Indirect exporting là gì

Đặc điểm của xuất khẩu gián tiếp

a. Trường hợp áp dụng

Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) thường được áp dụng trong những trường hợp phổ biến sau:

Công ty chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, như nhu cầu và cầu cụ thể, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh.
Lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường,
Quy mô kinh doanh còn nhỏ,
Các nguồn lực có hạn, chưa thể dàn trải các hoạt động ở nước ngoài.
Cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi ro cao.
Rào cản thương mại từ phía Nhà nước.

b. Hình thức tiến hành

Công ty có thể xuất khẩu gián tiếp theo một trong các hình thức sau:
Thông qua công ty thương mại xuất khẩu hay nhà xuất khẩu chuyên doanh,
Qua tổ chức mua gom hàng và xuất khẩu,
Qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh Marketing riêng của họ.
Qua một công ty quản lý xuất khẩu

Tóm lại, công ty có thể tiến hành linh hoạt qua môi giới, đại lý xuất khẩu hay uỷ thác xuất khẩu.

c. Ưu nhược điểm

Đối với xuất khẩu gián tiếp này, ưu điểm chính là sản phẩm của công ty vẫn được thâm nhập kịp thời thị trường nước ngoài, tạo dựng được hình ảnh của doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu gián tiếp đã phát sinh thêm những chi phí trung gian, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Mặt khác, doanh nghiệp không biết được kịp thời nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài cũng như tâm lý thị hiếu của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm.

Nội dung liên quan:

  • Một số kỹ thuật nghiên cứu thị trường của PR
  • Những kịch bản phát triển trung tâm mua sắm
  • Lịch sử logo Pepsi

Video liên quan

Chủ đề