Khổ giới hạn đường bộ trong bộ câu hỏi và đáp án Luật giao thông đường bộ là gì

Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện vận chuyển hàng hóa để được đảm bảo an toàn không được vận chuyển số lượng, trọng tải hàng hóa một cách tự do mà còn phải tuân theo các quy định của luật giao thông đường bộ về khổ giới hạn của đường bộ.

Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về khổ giới hạn đường bộ là gì?, Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?. Luật Hoàng Phi xin gửi tới quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây.

Khổ giới hạn đường bộ là gì?

Khổ giới hạn đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, phà, bến, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn theo quy định pháp luật.

Cơ quan nào quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ là Bộ giao thông vân tải.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã quy định vấn đề này chi tiết Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ

Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?

Để trả lời cho câu hỏi khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu? Mời quý vị tham khảo tiếp nội dung phần nội dung sau:

Khổ giới hạn của đường bộ được quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Thứ nhất: Về khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ thì tùy theo loại đường và loại phương tiện lại có quy định cụ thể về chiều cao xếp hàng hóa tương ứng sẽ được quy đinh như sau:

Theo loại đường:

– Đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III, khổ giới hạn chiều cao của đường bộ là 4,75 mét

– Đối với đường cấp IV trở xuống khổ giới hạn chiều cao là 4,5 mét.

Theo chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:

– Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

– Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.

Thứ hai: Về khổ giới hạn chiều rộng của đường bộ. Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.

Theo Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ được quy định như sau:

Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

1.Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3.Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4.Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5.Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Khổ giới hạn đường bộ trong bộ câu hỏi và đáp án Luật giao thông đường bộ là gì

Xử lý vi phạm đối với hành vi chở hàng vượt quá khổ giới hạn đường bộ

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

– Đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều cao cho phép:

Theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

– Đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều rộng cho phép:

Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài hình thức phạt tiền, khi chở hàng vượt quá khổ giới hạn đường bộ, theo  điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định này cũng quy định về hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm chở hàng quá chiều cao cho phép hoặc chở hàng hóa vượt quá chiều rộng  thì đều bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?. Mời quý vị liên hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.

Skip to content

Phần 1 bắt đầu từ câu số 1 – câu 35 trong chương 1 ( Câu hỏi về các khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ )

Lưu ý :

  • Câu hỏi bình thường sẽ có chữ in hoa : Màu đen
  • Những câu hỏi điểm liệt sẽ có ký hiệu chữ in hoa : Màu xanh
  • Đáp án đúng sẽ được : in nghiêng và có chữ màu đỏ

Click ngay: Thi thử B2 – Online

Câu 1: Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại  là gì?

  1. Phần mặt đường và lề đường.
  2. Phần đường xe chạy.
  3. Phần đường xe cơ giới.

Gợi ý: Lề đường không sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại

Câu 2: “Làn đường” là gì?

  1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy
  2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
  3. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe ô tô chạy an toàn

Gợi ý: Có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn

Câu 3: Khái niệm “Khổ giới hạn đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
  2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
  3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.

Gợi ý: Giới hạn về chiều cao, chiều rộng

Câu 4: Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
  2. Là bộ phận của đường để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.
  3. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

Gợi ý: Phân chia

Câu 5: “Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?

  1. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động
  2. Dải phân cách gồm tường chống ồn, hộ lan cứng và hộ lan mềm.
  3. Dải phân cách gồm giá long môn và biển báo hiệu đường bộ.

Gợi ý: Giới hạn về chiều cao và chiều rộng

Câu 6: Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây ?

  1. Là người điều khiển xe cơ giới.
  2. Là người điều khiển xe thô sơ.
  3. Là người điều khiển xe có súc vật kéo

Câu 7: Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?

  1. Đường không ưu tiên.
  2. Đường tỉnh lộ.
  3. Đường quốc lộ.
  4. Đường ưu tiên.

