Kinh tế gia đình là gì công nghệ 6 năm 2024

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 26: Chi tiêu trong gia đình giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Công Nghệ Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 6
  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 6

I – CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH LÀ GÌ? (Trang 88 – vbt Công nghệ 6)

Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.

II – CÁC KHOẢN CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (Trang 88 – vbt Công nghệ 6)

Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống (…) trong bảng sau:

Lời giải:

CHI CHO NHU CẦU VẬT CHẤT CHI CHO NHU CẦU VĂN HOÁ TINH THẦN

Chi cho ăn uống, may mặc, ở

Chi cho nhu cầu đi lại

Chi bảo vệ sức khoẻ

Chi cho học tập

Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.

Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội.

III – CHI TIÊU CỦA CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM (Trang 88 – vbt Công nghệ 6)

Theo em, mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Vì sao?

Em hãy đánh dấu (x) vào các cột thích hợp ở bảng dưới đây và nêu sự khác nhau về chi tiêu của các hộ gia đình

Lời giải:

Nhận xét: Chi cho các nhu cầu đi lại, bảo vệ sức khoẻ, học tập là những khoản chi bắt buộc dù ở đâu.

IV – CÂN ĐỐI THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH (Trang 89 – vbt Công nghệ 6)

Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích luỹ cho gia đình.

1. Chi tiêu hợp lí

Qua các ví dụ (trang 130, 131- SGK) về mức chi tiêu của các gia đình ở thành phố và nông thôn, em có nhận xét gì về chi tiêu hợp li?

– Dù ở nông thôn hay thành phố, mức chi tiêu của mỗi gia đình đều phải được cân đối với khả năng thu nhập của gia đình đồng thời phải có tích luỹ.

2. Biện pháp cân đối thu, chi

  1. Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng theo thu nhập.

Hãy xem gợi ý ở hình 4.3 (Tr.132 – SGK), em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp:

Rất cần – Cần – Chưa cần? Rất cần.

– Mua hàng khi rất cần.

– Không mua nếu chưa cần.

– Có thể mua nếu cần.

  1. Tích luỹ (tiết kiệm)

Mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch tích luỹ.

– Có tích luỹ nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.

– Nhờ tích luỹ, ta sẽ có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất, mua sắm thêm các đồ dùng khác hoặc để phát triển kinh tế gia đình.

Trả lời câu hỏi.

Câu 3 (Trang 90 – vbt Công nghệ 6): Sự khác nhau về mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn

Lời giải:

– Gia đình ở thành phố phải chi tiêu nhiều hơn so với gia đình ở nông thôn do sự khác biệt về giá cả và nhu cầu chi tiêu.

Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra

II. Các nguồn thu nhập của gia đình

1. Thu nhập bằng tiền

  • Gia đình có thể thu nhập tiền bằng các hình thức: tiền lương, tiền lãi bán hàng, tiền lãi tiết kiệm, tiền trợ cấp...

.PNG)

2. Thu nhập bằng hiện vật

  • Thu nhập bằng hiện vật có thể là rau cải, cá thịt, quần áo,...được dùng trực tiếp cho nhu cầu hàng ngày hay đem bán lấy tiền chi cho các nhu cầu khác.
  • Các sản phẩm tự sản xuất ra như:
    • Lúa, ngô, khoai…
    • Rau, hoa, quả…
    • Tôm, cá…
    • Chăn nuôi gia súc ( trâu, bò,…), gia cầm ( gà vịt…)
    • Sản phẩm thủ công….

.PNG)

III. Thu nhập của các loại gia đình ở Việt Nam:

1. Thu nhập của gia đình công nhân viên chức

  1. Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan, xí nghiệp: tiền công, tiền lương, tiền thưởng
  1. Thu nhập của người đã nghỉ hưu: tiền lương hưu tiền lãi tiết kiệm.
  1. Thu nhập của sinh viên đang đi hoc: tiền học bổng
  1. Thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ: tiền trợ cấp xã hội

2. Thu nhập của của gia đình sản xuất

  1. Thu nhập của người làm việc nghề thủ công mĩ nghệ: tranh sơn mài, khảm trai, rổ tre, ghế mây, khăn thêu, hàng ren, nón, giỏ mây.
  1. Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp: thóc, sắn, khoai, ngô, rau, lợn
  1. Thu nhập của người làm vườn: cà phê, hoa, quả,...
  1. Thu nhập của người làm nghề cá: cá, tôm, hải sản.
  1. Thu nhập của người làm nghề muối: muối.

3. Thu nhập của người buôn bán dịch vụ

  1. Thu nhập của người bán hàng: tiền lãi
  1. Thu nhập của người cắt tóc: tiền công
  1. Thu nhập của người sửa chữa tivi, xe đạp, xe máy...: tiền công

IV. Biện pháp tăng thu nhập cho gia đình:

1. Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ:

  1. Người la động có thê tăng thu nhập bằng cách: tăng năng suất lao động, làm gia công tại nhà, tăng ca
  1. Người đã nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn có thể tăng thu nhập bằng cách gia công tại gia đình
  1. Sinh viên có thể bán hàng, làm kinh tế phụ, nhận thêm việc, tham gia quảng cáo...

2. Em có thể làm gì góp phần tăng thu nhập cho gia đình?

Giúp cha mẹ làm công việc nội trợ, làm vệ sinh nhà cửa, giúp làm các công việc nhỏ phát sinh trong ngày...