Lập bàn thờ thổ công như thế nào

Khi mới lập bàn thờ Thổ Công, bốc bát hương Thổ Công rất quan trọng. Vậy làm sao để thực hiện công đoạn này dễ dàng và nhanh chóng? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

THỔ CÔNG LÀ AI? TẠI SAO CẦN PHẢI THỜ CÚNG?

Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản đất đai, xua đuổi tà ma ngoại đạo, mang lại sự bình yên cho gia đình. Vì vậy khi làm những công việc liên quan đến đất như xây nhà, đào giếng… thường phải làm lễ động thổ cúng Thổ Công như thay lời xin phép. Ngày nay, Thổ Công thường được thờ chung với bàn thờ Thần tài hoặc bàn thờ gia tiên.

  • Bàn thờ Thần tài – Ông địa thường được đặt ở dưới mặt đất, gần ngay cửa ra vào để thuận tiện cho việc theo dõi. Đặc biệt bàn thờ Thần tài – Ông địa thường được thờ ở công ty, doanh nghiệp, các cửa hàng, hàng quán.
  • Ngoài ra, Thổ Công còn được thờ chung với gia tiên trên bàn thờ gia tiên. Ở đó thì Thổ Công ở vị trí cao nhất chính giữa, gia tiên được thờ ở bên phải, bên trái là bà cô, ông mãnh.

Bốc bát hương là nghi thức thiêng liêng. Để công đoạn được này được trọn vẹn, gia chủ cần chuẩn bị cẩn thận đồ lễ:

  • Bát hương.
  • Trong cốt bát hương gia chủ chuẩn bị: 1 lá giấy ghi đầy đủ hiệu thổ công, vàng,…
  • Hương hoa lễ vật tùy tâm.
  • Nước rượu gừng hoặc nước gừng được dùng để tẩy uế.
  • Tro hoặc cát trắng.

QUY TRÌNH BỐC BÁT HƯƠNG THỔ CÔNG ĐƠN GIẢN

Xem ngày bốc bát hương thổ công

Trước tiên để xem được ngày bốc cần phải xem qua tuổi của gia chủ có xung khắc với ngày bốc không. Ngày bốc bát hương rất quan trọng trong việc này. Để làm được việc này, Gia chủ phải chọn những ngày đẹp, hợp tuổi mình, tránh xem phải những ngày xung sẽ ảnh hưởng không tốt đến thế vận bạn ( có thể làm cho việc làm ăn, kinh doanh trở nên gặp nhiều khó khăn, không được như ý muốn, cả về tương lai sau này.

Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạch

Hiện này có hai loại bát nhanh chính được làm bằng sứ Bát Tràng và đồng. Trong đó bát hương sứ được ưa chuộng hơn cả bởi những ưu điểm nổi trội. Đặc biệt nó mang lại ngũ hành tương quan, giúp tài lộc, may mắn và thịnh vượng đến với gia chủ. Bát hương sau khi mua về gia chủ tiến hành tẩy uế như sau:

  • Pha nước gừng hoặc rượu gừng 1 lượng vừa đủ.
  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, mới, dùng riêng để lau chùi đồ thờ cúng.
  • Tiến hành tẩy uế cho bát nhang bằng cách lấy khăn lau rửa bằng nước rượu gừng, nước gừng đã pha sẵn.
  • Sau khi đã thực hiện xong thì để bát hương khô ráo tự nhiên.

Bên trong bát hương Thổ Công mới có gì?

Tờ hiệu

  • Được viết tên gia chủ và tên người được thường.
  • Tờ hiệu thường có màu vàng, chữ đỏ, ô chính giữa được dành để ghi tên người được thờ.

Tờ hiệu bát hương Thổ CôngCách viết cốt bát hương như sau:

  • Nếu tờ hiệu thờ Thần linh, Thổ công, thần long mạch thì ghi: “Phụng thờ: Thần linh Thổ công Thần long mạch chư vị chân linh”.
  • Nếu thờ tổ tiên thì ghi: “Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ….chư vị chân linh”.
  • Nếu thờ bà cô ông mãnh thì ghi: “Phụng thờ: Bà cô ông mãnh dòng họ….chân linh vị tiền”.
  • Nếu thờ đức Phật thì ghi: “Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh”.
  • Nếu thờ Thần tài thì ghi: “Phụng thờ: Thần tài Bà chúa kho chư vị chân linh”.