Gợi ý: Đường ưu tiên được nhường đường

Câu 8: Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

  1. Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
  2. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Gợi ý: Xe máy chuyên dùng là loại riêng

Câu 9: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

  1. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe xúc vật kéo và các loại xe tương tự.
  2. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
  3. Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.

Gợi ý: Xe ô tô thuộc cơ giới, xe máy chuyên dùng là loại riêng

Câu 10: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

  1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
  3. Cả ý 1 và ý 2.

Gợi ý: Cả 3 loại

Câu 11: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?

  1. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  2. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
  3. Cả ý 1 và ý 2.

Gợi ý: Có đi trên đường là tham gia giao thông

Câu 12: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?

  1. Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
  2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
  3. Cả ý 1 và ý 2

Câu 13: Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
  2. Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
  3. Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Gợi ý: Người điều khiển giao thông khác với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Câu 14: Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
  2. Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
  3. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 2 lần vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.

Gợi ý: Trạng thái đứng yên tạm thời.

Câu 15: Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác
  2. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Gợi ý: Trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Câu 16: Khái niệm “đường cao tốc? được hiểu như thế nào là đúng

  1. Đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
  2. Có giải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà giải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác.
  3. Được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

  1. Đỗ xe trên đường phố.
  2. Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao.
  3. Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách.
  4. Sử dụng còi và quay đầu xe trong khu dân cư.

Câu 18: Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Không bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm.
  3. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường.
  4. Bị nghiêm cấm tùy theo loại xe.

Câu 19: Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?

  1. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại.
  2. Được người dân ủng hộ.
  3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Câu 20: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm.
  2. Không bị nghiêm cấm.
  3. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma túy ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Câu 21: Việc lái xe mô tô, ô tô, máy kéo ngay sau khi uống rượu, bia có được phép hay không?

  1. Không được phép.
  2. Chỉ được lái ở tốc độ chậm và quãng đường ngắn.
  3. Chỉ được lái nếu trong cơ thể có nồng độ cồn thấp.

Câu 22: Người điều khiển xe mô tô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?

  1. Bị nghiêm cấm.
  2. Không bị nghiêm cấm.
  3. Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Câu 23: Sử dụng rượu bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?

  1. Chỉ bị nhắc nhở.
  2. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
  3. Không bị xử lý hình sự.

Câu 24. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?

  1. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy.
  2. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới.
  3. Người đi bộ.
  4. Cả ý 1 và ý 2.

Câu 25. Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?

  1. Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ.
  2. Không được phép.
  3. Được phép tuỳ từng trường hợp.
  4. Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình.

Câu 26. Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.
  2. Không bị nghiêm cấm.
  3. Bị nghiêm cấm.

Câu 27. Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và bảo đảm tốc độ phương tiện như thế nào?

  1. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng.
  2. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm.
  3. Không vượt quá tốc độ cho phép.

Câu 28. Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?

  1. Đi về phía bên trái.
  2. Đi về phía bên phải.
  3. Đi ở giữa.

Câu 29. Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?

  1. Đi ở làn bên phải trong cùng.
  2. Đi ở làn phía bên trái.
  3. Đi ở làn giữa.
  4. Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác.

Câu 30. Hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Không bị nghiêm cấm.
  2. Không bị nghiêm cấm khi rất vội.
  3. Bị nghiêm cấm.
  4. Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp.

Câu 31: Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?

  1. Từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
  2. Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.
  3. Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau.

Câu 32: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?

  1. Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.
  2. Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.
  3. Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn pha chiếu gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.
  4. Đèn chiếu gần (đèn cốt).

Câu 33: Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới có được phép hay không?

  1. Được phép.
  2. Không được phép.
  3. Được phép tùy từng trường hợp.

Câu 34: Trong trường hợp đặc biệt, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?

  1. Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp.
  2. Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.

Câu 35: Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ?

  1. Được phép sản xuất, sử dụng khi bị mất biển số.
  2. Được phép mua bán, sử dụng khi bị mất biển số.
  3. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép

==>   Câu hỏi về các khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ (Phần 2)

Khổ giới hạn đường bộ trong bộ câu hỏi và đáp án Luật giao thông đường bộ là gì