Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó

  • Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải Câu hỏi 4 trang 57 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Hà Thúy Quỳnh (Giáo viên VietJack)

Câu hỏi 4 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

Quảng cáo

Lời giải:

Dung môi trong các trường hợp đó là nước

Các chất tan là muối, acetic acid, đường hóa học, ...

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Dung môi là gì? Đây là câu hỏi khá quen thuộc đối với những ai vừa sử dụng hóa chất và những người vừa làm việc tại các phòng thí nghiệm. Thực ra, thuật ngữ “Dung môi” không mấy xa lạ với hầu hết chúng ta. Nhưng liệu mấy ai trong số đó nắm được những kiến thức về Dung Môi hay chúng ta chỉ biết đơn giản nó là một chất dùng để hòa tan một chất khác để tạo ra dung dịch. Bạn có biết về tính chất lý hóa, sự phân loại dung môi và một số dung môi thường gặp trong công nghiệp cũng như ứng dụng của nó trong cuộc sống hay bạn có quan tâm đến sự độc hại và cách phòng tránh các dung môi này như thế nào chưa?

Nếu chưa, bạn cũng đừng quá lo lắng. Công ty Trung Sơn sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc này.

Bây giờ hãy cùng Trung Sơn bắt đầu tìm hiểu dung môi là gì nào.

Dung môi là một chất hóa học dùng để hòa tan một chất tan rắn, lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một thể đồng nhất. Với mỗi chất khác nhau có thể hòa tan trong một thể tích dung môi nhất định ở một nhiệt độ quy định.

Dung môi được ứng dụng khá phổ biến trong công nghiệp như Dung môi hữu cơ được sử dụng chủ yếu trong công tác làm sạch khô, chất pha loãng sơn, chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy keo, … Việc sử dụng các dung môi vô cơ (trừ nước) thường được giới hạn trong nghiên cứu hóa học và một số quy trình công nghệ.

Dung môi có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như rắn, lỏng, khí.

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
Các dạng dung môi

Có rất nhiều cách để phân loại, tiêu biểu, ta thường chia thành các loại dung môi chính sau đây:

Thứ nhất, Dung môi công nghiệp có 2 dạng

    • Dung môi hữu cơ có nghĩa là dung môi chứa carbon như là một phần cấu tạo của nó. Các dung môi hydrocarbon và oxy hóa là các ví dụ về các loại dung môi hữu cơ có thể hòa tan hiệu quả nhiều vật liệu.
    • Dung môi vô cơ nghĩa là dung môi không chứa cacbon. Nước là một trong những dung môi vô cơ

Thứ hai, dựa vào các hằng số điện môi của dung môi, tính phân cực mạnh của nước được lấy làm chuẩn, ở 20°C, hằng số điện môi là 80,10. ta chia thành:

    • Dung môi phân cực các dung môi có hằng số điện môi lớn hơn 15.
    • Dung môi không phân cực là các dung môi có hằng số điện môi nhỏ hơn 15.

Thứ nhất, Dung môi công nghiệp Methanol

Methanol hay còn được gọi là methyl alcohol, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu gỗ. Đây là một trong những dung môi công nghiệp bạn nên biết bởi nó có rất nhiều tính năng và công dụng nổi bật. Loại dung môi này có công thức hóa học là CH3OH. Đây là một hợp chất hóa học có khả năng hòa hợp với nước, rượu, các dung môi khác.

Thứ hai, Dung môi công nghiệp Isobutanol

Isobutanol là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là (CH3)2CHCH2OH. Đây là chất lỏng không màu, dễ cháy, có mùi đặc trưng chủ yếu dùng làm dung môi với một số vai trò quan trọng trong công nghiệp cụ thể như: Làm nguyên liệu sản xuất isobutyl acetate – một chất được dùng làm dung môi pha sơn, và là hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, là chất dung môi pha sơn, chất tẩy sơn, là thành phần trong sản xuất mực in, …

Thứ ba, Dung môi công nghiệp ACETONE(C3H6O)

Acetone có công thức hóa học là C3H60. Đây là hóa chất tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi nhanh, có mùi ngọt gắt. Có thể nói Acetone tan hoàn toàn trong nước và nhiều loại dầu mỡ động vật và thực vật thậm chí là cả các loại nhựa tổng hợp và các chất tổng hợp. Với các đặc điểm của mình, Acetone được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất và đời sống.

Thứ tư, Dung môi công nghiệp Toluene

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
Dung môi công nghiệp TOLUEN

Toluene có công thức hóa học là C7H8. Đây là một chất lỏng khúc xạ, trong suốt, không màu, độ bay hơi cao, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, ether, acetone và hầu hết các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước. Toluene được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

Sản xuất sơn, là một thành phần không thể thiếu của sản phẩm tẩy rửa, sản xuất thuốc nhuộm, phụ gia nước hoa, …

Thứ năm, Dung môi công nghiệp Xylen

Dung môi Xylene có công thức hóa học là C8H10. Đây là một trong các loại dung môi công nghiệp bạn nên biết. Bởi nó có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp in ấn, sơn dầu, cao su. Loại dung môi này tồn tại ở dạng lỏng không có màu, trong suốt, mùi khá dễ chịu. Khả năng bay hơi của Xylen ở mức trung bình. Hơi xylen nặng hơn không khí và rất nguy hiểm bởi ngay cả trong điều kiện bình thường nó cũng có khả năng bắt cháy.

