Kinh tế và thương mại quốc tế là gì

Nhiều bạn nghĩ rằng, Kinh doanh quốc tế là việc mua bán trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ qua các quốc gia. Vì thế, Kinh doanh quốc tế cũng giống như Kinh doanh thương mại. Điều khác biệt giữa hai ngành này là yêu cầu ngoại ngữ mà thôi. Điều này có phần đúng nhưng chưa đầy đủ. Để lựa chọn đúng ngành học cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm mong muốn trong tương lai, bạn phải biết phân biệt ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh doanh thương mại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết 2 ngành này.

   

Mặc dù cả 2 ngành trên đều thuộc lĩnh vực kinh tế, có liên quan đến hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và trong quá trình học tập sẽ có những môn học giống nhau nhưng mỗi ngành lại có đối tượng nghiên cứu riêng biệt. Cụ thể:
Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp cho người học những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế như: đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…
Trong khi đó, Kinh doanh thương mại trang bị kiến thức chuyên sâu về hoạt động bán hàng, về xuất – nhập kho hay quản trị hoạt động bán lẻ. Kinh doanh thương mại là ngành học chú trọng nhiều về kỹ năng thực tế hơn là phân tích và tính toán.
Như vậy, Kinh doanh quốc tế rộng và đặc thù hơn Kinh doanh thương mại. Trong đó, Kinh doanh thương mại chỉ tập trung vào các công việc xuất nhập khẩu, các công tác luân chuyển hàng hóa, ngành hàng bán lẻ. Còn Kinh doanh quốc tế sẽ học về việc quản trị những dự án kinh doanh lớn hơn, mang tầm quốc tế, trong đó huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư cổ phiếu quốc tế là một ví dụ.

 

Thí sinh cần phân biệt 2 ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh doanh thương mại để lựa chọn đúng ngành nghề

   

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước; Chuyên viên nghiên cứu thị trường; Chuyên viên quản lý phân phối; Chuyên viên quản lý thương mại quốc tế; Chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế; Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh,...
Tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau: Chuyên viên kinh doanh; Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, quản lí kho bãi; Chuyên viên bộ phận thu mua, bộ phận bán hàng; Chuyên viên chăm sóc khách hàng; Chuyên viên marketing, PR. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại,…
Với những thông tin vừa cung cấp như trên, tin rằng các bạn quan tâm đến nhóm ngành kinh doanh, quản lý đã biết cách phân biệt ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh doanh thương mại khác nhau như thế nào. Dựa vào tố chất của bản thân cùng môi trường công việc cụ thể, các bạn có thể đưa ra quyết định chọn lựa ngành học phù hợp nhất với bản thân nhé! Chúc các bạn thành công!

 

Thương mại quốc tế được xem là cầu nối kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Vậy thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng Thông Tiến Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

Khái niệm về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau

Thương mại quốc tế hay có tên gọi là international trade, đây thực chất là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ mua được hàng hóa với mức giá rẻ hơn ở thị trường mà mình tự  sản xuất ra. Hoặc có thể sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ trong nước không cung ứng và tự sản xuất ra.

Còn theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường quốc tế. Các hoạt động này sẽ bao gồm quá trình thương mại, đầu tư quốc tế như mua bán hàng hóa, bảo hiểm, tài chính, chuyển giao công nghệ thông tin, vận tải, du lịch…

Nhờ thương mại quốc tế các nước sẽ cải thiện được sức mạnh kinh tế, đồng thời cải thiện luôn được mức sống của người dân. Tuy nhiên, lợi ích từ thương mại quốc tế sẽ không chia đều cho tất cả các quốc gia và mọi tầng lớp dân cư. Do đó, điều này làm nảy sinh thêm các khuynh hướng và biện pháp bảo hộ mậu dịch. 

Đặc điểm của thương mại quốc tế

Đối tượng của thương mại quốc tế thực tế thực chất chính là hàng hóa và dịch vụ

Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Đối tượng thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế chính là hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, đối tượng của thương mại quốc tế còn là các hình thức đầu tư để thu lại lợi nhuận của các hoạt động thương mại.
  • Các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia. Đó có thể là công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hay chính phủ.
  • Mục tiêu chính của người thực hiện các hoạt động thương mại đó chính là hoạt động thương mại để tạo ra lợi nhuận và  sinh lời.
  • Các đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế được phép kinh doanh, buôn bán tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề theo đúng pháp luật quy định.
  • Hoạt động thương mại quốc tế không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Mà sẽ tùy theo góc độ nghiên cứu mà sẽ phát triển ở quy mô toàn thế giới, khu vực, thị trường nước xuất khẩu hay nhập khẩu.
  • Phương tiện thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế giữa bên bán và bên mua chính là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

Chủ thể tham gia thương mại quốc tế

Chủ thể tham gia thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế diễn ra giữa nhiều chủ thể của các quốc gia khác nhau. Vì thế, quá trình hoạt động thương mại quốc tế sẽ có 3 chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này bao gồm:

Các doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xem là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Đó có thể là cá nhân, tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động với mục tiêu khai thác lợi ích của thương mại quốc tế để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. 

