Khi tham gia trực tuyến những thông tin nào em không nên chia sẻ

Trả lời:

Khi tham gia trực tuyến, những thông tin nào của em không nên chia sẻ? *

A. Địa chỉ, ngày sinh, lịch trình kì nghỉ của gia đình em.

B. Hình phong cảnh những nơi em đã đi qua.

C. Bài hát và ca sĩ em thích.

D. Tên biệt danh của em và bộ phim em thích

Chọn A vì như thế sẽ để lộ thông tin cá nhân, gây nguy hiểm cho bản thân và những người thân vì những kẻ xấu trên mạng sẽ lợi dụng điều này.

Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của rất nhiều người, tuy nhiên, do vô tình hoặc cố ý, chúng ta có thói quen chia sẻ quá nhiều thứ trên mạng gây ra những hậu quả đáng tiếc ngoài ý muốn. 

Việc chia sẻ hình ảnh ngày kỷ niệm sinh nhật của bạn trên mạng hay đăng tải những sự kiện đã xảy ra trong năm, bạn có thể đang rơi vào trạng thái chia sẻ quá đà mà bản thân không nhận ra. Không có gì sai khi bạn muốn chia sẻ những thành tích, những gì bạn đã làm và đang làm, tuy nhiên, những quá nhiều thông tin sẽ dẫn đến sự chú ý không mong muốn, nhất là khi chúng ta muốn một cuộc sống riêng tư hạnh phúc. Vậy tại sao vẫn rất có nhiều người làm điều đó, những hậu quả tiêu cực nó có thể tạo ra là gì và có cách nào để ngăn chặn vấn đề này ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nếu bạn có thói quen cứ vài giờ một lần, truy cập mạng xã hội và chia sẻ một hình ảnh, một video, suy nghĩ hoặc ý kiến cá nhân, có thể bạn không thực sự quan tâm nhiều đến nội dung bài đăng, ít ra là từ góc độ cá nhân. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những hậu quả không tốt về lâu dài. Những thứ bạn chia sẻ chắc chắn sẽ tồn tại ở đó, giống như "lời nói ra không rút lại được", kể cả nếu bạn xóa nó đi, chắc chắn đã có những người nhìn thấy nó, họ có thể chụp lại ảnh màn hình hoặc nói cho người khác biết. Những điều này thường dẫn đến các hành vi phán xét, một tổ chức nào đó có thể liên hệ với bạn hay ai đó hoặc lợi dụng thông tin nhạy cảm mà bạn chia sẻ.

 

Có nhiều lý do dẫn đến việc mọi người thường lạm dụng việc chia sẻ trực tuyến quá mức, nhưng cơ bản nhất vẫn là từ các nhà tạo ra các nền tảng truyền thông xã hội muốn như vậy. Lẽ dĩ nhiên, bạn trực tuyến càng lâu, họ càng kiếm được nhiều tiền, càng có nhiều người dùng chia sẻ thì các quảng cáo chạy trên các nền tảng này càng mang về nhiều doanh thu và các lợi ích khác cho mạng xã hội.

Mạng truyền thông xã hội ngày càng bổ sung thêm nhiều tính năng mới thú vị hơn để thu hút người dùng, và cách sử dụng thì ngày càng đơn giản hơn, điều đó càng khuyến khích người dùng chia sẻ mọi thứ.

Một lý do khác nữa liên quan đến sức khỏe tinh thần của người dùng. Thường thì nếu bạn đang ở một hoàn cảnh khắc nghiệt bạn dễ dàng chia sẻ những thứ mà nếu ở tâm trạng bình thường bạn sẽ không làm. Bạn đang cảm thấy tức giận, nhiệt tình, đau đớn, hạnh phúc lâng lâng... điều đó rất dễ dẫn đến việc bạn hành động ngay tức khắc mà không cần suy nghĩ nhiều. 

Bên cạnh đó, sự bất an trong mỗi con người cũng đóng một vai trò trong việc chia sẻ này. Thường thì một ai đó mới tập tành làm việc gì thường làm rất nhiều việc để thu hút sự chú ý. Nếu bạn suy nghĩ nhiều về mọi thứ, bạn thường chọn chia sẻ những thứ khiến bạn trông đẹp hơn trong mắt người khác, và xu hướng chia sẻ này thậm chí còn ngày càng tăng lên. 

Có những dấu hiệu chỉ ra bạn đang ở trạng thái chia sẻ thông tin quá đà

- Bạn đăng hình ảnh hoặc video mỗi giờ một lần mà không cần phân tích chúng.

