Khí lưu thông là gì

  • 11:19 18/01/2022
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20346 phiếu bầu

Thể tích khí lưu thông, thể tích dự trữ thở ra, thể tích dự trữ hít vào, thể tích cặn là các chỉ số thể tích phổi. Dung tích phổi bao gồm dung tích phổi toàn bộ, dung tích phổi khi hít vào, dung tích sống và dung tích cặn chức năng.

  • Thể tích khí lưu thông (TV): Là lượng khí hít vào hoặc thở ra trong trạng thái bình thường, trong khoảng 400-500ml.
  • Thể tích dự trữ hít vào (IRV): Là lượng khí tối đa hít vào vượt quá tình trạng hô hấp thông thường.
  • Thể tích dự trữ thở ra (ERV): Là lượng khí tối đa thở ra vượt quá tình trạng hô hấp thông thường.
  • Thể tích cặn (RV): Là lượng khí còn trong phổi sau khi đã thở ra tối đa (thở chậm cho đến khi hết).

Dung tích phổi toàn bộ (TLC): Là tổng toàn bộ thể tích thông khí và thể tích cặn. Ở một người trưởng thành, dung tích phổi toàn bộ là gồm thể tích khí lưu thông, dự trữ hít vào, dự trữ thở ra và thể tích cặn, nghĩa là, TLC = TV + IRV + ERV + RV. Dung tích phổi toàn bộ có thể được đo bằng máy thể tích ký thân hoặc phương pháp pha loãng khí Heli.

Dung tích sống (VC): Là thể tích khí được đẩy ra bên ngoài lúc hít vào tối đa cho đến khi thở ra tối đa. Dung tích sống là gồm thể tích khí lưu thông, dự trữ hít vào và dự trữ thở ra, nghĩa là VC = TV + IRV + ERV.

Dung tích cặn chức năng (FRC): Là thể tích khí còn lại trong phổi ở cuối thì thở ra trong trạng thái hô hấp bình thường. Dung tích cặn chức năng bao gồm thể tích dự trữ thở ra và thể tích cặn, nghĩa là, FRC = ERV + RV. Dung tích cặn chức năng được đo bằng máy đo chức năng hô hấp kết hợp với phương pháp pha loãng khí Heli.

Dung tích hít vào (IC): Dung tích hít vào là gồm thể tích khí lưu thông và thể tích dự trữ hít vào, nghĩa là, IC = TV + IRV.


Danh sách các thể tích và dung tích phổi

Tùy vào kích thước của cơ thể, các thể tích và dung tích phổi này sẽ khác nhau. Ở phụ nữ, các thể tích và dung tích phổi nhỏ hơn so với nam giới.

Tùy vào tuổi tác, lực đàn hồi của phổi và độ cứng của thành ngực cũng sẽ tăng giảm khác nhau. Khi tuổi càng cao thì phản lực đàn hồi của phổi giảm và độ cứng của thành ngực giảm, làm ảnh hưởng đến các thể tích và dung tích phổi.

Nhận biết danh sách các thể tích và dung tích phổi giúp đánh giá chức năng hô hấp của bệnh nhân hô hấp hoặc khi thực hiện gây mê.

Việc nhận biết đặc điểm của thể tích và dung tích phổi có lợi khi thực hiện gây mê

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến

Một người có tỉ lệ các khí lưu thông: khí dự trữ: khí bổ sung là 2:3:8, khi người đó hít vào bình thường có tổng lượng khí trong phổi là 2600ml, khí thở ra gắng sức lượng khí còn lại trong phổi là 1100ml.

a, Hãy tính lượng khí lưu thông

b, Dung tích sống là bao nhiêu ?

c, Tính dung tích của phổi

Các câu hỏi tương tự

Khi thở vào bình thường sẽ sinh ra áp lực âm trong khoang màng phổi, tạo ra một gradient áp lực giữa bầu khí quyển và phế nang, dẫn đến dòng không khí đi vào. Trong thông khí cơ học, gradient áp suất gây ra bởi tăng áp lực (dương) của nguồn khí đi vào.

