Khi nào cần ký phụ lục hợp đồng lao động năm 2024

Bên cạnh những hợp đồng có nội dung ngắn gọn, rõ ràng thì có những hợp đồng có nội dung rất dài và phức tạp cần kèm theo phụ lục hợp đồng để giải thích, quy định chi tiết các điều khoản có trong hợp đồng. Vậy ? Trường hợp nào cần ký phụ lục hợp đồng? Phụ lục hợp đồng có giống với hợp đồng phụ không? Nội dung này sẽ được EFY-eCONTRACT giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Phụ lục hợp đồng là gì?

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 có quy định chi tiết về phụ lục hợp đồng:

“Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Như vậy, có thể hiểu: phụ lục của hợp đồng là một phần của hợp đồng. Nó có hiệu lực tương tự như hợp đồng. Nội dung của phụ lục của hợp đồng phù hợp với nội dung của hợp đồng và không được trái với nội dung của hợp đồng. Do được xây dựng và xác lập kèm theo hợp đồng nên nội dung của phụ lục cũng chính là nội dung của hợp đồng, chúng bị ràng buộc và được thực hiện giống như các nội dung khác trong hợp đồng và không thể tách rời.

Một số người nhầm lẫn phụ lục hợp đồng với hợp đồng phụ. Thực chất, phụ lục của hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng, hiệu lực của nó tương tự như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo. Các bên trong hợp đồng cũng phải thực hiện các nội dung trong phụ lục cùng với nội dung khác trong hợp đồng.

2. Nội dung của phụ lục hợp đồng được trái với nội dung hợp đồng không?

Thông thường, các bên thỏa thuận nội dung trong phụ lục phù hợp với nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì lý do nào đó mà các bên trong hợp đồng lại thỏa thuận các nội dung trong phụ lục trái với các điều khoản có trong hợp đồng.

Nội dung của phụ lục hợp đồng được trái với nội dung hợp đồng không?

Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 thì:

“Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”.

Vì phụ lục của hợp đồng là một phần của hợp đồng nên trường hợp này điều luật quy định điều khoản trái với nội dung của hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Thực tế, nếu hợp đồng và phụ lục của hợp đồng được ký kết vào cùng một thời điểm thì nội dung của phụ lục trái với nội dung của hợp đồng là điều ít xảy ra. Và nếu có mâu thuẫn về nội dung thì trong trường hợp này nội dung của phụ lục không có hiệu lực cũng sẽ không gây tranh cãi.

3. Các trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng

Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự nêu trên, phụ lục được ban hành kèm Hợp đồng khi hợp đồng có một số điều khoản cần được quy định chi tiết hơn:

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi

Đồng thời, Điều 24 Bộ luật Lao động nêu rõ: Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Như vậy, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có 02 trường hợp hợp đồng cần phải có phụ lục:

- Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Và nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;

- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng…

4. Phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần?

Việc hợp đồng ký kết bao nhiêu phụ lục không được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể. Do đó, có thể hiểu, khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc một số điều khoản của hợp đồng cần được quy định chi tiết hơn thì đều có thể lập phụ lục hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần?

Riêng với hợp đồng lao động, Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu rõ: Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết ngoại trừ việc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Như vậy, các loại hợp đồng không giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng ngoại trừ hợp đồng lao động sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động chỉ được thực hiện 1 lần.

Trên đây là những giải đáp về phụ lục hợp đồng là gì? Những trường hợp cần ký phụ lục hợp đồng. Các bên khi giao kết cần nắm rõ, tránh nhầm lẫn với hợp đồng phụ.

Phụ lục hợp đồng được thực hiện khi nào?

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày 02 bên giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Phụ lục hợp đồng lao động được ký bao nhiêu lần?

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký kết phụ lục hợp đồng tối đa 01 lần để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động và phải đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng đã ký.

Phụ lục hợp đồng lao động không được sửa đổi nội dung gì?

Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Phụ lục hợp đồng lao động dùng để làm gì?

Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động.

Chủ đề