Thứ sáu, Dung môi công nghiệp etanol (C2H6O hoặc C2H5OH )

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
Dung môi công nghiệp ETHANOL

Cồn etanol – một chất lỏng không màu, trong suốt, có mùi thơm đặc trưng và dễ chịu, tan vô hạn trong nước. Cồn công nghiệp rất dễ cháy. Điều đặc biệt là khi cháy nó không tạo ra khói với ngọn lửa có màu xanh da trời. Cồn công nghiệp được sản xuất bằng cách lên men các sản phẩm nông nghiệp (sắn, ngô..) và rỉ đường. Đây là một loại dung môi để hòa tan chất khác rất hiệu quả.

Ngoài ra, còn có rất nhiều dung môi khác nhưng trên đây là những loại bạn dễ bắt gặp nhất trong công nghiệp.

Bảng tính chất của các dung môi phổ biến

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
Bảng tính chất của các dung môi phổ biến

Ngoài ra, Dung môi còn có thêm một số tính chất như

Tính dễ cháy

Hầu hết các dung môi hữu cơ đều dễ cháy hoặc rất dễ cháy, tùy thuộc vào tính dễ bay hơi của chúng. Hỗn hợp của hơi dung môi và không khí có thể phát nổ. Hơi dung môi nặng hơn không khí, chúng sẽ chìm xuống đáy và có thể di chuyển trong một khoảng cách lớn mà gần như không bị pha loãng.

Cả diethy ether và carbon disulfide đều có nhiệt độ tự cháy rất thấp, điều này làm tăng đáng kể nguy cơ cháy. Nhiệt độ tự cháy của carbon disulfide là dưới 100oC (212oF), do đó những vật như đường ống hơi nước, bóng đèn, tấm sưởi và mỏ đốt Bunsen mới tắt đều có khả năng làm cho hơi của những dung môi này bắt cháy.

Sự hình thành peroxide (ôxi già) dễ nổ

Các Ête như ête diethyl và tetrahudrofuran (THF) đều có khả năng tạo ra các peroxide hữu cơ rất dễ nổ khi tiếp xúc với ôxy và ánh sáng, thông thường THF có khả năng tạo ra peroxide cao hơn ête diethyl. Diisopropyl ether là một trong số các dung môi dễ bắt nổ nhất.

Có thể bạn quan tâm: Sodium chloride là gì? NaCl là gì? Những điều cần biết về hóa chất này

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
ỨNG DỤNG CỦA DUNG MÔI

Chúng ta không thể nào phủ nhận được hết những công dụng của Dung môi đúng với cuộc sống đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Dưới đây là những ứng dụng nổi bật của Dung môi

    • Dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ có tính ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế biến cũng như công nghiệp sản xuất như: chất tẩy sơn đánh móng tay (ethyl acetate), chất pha loãng sơn (nhựa thông), chất sử dụng trong nước hoa (ethanol), chất dùng trong chiết xuất dược phẩm và tổng hợp hóa học khác.
    • Dung môi công nghiệp còn được ứng dụng trong khoa học nghiên cứu và trong một số quy trình công nghệ nhất định.
    • Thêm vào đó, trong đời sống của chúng ta luôn tiếp xúc và sử dụng những dụng cụ có chất liệu được làm từ nhựa, sơn, cao su, keo dán, mực in… Để có được tất cả những thứ đó, một trong những dung môi không thể thiếu chính là dung môi công nghiệp Methanol.
    • Dung môi công nghiệp Isophorone còn là dung môi thông dụng trong các ngành sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các ngành sản xuất polyme tự nhiên và sợi tổng hợp cũng thường sử dụng loại dung môi này. Với khả năng hòa tan tốt các chất béo và các loại dầu nên dung môi này cũng thường được sử dụng với mục đích này trong các ngành công nghiệp hóa dầu
    • Có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp in ấn, sản xuất sơn dầu, mực in, cao su và da thuộc, làm thành phần trong vecni … Tham gia vào sản xuất các loại chất tẩy rửa, hóa chất tẩy rửa đặc dụng cho kim loại, vật liệu bán dẫn.
    • Ngoài ra, một số dung môi thích hợp đựơc đưa vào đường truyền khí và xăng để ngăn chặn đông đá vào mùa đông ( ở những xứ lạnh), IPA cũng là chất làm lạnh có ích trong hệ thống điều hoà khí và đông lạnh.

  • Thương hiệu: Exxon Mobil – Mỹ
  • Tên gọi khác: Toluen, mêtyl benzene, phenyl mêta
  • Công thức: C7H8
  • Quy cách: 179kg/phuy
  • Khối lượng phân tử: 92.14 g/mol
  • Tỉ trọng: 0.8669 g/cm3.