- Bạn đang chia sẻ những khoảnh khắc thân mật của mình với người thân yêu trên mạng xã hội, mặc dù có thể bạn biết điều này có thể không tốt cho người bên cạnh mình.

- Bạn đang coi mạng xã hội như một kiểu nhật ký trực tuyến và chia sẻ mọi thứ, mọi khoảnh khắc trong ngày.

- Bạn đặt đồ ăn và mua sắm chỉ mục đích để đăng lên mạng và khoe người khác.

- Bạn thường có những cảm giác về giá trị bản thân, thậm chí tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng bởi số lượt thích và bình luận của những gì bạn chia sẻ.

 

Nếu đang gặp những dấu hiệu trên, có nghĩa rằng bạn đang chia sẻ quá nhiều thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội. Nhưng có một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để dừng việc này.

 

1. Tránh đăng bài khi bạn tức giận

Trong nhiều thế kỷ trôi qua, người ta đã chứng minh được rằng một người nên đảm bảo giữ lời hứa với bản thân khi họ tức giận, bởi nếu không họ có thể hối hận vì điều đó. Nếu đăng bài trực tuyến lúc bạn tức giận, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc. Một Status hoặc dòng tweet thể hiện thái độ thù hận hoặc xúc phạm ai đó có thể khiến bạn bị mất đi những mối quan hệ thật ở ngoài đời thực, đặc biệt là khi bạn thường xuyên đăng những nội dung thô tục chỉ vì thái độ không hài lòng.

2. Hãy lựa chọn nội dung của bạn một cách khôn ngoan

Cho dù bạn đăng bài với tần suất hằng ngày hay chỉ một tháng 1 lần, hãy xem xét kỹ những nội dung đó trước khi bạn muốn mọi người xem nó. Hãy chắc chắn rằng ảnh và video của bạn không tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào. Bạn cũng nên lưu ý không nên chia sẻ những thói quen hằng ngày, những nơi bạn hay đến và ghé thăm vào những dịp cụ thể nào đó, cùng đừng để lộ vị trí hiện tại của bạn,

Khi đăng ảnh con của bạn hoặc con của người khác, đừng để những kẻ xấu lợi dụng nó để thực hiện ý định xấu, chẳng hạn như trường học của con, tên công viên bọn trẻ hay đến chơi, vì những kẻ bắt có rất có thể đã có kế hoạch sẵn.

3. Hãy nghĩ đến tương lai

Luôn luôn tự hỏi bản thân trước khi muốn đăng một cái gì đó: liệu bó có thể ảnh hưởng đến bạn trong tương lai theo một cách nào đó hay không. Điều đó sẽ giúp bạn quyết định có nên đăng tải hình ảnh hoặc video không, nếu câu trả lời là có, tốt nhất hãy dừng lại.

4. Nên tách biệt những nội dung cá nhân và những gì cần chia sẻ công khai

Một điều gì đó bạn chỉ muốn gia đình, bạn bè của bạn biết có thể cả đồng nghiệp và những người khác ít liên quan cũng nhìn thấy. Vì thế cách tốt nhất bạn hãy tạo ra các nhóm đối tượng khác nhau để chắc chắn những nội dung nào mang tính chất riêng tư cá nhân và những nội dung mang tính xã hội, điều này giúp bạn chia sẻ nội dung thích hợp phù hợp với từng người xem.

5. Không phải thứ gì cũng cho lên mạng xã hội

Dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi bạn muốn đăng tải một điều gì đó liên quan đến cuộc sống lên các nền tảng Facebook, Instagram, Twitter. Luôn tự hỏi bản thân: bạn muốn tạo dấu ấn cho cuộc sống hay chỉ đang muốn than vãn về nó. Chẳng hạn nếu bạn đang cảm thấy tồi tệ vì chiếc xe cà tàng của mình đã hỏng giữa đường lần thứ 3 trong năm, nếu tâm trạng bạn đang thiếu lạc quan, đừng đăng nó.

6. Kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội

Hạn chế về thời gian dành cho các nền tảng truyền thông xã hội thì càng ít bị ảnh hưởng vì nó, còn một thói quen được lặp đi lặp lại hằng ngày, thậm chí đến mức bạn đã bị nghiện mạng xã hội, coi chừng bạn sẽ thấy rất khó chịu khi muốn thoát ra khỏi nó. 

