Khí tốc độ của động cơ bằng với tốc độ của máy công tác thì hệ thống truyền lực sử dụng bố truyền

Tóm tắt lý thuyết

Khí tốc độ của động cơ bằng với tốc độ của máy công tác thì hệ thống truyền lực sử dụng bố truyền

  • Nguyên tắc chung: Động cơ đốt trong 1 nối trực tiếp với máy phát 3 thông qua khớp nối 2.

II. Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện

  • Chất lượng dòng điện thể hiện ở sự ổn định tần số của nó trong suốt thời gian sử dụng. Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của đông cơ và máy phải ổn định. Động cơ đốt trong kéo máy phát điện thường:

    • Là động cơ xăng và động cơ điêzen có công suất phù hợp với công suất của máy phát.

    • Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát

    • Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.

III. Đặc điểm của hệ thông truyền lực

  • Hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện có đặc điểm sau:

    • Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.

    • Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực.

    • Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện .

    • Để truyền được mô men chỉ cần nối trực tiếp 2 đầu trục của máy phát 3 thông qua khớp nối mềm 2 (Trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).

Khí tốc độ của động cơ bằng với tốc độ của máy công tác thì hệ thống truyền lực sử dụng bố truyền

  • Việc nối trực tiếp động cơ với máy phát đơn giản, nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Chất lượng đó thể hiện ở sự đồng tâm giữa đường tâm trục của động cơ và tâm trục máy phát. Nhưng thực tế không thể chính xác tuyệt đối như vậy.

  • Một số khớp nối:

    • Khớp nối mềm: là loại khớp nối gồm hai nủa nắp chặt trên hai đầu trục của động cơ va máy phát,nối với nhau qua chi tiết trung gian làm từ vật liệu đàn hồi như cao su hoặc các loại chất dẻo khác có tính chất cơ lí cao.  

    • Trong các trường hợp đặc biệt có thể sử dụng khớp nối thủy lực chất lượng cao,quá trình truyền momen êm dịu,tránh được hiện tượng phá hủy má khi quá tải. 

  • Biện pháp khắc phục: Sử dụng khớp nối mềm. Trong các trường hợp đặc biệt có thể sử dụng loại khớp nối thủy lực chất lượng cao.

  • Chú ý:

    • Trong trường hợp bắt buộc phải thay động cơ 1 bằng một động cơ mới để máy phát điện vẫn làm việc bình thường, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

      • Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phá điện.

      • Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu tốc độ khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ để phù hợp với tốc độ quay của máy phát.

      • Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc

Bài tập minh họa

Yêu cầu quan trọng nhất của động cơ đốt trong kéo máy phát điện là gì?

Hướng dẫn giải

  • Yêu cầu quan trọng nhất  là động cơ xăng và động cơ điêzen là có công suất phù hợp với công suất của máy phát. Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát và có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.

Bài 2:

Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ kéo máy phát, những yêu cầu đối với động cơ thay thế là gì?

Hướng dẫn giải

  • Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ mới, để máy phát điện vẫn làm việc bình thường cần phải đảm bảo yêu cầu sau: 

    • Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phát điện. 

    • Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. nếu tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ, để phù hợp với tốc độ quay của máy phát. 

    • Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.

Bài 3:

Đặc điểm của hệ thống truyền lực trong máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong.

Hướng dẫn giải

  • Hệ thống truyền lực của máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong rất đơn giản, để truyền được mômen chỉ cần nối hai đầu trục của máy phát 3 và động cơ 1 thông qua một khớp nối mềm 2 (trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).

  • Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện thường không bố trí li hợp.

  • Động cơ cũng như hệ thống truyền lực không có nhu cầu thay đổi chiều quay trong quá trình làm việc.

  • Động cơ thay thế phải có công suất tương thích với công suất của máy phát điện.

  • Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu như tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ (tăng hoặc giảm tốc), để tương thích với tốc độ quay của máy phát.

  • Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy phát điện

  • Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

    Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 139 Công nghệ 11: Hãy quan sát hình 33.1 và nêu nhận xét về vị trí lắp đặt các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực trên ô tô.

    Lời giải:

    Vị trí lắp đặt các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực trên ô tô phụ thuộc vào cách bố trí động cơ.

    Khí tốc độ của động cơ bằng với tốc độ của máy công tác thì hệ thống truyền lực sử dụng bố truyền

    Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 142 Công nghệ 11: Trình bày đặc điểm truyền momen quay từ hộp số đến cầu sau của ô tô.

    Lời giải:

    Trong hệ thống truyền lực, hộp số lắp cố định trên khung xe, cầu sau được đỡ bởi các bánh xe. Khi xe chuyển động bánh xe chuyển dộng lên, xuống do mặt đường không phẳng, nên cầu sau xe luôn có sự dịch chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng.

    Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 143 Công nghệ 11: Hãy quan sát hình 33.6 và trả lời câu hỏi: Tại sao trong truyền lực chính lại sử dụng bánh răng côn 1,2? Có phương án nào thay thế không?

    Lời giải:

    Trong truyền lực chính sử dụng 2 bánh răng côn để phương truyền momen dược đổi hướng từ phương dọc sang phương ngang.

    Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 143 Công nghệ 11: Hãy so sánh vận tốc của hanh bánh xe lắp trên hai bán trục trái và phải khi ô tô chạy thẳng hoặc quay vòng.

    Lời giải:

    – Khi ô tô chạy trên đường thẳng và bẳng phẳng, sức cản mặt đường lên 2 bánh xe giống nhau, hai bánh xe chủ động quay cùng vận tốc.

    – Khi ô tô quay vòng, bánh xe phía trong có bán kính quay vòng nhỏ hơn bánh xe ngoài nên nó quay chậm hơn.

    Câu 1 trang 143 Công nghệ 11: Nêu những đặc điểm của động cơ đốt trong dùng trên ô tô.

    Lời giải:

    Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng trên ô tô:

    – Tốc độ quay lớn.

    – Kích thước, trọng lượng nhỏ, dễ dàng bố trí trên ô tô.

    – Thường làm mát bằng nước.

    Câu 2 trang 143 Công nghệ 11: Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực trên ô tô.

    Lời giải:

    – Nhiệm vụ:

    + Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số từ động cơ tới bánh xe chủ động.

    + Ngắt mômen khi cần thiết.

    – Có 2 cách phân loại hệ thống truyền lực:

    + Phân loại theo số cầu chủ động: Có một cầu chủ động và nhiều cầu chủ động.

    + Phân loại theo phương pháp điều khiển: Điều khiển bằng tay, điều khiển bán tự động, điều khiển tự động.

    Câu 3 trang 143 Công nghệ 11: Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực.

    Lời giải:

    – Sơ đồ cấu tạo:

    Khí tốc độ của động cơ bằng với tốc độ của máy công tác thì hệ thống truyền lực sử dụng bố truyền

    Nguyên lí làm việc: Khi động cơ 1 làm việc, nếu li hợp 2 đóng, momen quay sẽ được truyền từ động cơ 1 qua hộp sô 3, truyền lực các đăng 4, truyền lực chính và bộ vi sai 5 tới bánh xe chu động 6 làm xe chuyển động.

    Câu 4 trang 143 Công nghệ 11: Trình bày các bộ phận chính của hệ thống truyền lực.

    Lời giải:

    Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực:

    – Li hợp: Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số.

    – Hộp số: Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe, thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe. Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.

    – Truyền lực các đăng: Truyền momen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe.

    – Truyền lực chính: Thay đổi hướng truyền momen từ phương dọc xe sang phương ngang xe, giảm tốc độ, tăng momen quay.

    – Bộ vi sai.