Huyện thanh sơn tỉnh phú thọ có bao nhiêu xã năm 2024

Tối 20/10, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Ảnh minh họa

Dự buổi Lễ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng lãnh đạo một số ban, ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Đọc diễn văn ôn lại kỷ niệm 190 năm thành lập và phát triển huyện Thanh Sơn, Bí thư Huyện ủy Đặng Quang Huy nêu rõ, Thanh Sơn là vùng đất cổ, vùng đất giao thoa hai nền văn hóa Việt-Mường. Xưa kia Thanh Sơn là vùng đất tiếp giáp với Phong Châu - Kinh đô của các Vua Hùng dựng nước, được thế hệ người Việt khai phá và xây dựng từ rất sớm. Từ thời Hùng Vương dựng nước, Thanh Sơn thuộc đất Bộ Văn Lang, một trong 15 bộ trung tâm của nước Văn Lang. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và thay đổi tên gọi khác nhau, đến mùa Thu năm 1833, dưới triều đại nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 14 đã cho tách huyện Thanh Xuyên của tỉnh Hưng Hóa thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy. Huyện Thanh Sơn chính thức có tên từ ngày đó với trụ sở đặt tại làng Phương Giao thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy ngày nay.

Sau 190 năm xây dựng, phát triển, trong đó, có gần bốn thập niên thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, với tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, Thanh Sơn từ một huyện miền núi nghèo, xuất phát điểm thấp đã vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng, bắt nhịp cùng sự phát triển đi lên của tỉnh và đất nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025, đến nay Thanh Sơn đã có 7/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Kinh tế - xã hội tiếp tục có bước phát triển vững chắc. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong ba năm vừa qua ước đạt 4.173 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước đạt 200 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm bình quân mỗi ha đất canh tác nông lâm nghiệp và thủy sản đã vượt 117 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 62,2%. Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo từ 28% năm 2011 giảm xuống còn 8,3%. Đến nay, huyện đã có 6 xã, 129 khu đạt chuẩn nông thôn mới. Nhiều dự án được đầu tư và đi vào sản xuất hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu ngân sách. Các thiết chế hạ tầng văn hóa, xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo và nâng cấp đồng bộ... tạo nên sức sống mới, diện mạo mới cho quê hương Thanh Sơn.

Những thành tựu trên là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, dân chủ, tư duy sáng tạo, đổi mới, thống nhất ý chí và hành động của Đảng bộ, nhân dân huyện Thanh Sơn. Đây cũng là tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện gặt hái những thành công tiếp nối, trước mắt là tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.

Với những thành tích và kết quả đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Sơn vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2003- cùng dịp kỷ niệm 170 năm thành lập huyện, Thanh Sơn vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trực tiếp trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 2009, Thanh Sơn được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm 2013, huyện được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 180 năm thành lập huyện.

Tại buổi Lễ, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu nhấn mạnh, huyện Thanh Sơn cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiên thắng lợi các mục tiêu “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã đề ra. Trong đó đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động nguồn vốn đầu tư đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa…

Dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tặng bức tranh chân dung Bác Hồ và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Sơn./.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang vừa ký ban hành Phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025, trình Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, phê duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang (Ảnh: Cổng TTĐT Phú Thọ).

Theo đó, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Phú Thọ đề nghị giữ nguyên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (13 huyện, thành, thị); sắp xếp, điều chỉnh với 80 ĐVHC cấp xã.

Số lượng ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ sau khi sắp xếp giai đoạn 2023-2025 là 177 (15 phường, 11 thị trấn và 151 xã). Số ĐVHC cấp xã giảm sau sắp xếp là 48 xã.

Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, dân số hơn 1,4 triệu người. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh)

Thành phố Việt Trì sẽ sáp nhập phường Vân Cơ và phường Nông Trang; sáp nhập phường Thọ Sơn và phường Bến Gót.

