Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém THCS 2022 -- 2022

Căn cứ vào Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định dạy thêm, học thêm.              
          Căn cứ  về thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục –Đào tạo huyện Kế Sách

 Căn cứ kế hoạch năm học 2020–2021 của trường THCS An Lạc Tây
         Căn cứ vào nghị quyết BĐD hội CMHS đầu năm
2020–2021

Trường THCS An Lạc Tây xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh Yếu, Kém năm học 2020–2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

    -  Nhằm củng cố, bổ sung, hệ thống kiến thức cho một số học sinh có nhận thức chậm và lực học Yếu, Kém ở một số môn.

- Giảm tỉ lệ học sinh Yếu, Kém, lưu ban, và học sinh bỏ học do Yếu, Kém.
2. Yêu cầu:

  - Giáo viên được phân công phụ đạo học sinh Yếu, Kém cần xây dựng bài soạn đầy đủ với kiến thức cơ bản, cần thiết theo nhu cầu của học sinh. Các chủ đề phụ đạo cần thống nhất theo bộ môn, đảm bảo yêu cầu và phù hợp với nhận thức của học sinh.

- Các tổ chuyên môn có môn phụ đạo cần lập kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường.

 - Các giáo viên trong quá trình phụ đạo cần đảm bảo tính hệ thống, chú trọng phát triển tư duy và kỹ năng học tập, phương pháp nhận thức của môn học.

 - Phụ đạo bình thường thực hiện song song vừa bổ sung kiến thức cơ sở dùng để phục vụ ngay bài học của chương trình.

II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:

1. Số môn tổ chức phụ đạo:

- Thời gian tổ chức phụ đạo: Trong cả năm học (HKI từ 01/10/2020 đến 14/12/2020; HKII từ 10/02/2020 đến 25/4/2021)

- Tập trung vào các  môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lý, Hoá.

- Các tổ chuyên môn và cá nhân phải có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém: Gồm nội dung, thời lượng, mức độ kiến thức và yêu cầu đạt được.

- Trong quá trình tổ chức cần kết hợp với phụ huynh học sinh, bằng cách thông qua hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm học.

2.Thời lượng phụ đạo:

- Mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết

- Số tiết ở các môn: Toán 3 tiết/tuần; Văn, T.Anh 2 tiết/tuần; Lý, Hóa 1 tiết/ tuần).

- Thời gian cụ thể: Ngoài các tiết tăng tiết trong TKB chính khóa. Thực hiện thêm theo TKB trái buổi.

3. Nội dung phụ đạo:

-  Nội dung ôn tập, phụ đạo chủ yếu tập trung vào việc bù lấp những kiến thức còn thiếu hụt, những kỹ năng còn yếu của học sinh từ những học kỳ, năm học trước. Củng cố, ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu những kiến thức đã học để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học đã quy định.

- Chương trình phụ đạo thực hiện theo kế hoạch phụ đạo đã được tổ, nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng cho từng khối lớp. Trong quá trình phụ đạo, có thể điều chỉnh kế hoạch, nội dung và phương pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh.

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban giám hiệu:

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh Yếu, Kém.
        - Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

2. Tổ trưởng chuyên môn:

- Chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về việc về công tác quản lý tổ viên về công tác phụ đạo.

- Xây dựng kế hoạch phụ đạo bộ môn, phân công giảng dạy và quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của giáo viên; điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.

- Tổ chức rút kinh nghiệm việc phụ đạo và báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ với nhà trường.

3. Giáo viên bộ môn:

- Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch phụ đạo đã được thống nhất ở tổ chuyên môn và kế hoạch của nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ, giúp các em đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.

- Trong quá trình phụ đạo cần lưu ý nắm bắt được đối tượng, năng lực nhận thức, phát hiện hổng về kiến thức, chưa có phương pháp nhận thức môn học, thống nhất về nội dung giảng dạy giữa chính khóa, phụ đạo, và tự học, sử dụng các hình thức tổ chức học tập, phát huy ưu thế học nhóm trong đó chú trọng sự tương trợ giữa học sinh học khá dành cho học sinh học yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiết học, không khí học tập sôi nổi, học sinh học tập tích cực.

- Thông báo thường xuyên về tình hình phấn đấu, học tập của học sinh cho GVCN để có biện pháp giáo dục, duy trì sĩ số học phụ đạo.

- Nghiêm cấm việc dạy thiếu trách nhiệm gây tốn kém thời gian, tiền của của học sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thanh danh nhà giáo, làm mất lòng tin của học sinh và phụ huynh đến nhà trường và giáo viên.

- Những học sinh có kết quả kiểm tra Yếu, Kém giáo viên sắp xếp thời gian bồi dưỡng kịp thời ngoài số tiết đã phân công theo quy định ngay sau thời điểm có kết quả kiểm tra, bố trí kiểm định lại kết quả học tập của học sinh nhằm giảm tỉ lệ lưu ban, và bỏ học.

4. Giáo viên chủ nhiệm:

- Phối hợp với giáo viên bộ môn quản lý, đôn đốc học sinh tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo theo lịch của nhà trường.

- Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để phối hợp, động viên các em tham gia học tập đầy đủ.

- Thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh về quá trình giảng dạy, bồi dưỡng của giáo viên bộ môn với lớp, nhằm ngăn chặn thái độ, hành vi tiêu cực gây tổn hại đến quyền lợi của người học, mục tiêu, uy tín nhà trường.

- Tuyên truyền và làm tốt công tác tư tưởng với cha mẹ học sinh về quan điểm, lập trường, thái độ nghiêm túc của nhà trường về vấn đề phụ đạo học sinh yếu.

Trên đây là kế hoạch tổ chức dạy học phụ đạo học sinh Yếu, Kém năm học 2020–2021 của trường THCS An Lạc Tây. Các tổ chuyên môn căn cứ thực hiện theo nhiệm vụ được phân công và kế hoạch của nhà trường. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc cần trao đổi với PHT để giải quyết.


                                                                                      P.HIỆU TRƯỞNG

                                                                               Nguyễn Văn Chắn

Video liên quan

Chủ đề