Nói tóm lại, bạn nên biết cân bằng giữa những gì muốn mọi người biết, cùng tham gia thảo luận và những gì muốn giữ cho riêng mình. Sau khi đọc bài viết này, hy vọng bạn có đủ kiến thức để lưu giữ lại những thông tin riêng tư và nhạy cảm.

Nguồn Makeuseof

Chuyên gia Kaspersky khuyến cáo, tổn thất tiền bạc, danh tiếng và xung đột gia đình chỉ là một số trong rất nhiều tác động có thể xảy ra khi đăng thông tin cá nhân lên internet.

Với sự gia tăng thời gian trực tuyến cùng rất nhiều hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội, Kaspersky muốn nhắc nhở những bậc cha mẹ về rủi ro của việc chia sẻ quá nhiều lên internet.

Nghiên cứu mới nhất từ công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky cho thấy mạng xã hội là hoạt động hàng đầu của người dùng trực tuyến ở Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2020. Được thực hiện vào tháng 5 vừa qua với 760 người tham gia, nghiên cứu cho thấy 80% phụ huynh khu vực Đông Nam Á dành nhiều thời gian cho các ứng dụng mạng xã hội khác nhau vì giãn cách xã hội buộc họ phải vừa làm việc, vừa chăm sóc con cái tại nhà.

Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa vai trò làm cha mẹ và công việc chuyên môn đã bị xóa nhòa rất nhiều vì nhà riêng của chúng ta giờ đây đóng vai trò như văn phòng và trường học mở rộng. Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp nền tảng để các bậc phụ huynh có thể giải trí, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần và lời khuyên từ các nhóm trên mạng xã hội.”

“Mặc dù mạng xã hội có thể mang đến nguồn kiến thức và sự trợ giúp hữu ích cho các bậc cha mẹ, nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý rằng các thành phần nguy hiểm trên thế giới trực tuyến cũng đang ẩn náu khắp nơi. Phụ huynh cần cẩn thận với thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của mình vì thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội có thể được khai thác và sử dụng bởi rất nhiều người xa lạ, bao gồm cả tội phạm mạng, và điều này cực kỳ nguy hiểm.”, ông nói thêm.

Mọi thứ mà cha mẹ hoặc con trẻ đăng tải trực tuyến đều có thể được sử dụng để chống lại họ – cho dù đó là một bài đăng thể hiện sự tức giận về một vấn đề nào đó, một bức ảnh thân mật hay cập nhật về cuộc sống cá nhân của họ. Do đó, điều quan trọng cần lưu ý cho bản thân và con trẻ là trước khi nhấp vào nút “Đăng”, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về bất kỳ điều bất lợi nào có thể phát sinh từ bài đăng trong tương lai. Thông tin này có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân của bạn hoặc người khác không? Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì nếu họ nhìn thấy bài đăng này? Ai đó có thể sử dụng thông tin này để theo dõi bạn hoặc con bạn trong thế giới thực hay không? Ai sẽ có thể xem bài đăng này?

Các bậc phụ huynh và con trẻ không nên đăng gì trên internet?

