Kỹ năng quản lý và sử dụng thời gian của học sinh THCS

Học sinh lớp 9 khá áp lực vì phải chuẩn bị kiến thức để ôn thi vào 10. Và có lẽ, nhiều học sinh còn cảm thấy lúc nào cũng thiếu thời gian để ôn tập. Vậy làm thế nào để quản lý thời gian giúp học tập hiệu quả?

Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập

Mục tiêu quan trọng nhất của học sinh lớp 9 là vượt qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Để đạt được mục tiêu, học sinh lớp 9 là lên kế hoạch học tập cụ thể. Bản kế hoạch đó cần chỉ ra những bài học cần hoàn thành với thời gian cụ thể. Ví dụ: Học sinh cần dành thời gian mỗi ngày cho các môn học, môn nào cần nhiều thời gian, môn nào cần ít thời gian. Hoặc để thi đỗ vào 10, học sinh cần chú trọng môn nào, hệ thống kiến thức ra sao,… Khi đã có kế hoạch thời gian học tập, trẻ sẽ từng bước chinh phục và chủ động học tập.

Quản lý thời gian hiệu quả nhờ một số thói quen tốt

Học sinh lớp 9 cần xây dựng các thói quen như: ngủ sớm dậy sớm… Việc ngủ sớm sẽ giúp cho não bộ, các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi. Từ đó con có nhiều thời gian hơn cho các kế hoạch trong ngày, tích cực. Không những thế, trẻ cần ăn uống điều độ, tập thể dục giúp các con đảm bảo sức khỏe cho học tập. Hoặc lúc giải lao, con có thể dọn dẹp góc học tập giúp không gian thoáng hơn, tạo tâm trạng thoải mái. Khi có tinh thần thoải mái thì việc học tập hiệu quả hơn.

Tận dụng thời gian học tập hiệu quả nhất trong ngày

Thời gian học tập hiệu quả nhất là khoảng thời gian trí não các con tập trung nhất. Đối với mỗi học sinh lại có thời gian học tập hiệu quả khác nhau, có thể là sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều hoặc có thể là buổi tối,… Học sinh lớp 9 nên dành thời gian học tập hiệu quả nhất để hoàn thành những nhiệm vụ học tập quan trọng và mang tính phức tạp, cần bộ não hoạt động nhiều hơn. Những khoảng thời gian ít tập trung hơn thì các con nên hoàn thành các nhiệm vụ học tập vừa sức.

Sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả

Khi biết áp dụng những phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp học sinh lớp 9 giảm bớt thời lượng học tập và đem lại kết quả học tập cao. Ví dụ, phương pháp học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp con hệ thống kiến thức một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ. Hoặc phương pháp Pomodoro, là một phương pháp chia nhỏ các nhiệm vụ học tập vào các thời gian học tập ngắn, thúc đẩy các con hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian nhất định.

Với những chia sẻ trên, Novateen hy vọng học sinh lớp 9 sẽ biết cách quản lý thời gian hơn. Từ đó con sẽ học tập tốt và đạt kết quả cao. Nếu muốn học tập toàn diện, học sinh đến với Novateen.

Hiện tại, Novateen có chương trình CAM KẾT CHẤT LƯỢNG ÔN THI VÀO 10. Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ ngay hotline: 098.442.3335. Hoặc phụ huynh ĐĂNG KÍ HỌC THỬ tại Novateen trước khi quyết định cho con học.

Quản lý thời gian là kỹ năng tuyệt vời của những người thành công. Quản lý thời gian một cách khôn ngoan giúp chúng ta cân bằng cuộc sống hàng ngày của mình và mang lại nhiều khoảnh khắc để tham gia vào các hoạt động mà chúng ta yêu thích. Nhưng khi chúng ta bận rộn, việc quản lý những việc cần làm đôi khi có thể trở nên quá tải.