Sức cản được sinh ra từ áp lực chu vi và luồng không khí. Trên bệnh nhân thở máy, sức cản luồng khí xảy ra trong dây máy thở, ống nội khí quản và quan trọng nhất là đường thở của bệnh nhân. (CHÚ Ý: Ngay cả khi những yếu tố này là không đổi, sự gia tăng dòng khí làm tăng sức cản.)

PEEP = áp lực dương cuối kỳ thở ra.

Áp lực đàn hồi sinh ra bởi sự co lại do đàn hồi của phổi, thành ngực (elastance) và thể tích khí cung cấp. Đối với một thể tích nhất định, áp lực đàn hồi tăng lên do độ cứng phổi tăng (như xơ phổi) hoặc hạn chế bởi thành ngực hoặc vòm hoành (ví dụ do cổ trướng nặng hoặc béo phì). Vì sự đàn hồi là ngược lại của sự giãn nở, độ đàn hồi cao tương tự như độ giãn nở thấp.

Áp lực cuối kỳ thở ra trong phế nang thường bằng áp suất khí quyển. Tuy nhiên, khi các phế nang bị ứ khí do tắc nghẽn đường thở, hạn chế luồng thông khí, hoặc thời gian thở ra rút ngắn, áp lực cuối kỳ thở ra có thể dương so với khí quyển. Áp lực này được gọi là PEEP nội tại hoặc autoPEEP để phân biệt nó với PEEP bên ngoài (liệu pháp điều trị), được tạo ra bằng cách điều chỉnh máy thở hoặc đặt mặt nạ kín để áp suất dương trong suốt quá trình thở.

Bất cứ khi nào tăng áp lực đỉnh (ví dụ > 25 cm H2O) nên nhanh chóng đo áp lực cuối kỳ thở vào (áp lực cao nguyên) bằng cách giữ kỳ thở vào để xác định sự đóng góp tương đối của sức cản và áp lực đàn hồi. Việc giữ van thở ra đóng lại thêm 0,3 đến 0,5 giây sau khi thở vào, sẽ trì hoãn thì thở ra. Trong thời gian này, áp lực đường thở giảm xuống từ giá trị đỉnh do dòng khí dừng lại. Áp lực cuối thì thở vào phản ánh áp lực đàn hồi khi PEEP được loại bỏ (giả sử bệnh nhân không thực hiện các hoạt động thở vào hay co cơ thở ra tại thời điểm đo). Sự khác biệt giữa áp lực đỉnh và áp lực cao nguyên là áp lực cản.

Tăng sức cản (ví dụ:, > 10 cm H2O) có thể do ống nội khí quản đã bị xoắn gập hoặc bịt kín bằng các chất tiết, có khối u trong dạ dày hoặc co thắt phế quản.

Tăng áp lực đàn hồi (ví dụ > 10 cm H2O) gợi ý giảm sự tuân thủ của phổi

PEEP nội sinh (auto PEEP) có thể được đo trên bệnh nhân thụ động thông qua việc giữ thì thở ra. Ngay trước thì thở vào, van thở ra đóng trong 2 giây. Dòng ngừng, loại bỏ áp lực trở kháng; áp suất kết quả phản ứng áp lực phế nang vào cuối kì thở ra (PEEP nội sinh). Mặc dù phép đo chính xác phụ thuộc vào bệnh nhân thở theo máy hoàn toàn, nhưng không được phép sử dụng sự phong tỏa thần kinh cơ cho mục đích duy nhất là đo PEEP nội sinh. Một phương pháp phi định lượng xác định PEEP nội sinh là kiểm tra việc dò tìm dòng thở ra. Nếu dòng thở ra liên tục cho đến nhịp thở tiếp theo hoặc ngực của bệnh nhân không nghỉ ngơi trước khi có nhịp thở tiếp chứng tỏ có PEEP nội sinh. Hậu quả của PEEP nội sinh tăng cao bao gồm tăng công thở và giảm sự trở về tĩnh mạch dẫn đến có thể làm giảm cung lượng tim và hạ huyết áp.

