra bên ngoài.

Sáo dọc Recorder là nhạc cụ giáo dục phổ biến bậc nhất hiện nay.

Với tính dễ sử dụng và dễ dạy của mình. Sáo Recorder đang được nhiều trường ưu tiên đưa vào giảng dạy âm nhạc cho học sinh.

Hiện nay giá cho 1 cây sáo Recorder rất rẻ và dễ tiếp cận với các bạn học sinh. Chỉ từ vài chục ngàn đến 1-200 ngàn là đã có thể mua được 1 cây rồi.

Việc đặt mua lại càng đơn giản hơn khi quý vị có thể mua trực tiếp hoặc đặt giao tận nhà. Với khu vực Biên Hoà – Đồng Nai , cửa hàng nhạc cụ Ngọc Hưng Phát cung cấp nhiều mẫu mã khác nhau của loại sáo này. Thuộc nhiều thương hiệu nổi tiếng như Yamaha , Suzuki….

Vì là một loại nhạc cụ cơ học không phải điện tử. Nên quý vị có thể yên tâm mua hàng từ xa mà không lo trục trặc lỗi sản phẩm. Ngoài ra chế độ bảo hành chính hãng vẫn được áp dụng ngay khi quý vị đặt hàng.

Shop cũng nhận cung cấp số lượng lớn cho các nhà trường, lớp nhạc với chiết khấu ưu đãi. Vui lòng liên hệ trực tiếp nếu quý thầy cô cần số lượng nhiều phục vụ cho cơ sở giáo dục của mình.

Chủ đề