Các bạn học sinh, sinh viên đang gặp khó khăn khi phải hoàn thành việc học hoặc các công việc hàng ngày khác, hãy thực hiện các bước để quản lý và lên kế hoạch cho một ngày của bạn để giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Dưới đây là sáu cách học sinh, sinh viên có thể lưu ý để quản lý thời gian của họ tốt hơn:

1. Tạo lời nhắc nhở

Nếu bạn lập kế hoạch nhắc nhở theo thời gian cho bài tập về nhà, việc nhà hoặc các nhiệm vụ khác, việc quản lý thời gian của bạn có thể cải thiện đáng kể. Dưới đây là một số cách bạn có thể tạo lời nhắc cho chính mình:

  • Viết lời nhắc trên giấy nhớ.
  • Đặt báo thức điện thoại di động.
  • Thiết lập thông báo trên máy tính.
  • Viết lịch biểu.
  • Liệt kê các nhiệm vụ trên lịch của bạn.
  • Tạo thói quen cho những việc hằng ngày.

Những lời nhắc thường xuyên về nhiệm vụ hàng ngày của bạn sẽ thông báo cho bạn biết đã đến lúc làm việc gì. Nếu bạn lên kế hoạch cho một ngày để các công việc hoặc dự án khác nhau bắt đầu vào những thời điểm khác nhau, bạn có thể xây dựng một lịch trình nhỏ gọn.

2. Tránh phiền nhiễu

Rất khó tập trung học bài khi tâm trí của bạn đang đi lang thang ở nhiều nơi khác nhau, như nhìn chằm chằm vào video âm nhạc, hoặc nhắn tin trên smartphone. Một bước quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ của bạn là tránh phiền nhiễu, và bạn cần phải nghiêm khắc với bản thân mình.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tránh phiền nhiễu:

  • Tắt facebook, instagram và các mạng xã hội khi đang học bài.
  • Tránh khỏi những nơi ồn ào.
  • Hoàn thành các dự án ngắn ngay lập tức.
  • Tắt điện thoại khi đang học bài.

3. Đừng trì hoãn

Sự trì hoãn là một trong những thói quen tồi tệ nhất của những người có kỹ năng quản lý thời gian kém. Việc xao nhãng có thể khó quản lý đặc biệt khi tâm trí bạn cần thời gian thư giãn. Mất 10 phút nghỉ giữa các công việc của bạn, nhưng hãy nhớ đừng trì hoãn. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ dành nhiều năng lượng hơn để suy nghĩ về các công việc chưa hoàn thành nếu bạn bị phân tâm bởi TV hoặc smartphone.

Dưới đây là một số lý do để tránh trì hoãn:

  • Cải thiện thói quen ngủ của bạn.
  • Nâng sức chịu đựng stress.
  • Dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu.

4. Hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng nhất trước

Một sai lầm đối với những sinh viên, học sinh quản lý thời gian kém là họ không hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất trước tiên. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu hoặc học một khái niệm mới từ lớp học, hãy bắt đầu bằng cách xem lại chủ đề cụ thể đó. Nếu bạn hoàn thành công việc khó khăn nhất và cấp bách nhất trước tiên, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho các việc nhỏ hơn.

5. Luôn mang giấy nhớ bên cạnh

Nếu bạn muốn tối đa hóa thời gian học tập của bạn, thì hãy nhớ mang theo 1 tập giấy nhớ bất cứ nơi nào bạn đi. Nếu bạn có thời gian rảnh trong khuôn viên trường hoặc chờ xe buýt, hãy lấy bài vở và sổ ghi chép của bạn để bạn có thể ghi chú thường xuyên hơn.

Diệu Khanh

Trước sự bùng nổ của thời đại công nghiệp 4.0, học sinh – sinh viên được trang bị rất nhiều kỹ năng nhằm đáp ứng sự thay đổi và phát triển của xã hội. Trong đó, kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng. Bởi, mỗi giây mỗi phút trôi qua chúng ta không bao giờ lấy lại được. Sự tiếc nuối cho những việc chưa làm hôm nay sẽ là những dang dở, thất bại trong tương lai sau này. Vì vậy, hãy bắt đầu xây dựng kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả ngay hôm nay để cuộc sống của bản thân thêm giá trị, thêm ý nghĩa.