  • Địa chỉ nhà riêng hoặc trường học. Nếu biết được thông tin này, những tên trộm, kẻ ấu dâm, hoặc những thành phần xấu có thể dễ dàng xác định vị trí của bạn hoặc con bạn. Trẻ em hiếm khi đăng địa chỉ nhà của mình lên mạng xã hội, nhưng rất thường xuyên nêu tên trường mà mình theo học. Điều cần lưu ý là ngoài việc không đăng thông tin này trực tiếp thì bạn còn không nên chia sẻ thông tin thông qua việc bình luận hoặc đăng hình ảnh gián tiếp cho biết con bạn đang theo học trường nào.
  • Số điện thoại. Với trẻ em, điện thoại là phương thức liên lạc mà đôi khi bạn bè cùng trang lứa có thể dùng để bắt nạt và người lớn có thể dùng cho những mục đích nguy hiểm hơn. Đối với tội phạm mạng, thông tin này là một trong những dữ liệu có giá trị nhất mà chúng có thể lấy được. Ví dụ: ít nhất kể từ năm 2016, tội phạm mạng đã bắt đầu thu thập số điện thoại của người dùng mạng xã hội và sử dụng thông tin đánh cắp để đăng ký lại dịch vụ ngân hàng trực tuyến và giành quyền truy cập vào tài khoản của nạn nhân.
  • Vị trí hiện tại (“Check-in”). Thông tin gia đình vắng nhà là tín hiệu thu hút thành phần xấu, và cũng giúp tội phạm dễ dàng theo dõi ai đó hơn. Ngoài ra, những trạng thái như “địa điểm yêu thích của tôi” và đăng thẻ địa lý có thể gây nguy hiểm cho bạn ngay cả khi bạn không ở đó vào hiện tại – điều đó cho kẻ xấu biết rằng có thể dễ dàng tìm thấy bạn ở một nơi nào đó.
  • Ảnh và video nhạy cảm. Những bức ảnh có vẻ là thú vị đối với thanh thiếu niên có thể khiến họ gặp rắc rối nếu được công bố trên internet. Ví dụ, có rất nhiều trang web thu thập hình ảnh khiêu dâm của các cô gái tuổi teen mà họ tự đăng và xuất bản dưới dạng nội dung “nóng”. Hiệu trưởng của các trường cao đẳng và đại học và các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể có ấn tượng xấu đối với học sinh/sinh viên/ứng viên khi nhìn thấy những bức ảnh nhạy cảm.
  • Hình ảnh của người khác. Không đăng hình ảnh của người khác bởi chính bạn cũng không muốn hình ảnh của mình bị tùy ý sử dụng như vậy.
  • Hình ảnh khi còn bé của con bạn. Các bậc cha mẹ thường đăng hình ảnh thời bé của con mà nhiều khi chưa được con đồng ý. Điều quan trọng cần nhớ là những bức ảnh đối với bạn rất đáng yêu lại có thể dẫn đến việc trẻ bị bắt nạt trong tương lai.
  • Hình ảnh những món quà đắt tiền. Điều này nhằm thể hiện sự giàu có hoặc sang trọng của bạn đối với mọi người. Tuy nhiên, cùng với địa chỉ nhà và vị trí địa lý hiện tại, đây còn là một “mỏ vàng” cho những tên trộm tìm kiếm thông tin trên internet.
  • Thông tin về cuộc sống cá nhân. Thông tin cá nhân luôn có thể được sử dụng để chống lại bạn. Ví dụ: nó có thể được sử dụng để đoán mật khẩu của một tài khoản trực tuyến, để thực hiện một trò lừa đảo hoặc làm quen với con bạn. Việc đăng tải nội dung phàn nàn hoặc thông tin cá nhân của những người thân còn có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn với mọi người.
  • Phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm. Tất nhiên, cả bạn và con bạn đều được phép có ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, khi nói đến các vấn đề gây tranh cãi như tôn giáo, chính trị, khuynh hướng tình dục, v.v., tốt hơn hết là bạn không nên chia sẻ ý kiến của mình trên internet. Điều này có thể gây ra xung đột từ thế giới ảo sang thế giới thực hoặc làm hỏng hình ảnh của bạn trong mắt tổ chức giáo dục tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng.

Những gì bạn nên làm?

  • Nói cho con bạn biết những gì không được – trong bất kỳ trường hợp nào – công bố trên internet và lý do tại sao. Giải thích rằng đăng bài trên trang mạng xã hội cũng giống như việc la hét ở không gian công cộng, trên đường phố hoặc trong lớp học – không nên viết bất cứ điều gì bị coi là nguy hiểm hoặc trái đạo đức lên internet.
  • Giải thích rằng tất cả thông tin nhạy cảm chỉ có thể được chia sẻ qua tin nhắn riêng và chỉ với những người con bạn quen biết ngoài đời.
  • Tạo tài khoản trên cùng mạng xã hội và kết bạn với con. Điều này giúp bạn có thể xem các bài đăng của con và nhanh chóng ngăn chặn mọi hành vi thiếu cẩn trọng hoặc thoải mái quá mức.
  • Nếu con bạn còn nhỏ, cần nhớ rằng tài khoản mạng xã hội đầu tiên của con bạn phải được tạo cùng với cha mẹ. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích cho con tất cả các quy tắc và thiết lập các biện pháp an toàn mạng giúp con.
  • Sử dụng các ứng dụng kiểm soát dành cho phụ huynh như Kaspersky Safe Kids, giúp bảo vệ con bạn khỏi nội dung không phù hợp và thông báo cho bạn về những thay đổi đối với hồ sơ mạng xã hội và danh sách bạn bè, cũng như bất kỳ bài đăng có thể gây nguy hiểm cho con.

Video liên quan

Chủ đề