Làm thế nào để rút ngắn tính thời vụ nhằm kích cầu trong du lịch

Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch cần phải xây dựng chương trình toàn diện trong cả nước, ở các vùng du lịch.

1. Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch :

+ Xác định thể loại du lịch nào phù hợp.

+ Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch.

+ Số lượng du khách trong đó và tiềm năng.

+ Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch.

+ Khả năng cung ứng nguồn lao động.

+ Kinh nghiệm tổ chức.

+ Khả năng kết hợp các thể loại du lịch khác nhau.

2. Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm :

Cần phải xác định được những loại hình du lịch và phải dựa trên các tiêu chuẩn sau:

+ Tính hấp dẫn của các tài nguyên du lịch đưa vào khai thác cho thời vụ thứ hai.

+ Xác định nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu.

+ Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thỏa mãn nhu cầu cho du khách quanh năm.

3. Nghiên cứu thị trường :

Để xác định số lượng và thành phần của luồng du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính, phải chú ý đến các nhóm du khách sau :

+ Khách du lịch công vụ.

+ Công nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính.

+ Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính.

+ Những người hưu trí.

+ Những người có nhu cầu đặc biệt.

Chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được thông tin về sở thích của các nhóm du khách về các dịch vụ du lịch chủ yếu, tạo điều kiện cho các tổ chức du lịch đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật, đa dạng hóa chương trình vui chơi, giải trí, cung ứng vật tư và công tác phục vụ tốt hơn.

4. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và khu du lịch :

+ Thực hiện sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc cung ứng sản phẩm du lịch ngoài thời vụ du lịch chính để tạo được sự thống nhất về quyền lợi và hành động.

+ Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, tạo cho nó có khả năng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.

5. Sử dụng tích cực các động lực kinh tế :

+ Đối với du khách, các tổ chức và công ty du lịch sử dụng chính sách giảm giá, khuyến mãi để kích thích du khách đi du lịch ngoài mùa chính.

+ Khuyến khích tính chủ động của của các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ sở trong việc kéo dài thời vụ du lịch.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch
  • bien phap khac phuc tính thời vụ du lịch
  • bất lợi của du lịch
  • nêu biện pháp khắc phục những hạn chế của ngành du lịch
  • các phương hướng khắc phục du lịch ở việt nam
  • các biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch
  • biện pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến kinh tế
  • biện pháp khắc phục tính thời vụ trong nông nghiệp
  • bien phap han che tinh thoi vu trong du lich
  • phương hướng giảm tác động tiêu cực của tính thời vụ du lịch
  • ,

    Ngày 22/6, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị bàn giải pháp xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch với sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình cùng 40 doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

    • Du lịch Ninh Bình phát triển khởi sắc sau thành công Đại lễ Vesak 2014

    • Du lịch Ninh Bình sẵn sàng đón đoàn nhà báo quốc tế về tham quan

    • Khai mạc Tuần du lịch Ninh Bình 'Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An'

    Đi thuyền trên sông qua những hang động lung linh huyền ảo là một trải nghiệm đáng nhớ khi du khách đến với Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

    Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, năm 2020 dự kiến là một năm phát triển rực rỡ của du lịch tỉnh Ninh Bình khi được đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2020 với hàng loạt các sự kiện được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng khách đến với Ninh Bình giảm rõ rệt, trong 6 tháng đầu năm chỉ đón 1,5 triệu lượt khách, giảm 72% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch chỉ đạt 800 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ; gần 95% doanh nghiệp bị mất thị trường hoặc thu hẹp thị trường, 92% doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu trên 70%.

    Những con số thống kê kể trên cho thấy những tháng đầu năm 2020 thực sự là thời gian khó khăn đối với ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Dự báo, trong thời gian tới, khả năng khai thác và phục hồi trở lại thị trường khách quốc tế còn rất khó khăn, do vậy trước mắt ngành du lịch tỉnh Ninh Bình tập trung khai thác thị trường khách nội địa, với nhiệm vụ từ nay đến cuối năm đón 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu cả năm đạt 2.500 tỷ đồng.