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DUNG MÔI ĐẾN CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

Các mối nguy hiểm đối với sức khoẻ nói chung liên quan đến dung môi bao gồm nhiễm độc hệ thần kinh, tổn hại khả năng sinh sản, tổn hại gan và thận, suy hô hấp, ung thư và viêm da.

    • Đặc trưng chung của dung môi hữu cơ là tính dễ bay hơi, nên có nhiều khả năng gây tác động có hại đến con người qua đường hô hấp.
    • Xăng và sơn là hai thứ  phát xả VOCs nhiều nhất. Chúng ít gây độc mãn tính mà chủ yếu gây độc cấp tính như chóng mặt, say nôn, sưng mắt, co giật, ngạt viêm phổi.
    • Toluen, với một lượng nhỏ đã gây cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, nếu nồng độ cao hơn có thể gây ảo giác, choáng ngất.
    • Nhiều dung môi có thể gây ra bất tỉnh đột ngột nếu hít phải một lượng lớn. Các dung môi như diethyl ether và chloroform đã được sử dụng trong lĩnh vực y tế dưới dạng chất gây mê, thuốc giảm đau và thuốc ngủ trong một thời gian dài. Ethanol (rượu ngũ cốc) là dược phẩm an thần được sử dụng và lạm dụng một cách rộng rãi. Diethyl ether, chloroform và nhiều loại dung môi khác (ví dụ: có nguồn gốc từ xăng hoặc keo dán) được sử dụng để tiêu khiển được biết đến như trò “hít keo”, thường dẫn đến những tác động nguy hiểm và lâu dài đến sức khỏe như nhiễm độc thần kinh hoặc ung thư
    • Methanol có thể gây mù vĩnh viễn và tử vong; nó cũng rất nguy hiểm bởi khi cháy với ngọn lửa không nhìn thấy.
    • Benzen tích luỹ này có thể gây các biểu hiện bệnh lý: Gây ra sự tăng tạm thời của bạch cầu; gây ra sự rối loạn oxy hoá – khử của tế bào dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể; nếu hấp thu nhiều benzen cơ thể sẽ bị nhiễm độc với các hội chứng khó chịu, đau đầu, chóng mặt, nôn, có thể dẫn đến tử vong vì suy hô hấp.
    • Hiểm họa rất lớn nhất đến từ dung môi đến môi trường đó là sự cố tràn hoặc rò rỉ các dung môi và ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Vì dung môi dễ dàng di chuyển trong một khoảng cách đáng kể, nên sự ô nhiễm đất là khó tránh khỏi.
    • Có thể có khoảng 5000 khu vực trên toàn thế giới đã bị ô nhiễm dung môi dưới bề mặt, điều này đặc biệt nguy hại cho sức khỏe nếu tầng chứa nước bị ảnh hưởng.
    • Tránh tiếp xúc với hơi dung môi bằng cách trang bị cho mình những dụng cụ và đồ dùng bảo hộ thích hợp.
    • Giữ các bình chứa luôn ở tình trạng đóng kín
    • Dung môi dễ bắt cháy vì vậy không được sử dụng ngọn lửa gần các dung môi dễ cháy; sử dụng thiết bị sấy điện thay thế.
    • Dung môi rất dễ dàng di chuyển vì vậy không được xả các dung môi dễ cháy xuống cống; đọc kĩ các bảng thông số an toàn để biết cách thải bỏ thích hợp.
    • Tránh để dung môi tiếp xúc với da – nhiều dung môi rất dễ hấp thụ qua da. Chúng có xu hướng làm khô da và có thể gây ra lở loét và các vết thương trên da.

Tham khảo thêm bài viết khác: (NH4)2SO4 là gì? Tính chất lý hóa, Ứng dụng & Cách điều chế (Nh4)2So4

Kể tên 2 dung dịch và cho biết chất tan dung môi của dung dịch đó
TRUNG SƠN – NƠI CUNG CẤP DUNG MÔI AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

Bên cạnh những tích cực mà dung môi mang đến thì chúng ta cũng nhìn thấy rõ những tác hại của nó. Vì vậy việc mua dung môi chất lượng cũng như sử dụng đúng cách nó là rất quan trọng. Như vậy, không chỉ bảo vệ chính bản thân bạn mà còn giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên chọn đại lý nào để mua dung môihóa chất thì đừng nên bỏ qua Công Ty Trung Sơn của chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất, đặc biệt đã có giấy phép kinh doanh các mặt hàng hóa chất, đảm bảo sẽ đem đến bạn những sản phẩm chất lượng và có xuất xứ rõ ràng.

Tóm lại, qua bài viết trên Trung Sơn đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức về dung môi như khái niệm, tính chất lý hóa, phân loại một số hóa chất dung môi thường dùng trong công nghiệp cũng như ứng dụng của Dung môi đối với cuộc sống. Và làm thế nào để hạn chế tính nguy hiểm của các loại dung môi. Hi vọng bạn có thể giúp ích được cho hiểu biết của bạn về Dung môi.

Tìm đến Trung Sơn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến DUNG MÔI. Tìm đến với chúng tôi bằng cách nhanh chóng liên lạc trực tiếp qua website này.

Hoặc thông qua Hotline: (028) 3811 9991