Khấu hao tích lũy là gì năm 2024

Hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do tham gia sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật,… trong quá trình hoạt động của TSCĐ.

1. Lũy kế là gì?

Lũy kế (Commulative) là số liệu được tính toán và cộng dồn lại theo từng kỳ. Số liệu sau khi đã cộng dồn theo từng đợt được quy định cứ thế được cộng dồn nối tiếp nhau. Nói cách khác, lũy kế là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau.

Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế các tháng trước

2. Hao mòn lũy kế tài sản cố định là gì?

Trong kế toán, hao mòn lũy kế TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.

Cuối mỗi tháng, kế toán phải trích khấu hao TSCĐ cho các bộ phận. Số liệu đưa vào bảng cân đối kế toán của chỉ tiêu hao mòn lũy kế là số dư có của tài khoàn 214.

Về nguyên tắc: mọi TSCĐ có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành.

\>> Trải nghiệm ngay công cụ hỗ trợ kế toán và nhà quản trị

3. Quy định liên quan đến xác định giá trị hao mòn TSCĐ

Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại TSCĐ.

  • Thời gian sử dụng TSCĐ phải được cơ quan quản lý trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Nếu doanh nghiệp muốn nâng cấp hay tháo dỡ TSCĐ để nâng thời gian sử dụng TSCĐ. Phải có biên bản trình bày các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. Đồng thời tính thời gian sử dụng mới và đăng ký lại với cơ quan quản lý.

Thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình do doanh nghiệp tự quyết định. (Không quá 20 năm và không dưới 3 năm).

Đối với những tài sản được nhà nước giao quản lý phải được tính hao mòn hàng năm. (Trừ những TSCĐ đặc biệt). Với TSCĐ doanh nghiệp thuê ngoài sử dụng tạm thời, TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước.

Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.

Các TSCĐ không phải tính hao mòn:

  • TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
  • TSCĐ chưa tính hao mòn đủ mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được nữa.

4. Phương pháp tính hao mòn TSCĐ

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

Hàng năm, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của TSCĐ theo công thức:

Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N

Nếu thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi. Doanh nghiệp phải xác định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ:

Hao mòn TB năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán / Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ

Khấu hao lũy kế là sự tích lũy khấu hao của tài sản cho đến một thời điểm nằm trong vòng đời sử dụng. Khấu hao lũy kế là một tài khoản contra tài sản, được ghi vào bên có và làm giảm tổng giá trị tài sản.

Hiểu rõ hơn về khấu hao lũy kế

Theo nguyên tắc phù hợp nằm trong những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP), chi phí phải được ghi nhận cùng với kì mà khoản doanh thu liên quan phát sinh. Bằng khấu hao, doanh nghiệp sẽ ghi nhận một phần của giá trị tài sản vốn là một chi phí vào mỗi năm trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản đó. Nghĩa là với việc sử dụng tài sản vốn mỗi năm để tạo ra doanh thu thì chi phí sử dụng tài sản đó cũng được ghi nhận.

Khấu hao lũy kế là tổng giá trị đã khấu hao của một tài sản tại một thời điểm. Vào mỗi kì, phần chi phí khấu hao trong kì sẽ được cộng vào mục khấu hao lũy kế đầu kì. Giá trị sổ sách của một tài sản trong bảng cân đối kế toán là kết quả của chi phí ban đầu trừ cho khấu hao lũy kế của tài sản đó. Vào cuối vòng đời sử dụng, giá trị sổ sách của tài sản sẽ bằng với giá trị còn lại của tài sản đó.

Khi ghi nhận khấu hao vào sổ cái chung, doanh nghiệp sẽ ghi nợ khoản chi phí khấu hao và ghi có phần khấu hao lũy kế. Chi phí khấu hao sẽ ảnh hưởng đến bản báo cáo kết quả kinh doanh trong kì mà nó được ghi nhận. Khấu hao lũy kế được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán bên dưới phần tài sản vốn có liên quan. Khấu hao lũy kế sẽ tăng dần theo thời gian do việc cộng thêm chi phí khấu hao ghi nhận qua từng kì.

Lưu ý

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí khấu hao được tính bằng cách tìm giá trị khấu hao căn bản của tài sản đó. Giá trị khấu hao căn bản được tính bằng cách lấy chi phí ban đầu trừ cho giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, giá trị khấu hao căn bản của tài sản sẽ được chia cho số năm trong vòng đời sử dụng của tài sản đó để tìm ra chi phí khấu hao mỗi kì. Trong đó:

• Chi phí ban đầu: là chi phí bỏ ra để mua tài sản

• Giá trị còn lại: là giá trị còn lại ở cuối vòng đời sử dụng của tài sản, cũng có thể là giá trị bán lại

Chủ đề