Các quốc gia

Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với vai trò rất đặc biệt vừa để khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Vừa tham gia thương mại quốc tế để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trong nước một cách hiệu quả.

Các tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế tham gia vào thương mại quốc tế với mục tiêu chung đó là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo lợi ích và mục tiêu của các bên tham gia trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể kể đến một số tổ chức tham gia thương mại quốc tế như:

  • Tổ chức quốc tế: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
  • Tổ chức khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
  • Tổ chức chuyên ngành: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC).

Vai trò của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là cơ sở để các quốc gia điều chỉnh, hoạch định chính sách phù hợp với sự phát triển kinh tế của mình

Thương mại quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi quốc gia, có thể kể đến lợi ích của thương mại quốc tế như:

  • Cho phép các quốc gia sử dụng hàng hóa phong phú với số lượng lớn hơn khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước.
  • Hoạt động thương mại quốc tế có sự tác động qua lại buộc các quốc gia phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề, vùng miền hay thành phần kinh tế để tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia.
  • Thương mại quốc tế không đơn thuần là hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia, mà thể hiện sự phục thuộc tất yếu của quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Và thương mại quốc tế được xem là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia dựa trên cơ sở phân công lao động và sự chuyên môn hóa quốc tế. 
  • Thông qua hoạt động thương mại quốc tế các quốc gia sẽ tiến hành xây dựng, hoạch định và ban hành chính sách kinh tế sao cho phù hợp với đặc thù kinh tế và trình độ phát triển của quốc gia.
  • Là cơ sở để chính phủ điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) để tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nước, từ đó sẽ giảm được tỷ lệ lao động thất nghiệp và giảm gánh nặng cho xã hội.

Các loại hình thương mại quốc tế

Các loại hình thương mại quốc tế

Khi nói đến thương mại quốc tế sẽ được phân chia ra 2 loại hình cơ bản đó là: Thương mại quốc tế về hàng hóa và thương mại quốc tế về dịch vụ. Cụ thể:

Thương mại quốc tế về hàng hóa

Theo nghĩa chung hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Đối với hàng hóa cũng được chia ra làm hàng hóa vô hình và hữu hình.

Hàng hóa quốc tế hữu hình bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến hàng hóa có thể nhìn thấy, sờ thấy và cân đo, đong đếm được như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nông sản… Còn hàng hóa vô hình là những sản phẩm thương mại không thể nhìn, sờ thấy như các phát minh, sáng chế, độc quyền nhãn hiệu, giải pháp…

Dù là hàng hóa vô hình hay hữu hình, thì cũng được cung ứng ra thị trường thông qua các phương thức như:

Xuất, nhập khẩu hàng hóa: Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ, nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa sản xuất từ nước ngoài vào trong nước để tiêu thụ. 

Gia công quốc tế: Hoạt động gia công bao gồm  cả gia công cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn, Việt Nam đang thực hiện hình thức thuê nước ngoài gia công đối với các sản phẩm giày dép, quần áo.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

  • Trong hoạt động tái xuất khẩu: Là hình thức nhập khẩu hàng hóa tạm thời từ nước ngoài vào và xuất khẩu cho một nước thứ 3. Điều kiện đi kèm là hàng hóa sẽ giữ nguyên và không trải qua hoạt động gia công hay chế biến lại.
  • Trong hoạt động chuyển khẩu: Chuyển khẩu thực chất là quá trình thực hiện dịch vụ vận tải, lưu kho…chứ không phải là hoạt động mua bán hàng hóa.

Thương mại quốc tế về dịch vụ

Thương mại quốc tế dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ngành dịch vụ có tính chất phức tạp nên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về lĩnh vực này.

Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế thứ  3, ngoài công nghiệp và nông nghiệp thì đều được coi là dịch vụ. Hiểu nôm na đây là các hoạt động tạo ra sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người.

Theo GATS, thương mại quốc tế về dịch vụ được chia làm 4 phương thức cung cấp khác nhau như: 

Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Là phương thức dịch vụ cung cấp theo lãnh thổ quốc gia này qua quốc gia khác. Ví dụ: Dịch vụ vận tải hành khách từ Việt Nam qua các quốc gia khác.

Phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Được hiểu là người tiêu dùng sẽ di chuyển sang quốc gia khác để sử dụng dịch vụ. Ví dụ: Các tour du lịch, du học…

Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: Được hiểu là các nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ thiết lập hình thức thương mại để cung cấp dịch vụ trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia khác. Ví dụ: Các siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam để phân phối hàng hóa.

Hiện diện của thể nhân: Được hiểu là thể nhân cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ di chuyển tạm thời hay có thời hạn sang quốc gia khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Các nghệ sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam để biểu diễn hay hoạt động nghệ thuật.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây đã giải đáp được cho bạn câu hỏi thương mại quốc tế là gì? Để được hỗ trợ chi tiết về thương mại quốc tế, bạn có thể liên hệ với cơ quan chuyên trách để được tư vấn cụ thể nhất.

Video liên quan

Chủ đề