Lá cẩm như thế nào

Cây lá cẩm quả thật là cái tên không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam, nó được sử dụng để chế biến thực phẩm trong đời sống hằng ngày của mọi người.

Cây lá cẩm còn có tên gọi khác là cây lá cẩm tím, tên khoa học của nó là Peristrophe roxburghiana, là một loài thực vật thuộc họ Ô rô được phân bố nhiều tại các nước Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và cả Đài Loan…

Hiện nay, cây lá cẩm có 2 loại là lá cẩm tím và lá cẩm đỏ, chúng ta có thể nhận biết được 2 loại này bằng cách dựa vào đặc điểm hình thái của lá và màu sắc của dịch chiết.

Lá cẩm như thế nào

Đặc điểm hình thái của cây:

- Đây là một loại cây cỏ, sống lâu năm, cao tối đa chỉ 1m, cành non thì có lông, về sau nhẵn.

Thân chia thành 4 cạnh, có rãnh dọc sâu.

- Lá của cây lá cẩm là lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng hoặc thuôn giống hình mũi giáo, thường sẽ có bớt màu trắng ở dọc gân lá. - Kích thước là khoảng tầm từ 2 - 10cm, rộng 1,2 - 3,6cm, hai mặt có thể có lông hoặc không, gốc lá thuôn nhọn, chóp lá nhọn hay có khi có mũi hoặc hơi tù tròn.

- Cụm hoa chùm ngắn ở ngọn và nách lá, các lá bắc thường có hình trứng. Ở đài có 5 răng đều dinh vào nhau ở nửa dưới, kích thước ngắn hơn lá bắc của hoa. Phần trang, hay còn gọi là cánh hoa, có màu hồng hoặc tím, phân thành 2 môi, môi dưới có 3 thùy cạn, ống hẹp kéo dài. Phần nhị thò ra khỏi ống tràng, bầu 2 ô, mỗi ô chứa 2 hay nhiều noãn. Mỗi năm, lá cẩm thường ra hoa vào khoảng tháng 10 - 11.

Lá cẩm như thế nào

Hiện nay có 4 loại lá cẩm:

Lá cẩm đỏ (chằm thủ): lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng, dịch chiết ra có màu đỏ.

Lá cẩm tím (chằm lai): có màu tím, hình trứng rộng, gốc tròn, xanh nhạt, mỏng, ít lông, diện tích mà đốm trắng ở dọc gân lá lớn, dịch chiết ra có màu tím.

Cẩm tím loại màu đậm (chằm khâu): lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dày, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá, dịch chiết ra có màu tím.

Lá cẩm vàng (chằm hiên): là hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt có lông, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá, dịch chiết ra có màu vàng xanh.

Lá cẩm như thế nào

Cách trồng cây lá cẩm:

Trộn dừa với mùn dừa, sỉ than, phân bón. Sau đó chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh để tiến hành trồng.

Loại đất phù hợp để trồng cây là đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước.

Vì đây là cây ưa ẩm và ưa bóng nên hãy trồng chúng ở những nơi râm mát hoặc dưới tán cây. Tưới nước vào buổi sáng và chiều, khi cây bén rễ thì bắt đầu bón thúc cho chúng.

Chúng ta có thể thu hoạch lá cẩm chỉ sau 30 - 40 ngày.

Lá cẩm như thế nào

Công dụng của cây lá cẩm:

- Theo Đông y, cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) và chỉ huyết(cầm máu) rất có lợi. Nếu phối hợp với các vị thuốc khác sẽ trị được chứng viêm quản nhiều đờm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương ở gân, cơ bị bầm dập. Ngoài ra, cây lá cẩm còn được làm nước tắm để trị rôm sảy ở trẻ em.

- Đồng bào dân tộc thường dùng lá cẩm để tạo màu cho món ăn như xôi lá cẩm. xôi ngũ sắc, mứt dừa, thạch rau câu và các loại bánh…, giúp cho món ăn có một vẻ đẹp tinh tế, thêm thơm ngon hấp dẫn mà lại không gây độc bởi lá cẩm rất lành tính.

- Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng làm đẹp, giúp da mặt trở nên mịn màng và nhất là giảm độ bóng dầu trên da mặt, cho nên những bạn gái bị mụn trứng cá có thể sử dụng nước lá cẩm để rửa mặt sẽ làm giảm mụn đáng kể, đồng thời da mặt sáng lên.

Lá cẩm như thế nào

Mọi thông tin chi tiết về cây lá cẩm, vui lòng liên hệ công ty Phương Trung qua số điện thoại: 0974.222.759 (Ms. Phương)

Lá cẩm là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô, phân bố tại vùng Đông Nam Châu Á. Đây là một loại thực vật lâu năm, có thể đạt chiều cao tới 50–100 cm. Lá dài 2–7.5 cm và rộng 1–3.5 cm. Hoa hai thùy, có thể dài tới 5cm; màu đỏ tươi đến đỏ tím.

Lá cẩm trồng ở đâu và cách trồng như thế nào?

Cây lá cẩm được trồng nhiều và phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng và miền nam loài cây này cũng được trồng nhiều. Trồng cây lá cẩm không khó do đây là loại cây dễ sống, chỉ cần giâm cành già xuống đất ẩm, hàng ngày tưới nước và che nắng cho cây, chừng 1 tuần sau là cây có thể nảy chồi. Nếu chăm tốt, sau 45 ngày là có thể cho thu hoạch lá để sử dụng. Cần chú ý làm cỏ thường xuyên và bón thêm phân chuồng ủ hoai để cung cấp dưỡng chất cho cây cẩm phát triển. Hiện có rất nhiều nơi bán giống cây này. Tuy nhiên, khi mua chúng ta cần lưu ý: Khi trồng nên cắt bỏ bớt ngọn để giảm bớt sự thoát nước tăng tỉ lệ sống cho cây.

Phân loại cây lá cẩm

- Cây lá cẩm đỏ (tên dân tộc Nùng: Chằm thủ): Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng, dịch chiết ra có màu đỏ.

- Cây lá cẩm tím (Chằm lai): Có màu tím hồng, lá hình trứng rộng, gốc tròn, xanh nhạt, mỏng, ít lông, diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn, dịch chiết ra có màu tím.

- Cây cẩm tím có màu đậm hơn, tím Huế (Chằm khâu): lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dày, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá, dịch tiết ra có màu tím

Cây lá cẩm vàng (Chằm hiên): cẩm vàng vẫn còn mọc hoang nhiều nên còn được gọi là cẩm dại. Lá hình trứng gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt có lông, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá, dịch chiết ra có màu vàng xanh.

Tác dụng của cây lá cẩm

- Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế, giảm ho, cầm máu. Khi kết hợp với các vị thuốc khác còn trị các chứng viêm phế quản nhiều đờm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm tím.

- Lá cẩm còn được người dân tộc vùng cao lấy tắm cho trẻ nhỏ khỏi bị rôm sảy trong những ngày oi nóng của mùa hè.

- Ngoài ra, ở một số nơi, người ta cũng sử dụng lá cẩm tím để nhuộm màu thực phẩm, hoặc dùng để chế biến thức ăn vì loại lá này không gây độc hại. Ví dụ: xôi lá cẩm, thạch lá cẩm, bánh chưng lá cẩm, …
 

Lá cẩm như thế nào

Xôi lá cẩm 

Hiện nay, cẩm tím được người dân ở khắp mọi miền tổ quốc đều sử dụng như một gia vị thêm cho các món ăn. Ngoài ra, bột cẩm tím từ tự nhiên nguyên chất đang là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc nội trợ của chị em phụ nữ.

Mọi thắc mắc về bột cẩm tím xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0984.845.724 để nhận được những giải đáp thích hợp nhất.