    Với mục tiêu đề ra như trên, nhiều ý kiến tham luận tại hội nghị đã tập trung làm rõ tiềm năng, thế mạnh của du lịch Ninh Bình, cũng như những khó khăn, vướng mắc, tồn tại hiện nay trong hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Đa phần các ý kiến tại hội nghị đều cho rằng sản phẩm du lịch Ninh Bình vẫn còn nghèo nàn, đa phần vẫn là các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng; hoạt động du lịch còn rời rạc, chưa tìm được điểm chung... Hầu hết các ý kiến cho rằng mặc dù đây là khoảng thời gian rất khó khăn của ngành du lịch, nhưng không nên giảm giá dịch vụ, thay vào đó phải tăng tính cạnh tranh bằng cách tăng chất lượng phục vụ du khách.

    Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, cho rằng trong thời gian vừa qua doanh nghiệp đã vận dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch với mong muốn kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh với nhau và với các tỉnh lân cận; đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thu hút du khách... Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc biệt là thiếu sản phẩm phục vụ du khách vào buổi tối. Ông Trường cho rằng trong thời gian tới cần tích cực quảng bá hình ảnh, thế mạnh của du lịch Ninh Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.

    Ông Hoàng Bình Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Ninh Bình, nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay hoạt động hết sức rời rạc, chưa có sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, cần phải tìm ra điểm chung, cần có tiếng nói chung để cùng thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, cần xem lại tình trạng hoạt động lữ hành tự do như hiện nay, cần nâng cao chất lượng hướng dẫn viên, người hướng dẫn viên không chỉ cần hiểu tường tận về khu du lịch mình đang làm việc mà còn phải hiểu những khu du lịch khác trên địa bàn để quảng bá, giới thiệu cho du khách...

    Để khắc phục những khó khăn trước mắt, hướng tới mục tiêu lâu dài, đa phần các đại biểu đều nhất trí về những giải pháp nhằm xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch trong thời gian tới như cần tập trung khai thác thị trường nội địa, chú trọng khách từ các thành phố lớn, mở rộng liên kết vùng, nhất là các vùng như Hà Nội, miền Trung, Tây Bắc...

    Bên cạnh đó, tỉnh cần chuẩn bị tốt các điều kiện về sản phẩm, xúc tiến, quảng bá, thu hút, khai thác thị trường khách quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... khi thị trường khách quốc tế mở cửa trở lại, đây đều là các thị trường tiềm năng của du lịch Ninh Bình.

    Ngành du lịch tỉnh Ninh Bình cũng sẽ tập trung tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội; tích cực tham gia các hoạt động trong chương trình, sự kiện do Tổng cục Du lịch tổ chức; các hội chợ du lịch trong nước, các hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch; tổ chức mời các hãng lữ hành, các đoàn phóng viên tới Ninh Bình để khảo sát và tìm kiếm cơ hội liên kết, hợp tác phát triển du lịch; đa dạng hóa các loại hình du lịch như: bay trải nghiệm bằng trực thăng ngắm cảnh Tràng An, chèo thuyền kayak, trekking tour, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

    Ngành du lịch tỉnh cũng sẽ thiết kế, xuất bản, sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm, quà tặng đa dạng, phong phú phù hợp với nhu cầu thị hiếu của từng phân khúc thị trường khách du lịch.

    Cùng với đó, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình sẽ vận động các doanh nghiệp đăng ký các chương trình ưu đãi nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, kích cầu nhằm thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình; tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ du lịch cho cán bộ, nhân viên, người lao động của các đơn vị kinh doanh du lịch...

    Đức Phương (TTXVN)

    Khởi động chiến dịch quảng bá du lịch Ninh Bình trên TikTok

    Sở Du lịch Ninh Bình, Tạp chí Du lịch, TikTok Việt Nam, Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab), Công ty TNHH Thời trang ELISE và các nhà tài trợ vừa phối hợp khởi động Chiến dịch quảng bá du lịch Ninh Bình trên nền tảng TikTok với tên gọi #HelloNinhBinh.

    Chia sẻ:

    Từ khóa:

    • Du lịch Ninh Bình,
    • kích cầu du lịch,
    • khách du lịch,
    • Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam,

    Video liên quan

    Chủ đề