Thực tế cho thấy rằng, những người thành công thường có cách quản lý và sử dụng thời gian rất hiệu quả. Vậy kỹ năng quản lý thời gian là gì?

Hiểu một cách đơn giản kỹ năng quản lý thời gian là khả năng phân bổ, sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hợp lý và khoa học, nhằm đạt được các kế hoạch đề ra. Đối với học sinh, sinh viên, kỹ năng này có ý nghĩa đặt biệt quan trọng trong học tập, thi cử cũng như là chiếc vé thông hành giúp các bạn vào đời dễ dàng hơn.

Việc quản lí thời gian hiệu quả mang lại vô vàn lợi ích cho mỗi người nói chung và học sinh – sinh viên nói riêng như: loại bỏ những thói quen không có lợi cho bản thân. Khi biết cách quản lý thời gian, chúng ta sẽ nhìn ra được những thói quen xấu đang tiêu tốn thời gian của mình, phá hủy các mục tiêu và kiềm chế sự thành công của bản thân. Ví dụ, khi chúng ta biết cách quản lý thời gian của mình lúc học tập, làm việc thì việc lướt Facebook hoặc vào xem các trang web là điều sẽ không bao giờ xảy ra. Bên cạnh đó, việc quản lí thời gian hiệu quả còn giúp hoạch định được những việc cần làm một cách cụ thể, chi tiết từ đó tạo tinh thần sẵn sàng để thực hiện những kế hoạch lớn; kích thích động cơ làm việc hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ nhìn được những công việc mình cần làm ưu tiên là gì, công việc nào quan trọng sẽ làm trước, công việc nào chưa cần thiết sẽ để làm sau. Qua bảng phân chia thời gian, chúng ta sẽ đánh dấu lại và hoàn thành đúng thời gian, không gây ảnh hưởng đến việc học tập hay những công việc sau đó. Người Việt Nam có thói quen làm việc theo cách tùy hứng, không khoa học và không theo kỷ luật. Tuy nhiên, một lợi ích của việc quản lý thời gian mang lại là sẽ làm việc theo những quy tắc riêng và kỷ luật cụ thể. Có thể thời gian đầu chúng ta sẽ không quen, cảm thấy khó khăn nhưng tuyệt đối không được nản chí, chúng ta cần từ từ để đưa bản thân đi vào quy cũ. Ngoài ra, việc quản lí tốt thời gian còn trợ giúp não bộ tập trung làm việc và sáng tạo; đồng thời có thời gian phát triển bản thân. Thay vì việc ngủ nướng trên chiếc giường đến tận trưa thì chúng ta nên dậy sớm vào mỗi buổi sáng, vừa tiết kiệm được thời gian vừa để bản thân có thể khỏe khoắn, tươi trẻ nhờ vào các bài tập thể dục tại nhà hoặc chạy bộ, đi bộ trong công viên hoặc cũng có thể ngồi thiền, tập yoga,… để cải thiện sức khỏe, tinh thần nhằm tạo năng lượng cho các hoạt động trong cuộc sống.


Hiện nay, có rất nhiều giải pháp giúp xây dựng kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cho học sinh – sinh viên. Trong đó, việc lập một bảng kế hoạch cá nhân hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng chính là giải pháp đầu tiên giúp các bạn học sinh, sinh viên cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của mình. Mặc dù chỉ đơn giản là liệt kê những công việc cần làm kể cả thời gian nộp bài tập về nhà hay bất kỳ giờ làm thêm nào nhưng nó sẽ giúp học sinh – sinh viên sử dụng thời gian khôn ngoan hơn. Ngoài ra, với cách này, học sinh – sinh viên sẽ biết mình cần phải làm gì, vào giờ nào mà không phải mất thời gian nhớ xem mình phải làm việc gì trong ngày hôm nay hoặc việc gì tiếp theo sau khi hoàn thành công việc nào đó. Bên cạnh lịch, nhật ký,… hiện nay có rất nhiều ứng dụng lập kế hoạch cá nhân hàng ngày hiệu quả nhờ vào các thiết bị thông minh như lời nhắc, thông báo, ghi chú,... Giờ đây, học sinh – sinh viên có thể quản lý thời gian của mình mọi lúc, mọi nơi.