Việc xuất hiện PEEP nội sinh nên tìm kiếm các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thông khí (ví dụ: chất tiết đường thở, giảm độ đàn hồi, co thắt phế quản); tuy nhiên, thông khí phút cao (> 20 L/phút) có thể gây PEEP nội sinh ở bệnh nhân không bị tắc nghẽn đường thông khí. Nếu nguyên nhân là giới hạn luồng thông khí, PEEP nội sinh có thể được giảm đi bằng cách rút ngắn thời gian thở vào (làm tăng dòng thở vào) hoặc giảm nhịp thở, do đó cho phép một phần lớn chu kỳ hô hấp được sử dụng cho quá trình thở ra.

Các phép đo định lượng về lưu lượng hít vào và thở ra được thu nhận từ đo chức năng hô hấp gắng sức. Sử dụng kẹp để bịt hai lỗ mũi.

Trong đánh giá lưu lượng khí thở ra, bệnh nhân hít vào càng sâu càng tốt, ngậm kín miệng xung quanh ống thổi, thổi ra mạnh và hết sức nhất có thể vào một thiết bị ghi lại lượng khí thổi ra (dung tích khí thở ra gắng sức [FVC]) và thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên [FEV1]—xem Hình: Biểu đồ hô hấp bình thường. Biểu đồ hô hấp bình thường. ). Hầu hết các thiết bị hiện đang sử dụng chỉ đo được lưu lượng khí và thời gian để từ đó ước tính thể tích khí thở ra.

Trong đánh giá lưu lượng và thể tích khí hít vào, bệnh nhân thở ra hết mức có thể, sau đó hít vào hết sức.

Những động tác này cung cấp một số chỉ số:

  • FVC: Lượng khí tối đa mà bệnh nhân có thể thở ra hết sức sau khí hít vào hết sức

  • FEV1: Thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên

  • Lưu lượng đỉnh (PEF): Lưu lượng khí tối đa khi bệnh nhân thở ra

FEV1 và FVC giúp phân biệt rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối loạn thông khí hạn chế. Một chỉ số FEV1 bình thường sẽ có thể loại trừ bệnh phổi tắc nghẽn không hồi phục trong khi một chỉ số FVC bình thường có thể loại trừ một bệnh lí rối loạn thông khí hạn chế.

FEF25–75% = lưu lượng khí thở ra gắng sức trong khoàng từ 25 đến 75% FVC; FEV1= Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên khi đo dung tích sống gắng sức; FVC = dung tích sống gắng sức (lượng khí thở ra tối đa sau khi hít vào tối đa).

Lưu lượng khí thở ra gắng sức trung bình trong khoảng thời gian 25-75% FVC có thể là dấu hiệu nhạy hơn khi đánh giá giới hạn luồng khí trong đường thở nhỏ so với FEV1, nhưng khả năng lặp lại của chỉ số này là rất thấp.

Lưu lượng đỉnh (PEF) là lưu lượng tối đa trong quá trình thở ra. Chỉ số này được sử dụng chủ yếu để theo dõi tại nhà cho bệnh nhân hen suyễn Hen phế quản và để xác định sự biến đổi lưu lượng thở trong ngày.

Việc phân tích các chỉ số này phụ thuộc vào sự nỗ lực tốt của bệnh nhân, thường được cải thiện bằng cách hướng dẫn trong thời gian thực hiện. Các biểu đồ hô hấp chấp nhận được cần có:

  • Sự khởi đầu tốt của phép đo (ví dụ, sự thở ra nhanh và hết sức)

  • Quá trình thở ra không bị kết thúc sớm (ví dụ: thời gian thở ra tối thiểu là 6 giây mà không thay đổi về thể tích trong 1 giây cuối)

Sự thay đổi trong các lần thực hiện lặp lại có thể được chấp nhận trong 5% hoặc 100 mL so với các lần thực hiện khác. Các kết quả không đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu này cần phải được xem xét cẩn thận.

Video liên quan

Chủ đề