Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý gì để không gây hại cho tim mạch

Duy trì các hoạt động thể chất là cách tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong đó, đi bộ và tập aerobic được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe của tim. Thậm chí, hai hình thức vận động này còn có thể giúp bạn giảm cân và hạ huyết áp.

Tập thể dục là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có những ngoại lệ. Bác sĩ xác định có 3 đối tượng không nên vận động mạnh hoặc tập luyện với cường độ cao, bao gồm: người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người vừa trải qua cơn đau tim và người không hoạt động thể chất trong thời gian dài.

Người bệnh tim mạch vẫn có thể thực hiện các bài tập thể dục một cách an toàn, nếu được sự theo dõi của bác sĩ. Trường hợp bạn bị bệnh tim và bạn muốn tập thể dục, điều quan trọng bạn cần nhớ là đừng hấp tấp. Bạn hãy bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần mức độ lên.

Dù vậy, các biện pháp phòng ngừa này cũng khó giúp bạn đảm bảo 100% sức khỏe tim mạch khi tập thể dục. Để giữ an toàn cho bản thân, bạn cần nhớ kỹ những dấu hiệu bệnh tim có thể xảy ra khi vận động để giữ sự bình tĩnh. Hoảng loạn về các phản ứng của cơ thể chỉ khiến cho tim của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Điều cần làm khi phát hiện tình trạng tập thể dục tim đập nhanh

Khi nói đến việc giải quyết các vấn đề về tim mạch thì thời gian là thứ quan trọng nhất. Lúc này, bạn hãy tận dụng triệt để những phút đầu tiên ngay sau khi dấu hiệu bất ổn xảy ra. Những việc bạn cần làm gồm:

  • Dừng ngay việc tập thể dục
  • Tìm một mặt phẳng và từ từ ngồi xuống
  • Hít thở một cách nhẹ nhàng
  • Liên hệ với người nhà
  • Không điều khiển phương tiện giao thông ít nhất 2 giờ sau đó

>>> Bạn có thể quan tâm: Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Điều nguy hiểm nhất là tim bạn có thể sẽ ngừng đập trong cơn đau tim. Vì vậy, bạn đừng bao giờ xem thường những cơn đau nhỏ nhất bên ngực trái. Khi đến bệnh viện, bạn cũng cần nhớ rõ thời điểm bắt đầu và cụ thể bài tập thể dục để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Mỗi năm, thế giới có hàng trăm ngàn người qua đời vì những vấn đề về hệ tim mạch. Để tránh hậu quả đáng tiếc, bạn cần lưu ý khi tập thể dục và liên hệ với chuyên gia tim mạch ngay khi cơ thể có các triệu chứng trên.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin những dấu hiệu tim mạch bất thường khi tập thể dục, từ đó giúp bạn có các biện pháp cải thiện mỗi khi tập thể dục tim đập nhanh. Nếu tình trạng này đi kèm với các triệu chứng như trên, tốt nhất bạn cần nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu, để có cách điều trị bệnh phù hợp và an toàn nhất.

Tập luyện thể chất thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có giảm nguy cơ và tác động xấu của béo phì, giảm rủi ro mắc tim mạch, tiểu đường loại 2 và nhiều căn bệnh mạn tính khác, theo Medical Daily.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây phát hiện tập luyện quá nhiều, cường độ và thời lượng vượt quá xa mức khuyến nghị có thể sẽ gây hại cho tim. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Mayo Clinic Proceedings.

Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) khuyến nghị người trưởng thành nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần với cường độ trung bình. Nếu cường độ cao thì tập ít nhất 75 phút/tuần.

Đi bộ, chơi golf, làm vườn, tập thể dục tại nhà… được xem hình thức tập thể dục ở cường độ vừa phải. Các hình thức tập cường độ cao phổ biến là chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ...

Nghiên cứu mới phát hiện những người tập với cường độ cực đoan có nguy cơ cao hơn mắc chứng vôi hóa động mạch vành (CAC). Đây là căn bệnh xảy ra khi các mảng canxi tích tụ trong động mạch tim. Vôi hóa động mạch vành cũng là dấu hiệu sớm của bệnh mạch vành, theo Healthline.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của gần 3.200 người. Dữ liệu ghi lại tần suất và hình thức tập luyện thể chất của họ suốt 25 năm.

Các phân tích cho thấy những người tập ít nhất 450 phút, tương đương 7 giờ 30 phút, với cường độ vừa phải có nguy cơ bị vôi hóa động mạch vành cao gấp 27% so với bình thường.

Trong khi đó, những người tập thể dục quá ít dưới mức khuyến nghị lại có nguy cơ cao mắc huyết áp cao và tiểu đường loại 2 khi đến tuổi trung niên.

Giải thích hiện tượng vì sao tập luyện quá mức làm tăng nguy cơ vôi hóa động mạch vành, các tác giả nghiên cứu cho rằng rất có thể việc tập luyện quá mức qua thời gian sẽ gây áp lực cho động mạch và dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh, theo Medical Daily.

- Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não: Qua các nghiên cứu trên đối tượng là nam giới, các nhà khoa học thấy nguy cơ bị tai biến mạch máu não giảm chỉ còn chưa đến 1/6 ở những người tập thể dục nặng so với những người có lối sống tĩnh tại.

- Giảm 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đối với những người tập thể dục đều đặn ít nhất 5 lần/ tuần so với những người chỉ tập duy nhất 1 lần/ tuần.

- Hạ thấp rõ rệt tỷ lệ mắc các bệnh mạch vành, bao gồm cả nhồi máu cơ tim nặng, bệnh tăng huyết áp và làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, làm giảm mức độ rối loạn mỡ máu.

- Việc tập các môn thể dục thể thao và việc nâng, vác các vật nặng vừa phải sẽ làm tăng khối lượng bộ xương và ngăn chặn bệnh loãng xương ở phụ nữ.

- Ít bị bệnh ung thư đại tràng hơn, riêng ở phụ nữ thì cũng ít bị ung thư tử cung, ung thư buồng trứng hơn so với những người không tập.

- Làm giảm tỷ lệ bị trầm cảm, mang lại sự vui tươi yêu đời, tăng khả năng đáp ứng với các stress và khả năng lao động tốt hơn.

- Thể dục thể thao còn có tác dụng rất tốt đối với nhiều người bệnh và được coi là một phương pháp chữa bệnh với tên gọi là vận động trị liệu.

Tập luyện thể dục thể thao có nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu không tập luyện đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe bản thân. Vì vậy, mọi người cần biết những điều cần tránh khi rèn luyện:

Khi nào không nên luyện tập

- Khi ốm, nhất là khi bị cảm lạnh: Bởi khi đó, việc luyện tập sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch, kéo dài thời gian bị bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi bạn sẽ rất khó để tập chuyên cần và tập trung.

- Khi chưa hồi phục sức khỏe: Bạn không nên vội vàng luyện tập thể dục ngay sau khi mới khỏi ốm hay mới phẫu thuật. Nếu cảm thấy cơ thể đủ sức tập luyện trở lại, bạn cũng nên tập nhẹ nhàng và tăng dần mức độ. Hãy bắt đầu với cường độ bằng một nửa so với khi bạn sung sức nhất.

- Khi cảm thấy căng thẳng, stress: Đôi khi bạn cảm thấy không hứng thú với việc luyện tập. Vậy đừng ép cơ thể, hãy nghỉ ngơi và thư giãn.

- Khi không biết sử dụng thiết bị luyện tập: Không nên luyện tập trong trường hợp bạn không biết rõ tính năng cũng như cách sử dụng của các thiết bị.

- Khi say rượu: Khi bị say rượu, bạn sẽ khó làm chủ được tinh thần cũng như hành động khi tập. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng, bạn nên uống đủ lượng nước giúp bổ sung và cân bằng cơ thể.

Những điều cần tránh sau khi tập luyện

• Không nên lập tức nghỉ ngơi: Nếu ngừng nghỉ đột ngột, tuần hoàn máu chưa kịp thích nghi, máu dồn về các cơ bắp trong khi các cơ bắp thì co lại khiến máu không được lưu thông, huyết áp giảm, xuất hiện hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não dẫn tới biểu hiện: lo lắng hoang mang, thở dốc, đầu đau hoa mắt, mặt mũi trắng bệch hoặc choáng, sốc và đột nhiên ngất xỉu.

• Không đi tắm ngay: Nếu tắm nước lạnh thì huyết quản sẽ lập tức co lại do bị kích thích đột ngột, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, đồng thời làm giảm sức đề kháng. Nếu tắm nước nóng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da trong khi cơ bắp vẫn đang đòi hỏi khiến không đủ máu cho tim và não. Kết quả là người bị nhẹ thì đầu đau hoa mắt, nặng thì choáng sốc.

•Không ăn quá nhiều đồ ngọt: Một số người cảm thấy sau khi vận động ăn đồ ngọt hoặc uống nước đường thì sẽ “sảng khoái”. Thực ra, đó chỉ là cảm giác tạm thời. Đường khi vào cơ thể sẽ làm tiêu hao phần lớn vitamin vì thế sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể. Sau khi vận động, tốt nhất nên ăn những thực phẩm chứa vitamin như: rau xanh, gan, trứng...

• Không uống bia rượu: Sau khi vận động, các chức năng của cơ thể đều ở trạng thái mệt mỏi, lúc này uống bia rượu sẽ làm cho chất cồn nhanh ngấm vào máu, gây tổn thương gan và dạ dày lớn gấp nhiều lần so với lúc bình thường. Nếu thành thói quen sẽ dẫn tới mỡ gan, xơ gan, viêm dạ dày, lở loét dạ dày,... Ngoài ra, uống quá nhiều bia sau khi vận động sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, nguyên nhân dẫn tới viêm khớp./.