Một người giỏi quản lý thời gian là không chỉ biết sử dụng thời gian đúng cách mà còn có khả năng đối phó với những sự cố ngoài ý muốn thay vì để bản thân rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, để việc xây dựng kỹ năng quản lý thời gian của học sinh, sinh viên mang lại những hiệu quả tích cực, đòi hỏi các bạn phải liên tục ưu tiên và tái ưu tiên khi xảy ra vấn đề. Sau khi liệt kê những công việc cần làm hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, các bạn học sinh – sinh viên hãy dành một ít thời gian để kiểm tra và phân loại hạng mục các công việc dựa trên mức độ quan trọng của chúng. Những công việc quan trọng, các bạn học sinh – sinh viên hãy đánh dấu lại và ưu tiên làm ngay để đảm bảo tiến độ hoàn thành, sau đó hãy tiếp tục làm những công việc còn lại. Điều này sẽ giúp các bạn học sinh – sinh viên không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng mà vẫn đảm bảo những công việc khác được giải quyết đúng thời hạn.

Thông thường, học sinh – sinh viên dành ra khoảng 8 – 10 giờ/ngày để làm việc, nghiên cứu, giao tiếp và làm những điều khác. Nếu chỉ có 20 giờ/tuần cho các hoạt động khác thì chúng ta nên sử dụng chúng cho việc tự học và tự nghiên cứu. Tuy nhiên, để mỗi giây, mỗi phút được sử dụng theo đúng kế hoạch của bạn thì đừng quên phân bổ thời gian thực hiện cho từng nhiệm vụ cũng như dự trù khoảng 10 – 25% thời gian nhằm đảm bảo không rơi vào trạng thái bị động. Bởi, mọi sự trong thực tế thường mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến. Vì vậy, hãy thực tế và linh hoạt để xây dựng kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Thực tế, những gì hiệu quả với người này nhưng chưa chắc đã hiệu quả với người khác. Điều đó thể hiện rõ ở việc học nhóm có thể hạn chế khả năng của một số người. Nhưng với những người khác, làm việc nhóm lại giúp tăng động lực và tránh sự trì hoãn. Nếu tránh sự trì hoãn và phân tâm được xem là những viên gạch đầu tiên để bạn xây dựng kỹ năng quản lý thời gian thì các bạn học sinh – sinh viên hãy lần lượt trả lời các câu hỏi: “Bạn tập trung nhất khi ngồi ở đâu và trong khoảng thời gian nào? Những địa điểm và những thời điểm nào dễ khiến bạn bị sao lãng, phân tâm? Có điều gì làm bạn thực sự thú vị trong nghiên cứu, học tập không?”… Những đáp án có được sẽ giúp bạn lựa chọn cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất.

Để tiếp tục con đường học tập, các bạn học sinh – sinh viên cần cả sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, một giải pháp nữa để hỗ trợ cho việc quản lí thời gian hiệu quả là mỗi ngày hãy tự chăm sóc bản thân mình một ít để đảm bảo rằng các bạn có thể hoàn thành hết tất cả những kế hoạch đề ra với một quỹ thời gian hữu hạn.

Tóm lại để đảm bảo mỗi cá nhân có thể kiểm soát hiệu quả thời gian cũng như có những điều chỉnh phù hợp, mỗi học sinh trường THCS – THPT Lê Lợi phải luôn chủ động tham gia các tiết học hoặc các chuyên đề về giáo dục kỹ năng. Đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Đồng thời, luôn xem xét và đánh giá lại lịch làm việc, học tập của mình. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tốt này sẽ giúp kỹ năng quản lý thời gian và quản lý cuộc sống của các bạn ngày càng được hoàn thiện. Từ việc tự giác lên lớp đầy đủ, nghiêm túc học tập các bạn học sinh sẽ dễ dàng hoàn thành các bài tập, đạt kết quả tốt trong các kỳ thi mà vẫn còn nhiều thời gian để thư giãn, dành cho gia đình và bạn bè.

                                                                                   BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG

Video liên quan

Chủ đề