Tại huyện Đoan Hùng sáp nhập 3 xã Chân Mộng, Minh Phú và Vụ Quang; sáp nhập 3 xã Minh Tiến, Tiêu Sơn và Yên Kiện; sáp nhập 2 xã Hùng Long và Vân Đồn; sáp nhập xã Vân Du và xã Chí Đám; sáp nhập xã Minh Lương và xã Bằng Doãn; sáp nhập xã Sóc Đăng và thị trấn Đoan Hùng.

Sau khi sắp xếp, huyện Đoan Hùng có 14 ĐVHC cấp xã (giảm 8).

Huyện Hạ Hòa sáp nhập 3 xã Bằng Giã, Minh Côi và Văn Lang; sáp nhập xã Lang Sơn và Yên Luật; sáp nhập 3 xã Phương Viên, Gia Điền, Ấm Hạ; sáp nhập xã Hà Lương và Đại Phạm; sáp nhập xã Minh Hạc và thị trấn Hạ Hòa.

Sau sắp xếp, huyện Hạ Hòa sẽ có 13 ĐVHC cấp xã (giảm 7).

Huyện Thanh Ba sẽ sáp nhập 3 xã Vân Lĩnh, Đông Lĩnh và Đại An; sáp nhập 3 xã Võ Lao, Khải Xuân và Ninh Dân; sáp nhập xã Thanh Hà, Sơn Cương và Chí Tiên; sáp nhập 3 xã Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn và Lương Lỗ; sáp nhập xã Đồng Xuân và thị trấn Thanh Ba.

Sau sắp xếp, huyện Thanh Ba có 10 ĐVHC cấp xã (giảm 9).

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Phú Thọ).

Huyện Cẩm Khê sáp nhập 3 xã Tuy Lộc, Ngô Xá và Thụy Liễu; sáp nhập 3 xã Cấp Dẫn, Xương Thịnh và Sơn Tình; sáp nhập xã Phú Khê, Tạ Xá và Yên Tập; sáp nhập 3 xã Phú Lạc, Chương Xá và Văn Khúc.

Sau sắp xếp, huyện Cẩm Khê có 16 ĐVHC cấp xã (giảm 8).

Huyện Phù Ninh sáp nhập 3 xã Phú Nham, Gia Thanh và Tiên Du; sáp nhập 3 xã Bảo Thanh, Hạ Giáp và Trị Quận; sáp nhập xã Liên Hoa, Lệ Mỹ và Phú Mỹ. Sau sắp xếp, huyện này có 11 ĐVHC cấp xã (giảm 6).

Huyện Lâm Thao sáp nhập 3 xã Xuân Huy, Thạch Sơn và Xuân Lũng. Sau sắp xếp, huyện Lâm Thao có 10 ĐVHC cấp xã (giảm 2).

Huyện Tam Nông sẽ sáp nhập xã Thanh Uyên và Hiền Quan; sáp nhập xã Quang Húc và Tề Lễ; sáp nhập xã Hương Nộn và thị trấn Hưng Hóa. Sau sắp xếp, huyện có 9 ĐVHC cấp xã (giảm 3).

Huyện Thanh Thủy sáp nhập 2 xã Đoan Hạ và Bảo Yên; sáp nhập xã Thạch Đồng và Xuân Lộc; sáp nhập xã Tân Phương và thị trấn Thanh Thủy. Như vậy, huyện Thanh Thủy sẽ có 8 ĐVHC cấp xã (giảm 3).

UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, năm 2024 sẽ hoàn thiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2023-2025 báo cáo Chính phủ. Đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị hình thành sau sắp xếp.

Đến năm 2025, Phú Thọ chỉ đạo các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả.

Sẽ tiếp tục sắp xếp 6 huyện và trên 20 xã

Ngoài việc dự kiến phương án thực hiện sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã nêu trên, giai đoạn 2026-2030 tỉnh Phú Thọ dự kiến có 6 huyện và trên 20 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp cấp ủy, chính quyền cấp huyện rà soát các phương án để lựa chọn, thống nhất phương án sắp xếp đảm bảo vừa thuận lợi, phù hợp về địa hình và đồng nhất về tập quán sản xuất, kinh doanh, tập quán văn hóa giữa các địa phương sắp xếp.

Chủ đề