Cách đóng gói thất bảo

Đóng gói thất bảo thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên: tờ giấy bạc, tờ hiệu, thất bảo.
  • Gấp tất cả lại rồi thành hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Tro nếp, bộ thất bảo

Khi bốc bát hương Thổ Công, gia chủ thường cho vào bên trong bộ thất bảo gồm: Thiết vàng, thiết bạc, xà cừ, san hô, ngọc trai, hổ phách, mã não có khả năng thu năng lượng, hút linh khí, xua đuổi tà ma, hung khí, giúp cho gia chủ làm ăn phát tài phát lộc.

Bộ thất bảo bốc bát hương Thổ Công

Với tro nếp, gia chủ tiến hàng nắm thành từng nắm nhỏ, khi bốc vào bát nhang thì đọc sinh – lão – bệnh – tử tương ứng với số nắm tro. Lưu ý số nắm tro gia chủ nên dừng lại ở chữ sinh là tốt nhất.

Đặt bát hương lên bàn thờ

Sau khi bốc bát hương thì dùng khăn sạch lau sạch sẽ, tránh để tro vương lên bát nhang. Đặt bát hương lên bàn thờ rồi tiến hành thắp nhang liên tục trong vòng tuần. Lễ cúng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị chén nước, nhang. Điều quan trong là khi làm lễ, gia chủ và người tham gia phải thành tâm cầu khấn. Đối với những bát nhang được gửi lên chùa, đặt người bốc nên chọn ngày giờ đẹp để làm lễ và vận chuyển về gia. Điều này giúp hạn chế việc lộ thiên, gây ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng. Đạt bát hương lên bàn thờ Thổ Công nên chọn vị trí chính giữa, cao nhất. Bên trái là bát nhang thờ ông mãnh, bà cô. Bên phải là đặt bát hương bàn thờ gia tiên.

Sắm lễ vật bốc bát hương Thổ Công

Do ngài là người gần gũi vời con dân, do đó anh chị không cần quá cầu kỳ về việc sắm lễ có khi chỉ cần nải chuối với nén hương là được. Dưới đây là một số lễ vật cần sắm:

  • 1 chai rượu trắng (1/2 lít).
  • Trầu cau, 3 chén nước, 1 mâm ngũ quả nhỏ.
  • Đĩa xôi, thịt luộc, bao thuốc.
  • Lễ vàng tiền.

Đọc bài văn khấn bốc bát hương Thổ Công

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên gia chủ tiến hành đọc bài văn khấn thay bàn thờ, bốc bát hương như sau: Nam mô a di đà phật! (3 lần) Con lạy chín phương trời mười phương chư Phật. Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên. Hôm nay là ngày….. tháng …… năm Tên con là………………………………….(Tín chỉ của…………..địa chỉ) Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu…………………….., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý. Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu khỏe mạnh, an ninh khang thái, mọi việc hanh thông. Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu………………………………………………………….. Nam mô a di đà phật! (3 lần) Đợi hết một tuần nhang, gia chủ cắm thêm đợt thứ hai là có thể hóa vàng, rải gạo muối trước ngõ, cửa nhà. Khi hương tàn thì tạ lễ và hạ đồ cúng. Không nên chia lễ cho người ngoài vì điều này sẽ làm cho tài lộc bị phân phát.

Bài viết trên đây đã chỉ rõ cho các bạn về việc bốc bát hương Thổ Công sau khi làm lễ nhập trạch. Chúc bạn và gia đình có buổi lễ long trọng, thật ý nghĩa, nhiều niềm vui. Ngôi nhà mới luôn tràn đầy tiếng cười và hạnh phúc.

Taxi tải Thành Hưng chỉ sử dụng duy nhất Tổng đài Miễn cước 1800.0033. (Các số điện thoại khác đều là Thành Hưng giả mạo) Thành Hưng chính hãng là Hãng có hàng trăm xe taxi tải màu đỏ hoạt động trên khắp các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thành Hưng là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn quốc. Là Hãng khai sinh mô hình Taxi tải tại Việt Nam từ năm 1996, Taxi tải Thành Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan lớn trao tặng.

Chuyên gia về tư vấn dịch vụ chuyển nhà, chuyển văn phòng trọn gói với 5 năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển logistics tại Việt Nam

Bàn thờ thổ công nên đặt ở đâu?

Bàn thờ thổ công nên đặt ở vị trí nào là phù hợp? Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người. Theo các chuyên gia phong thủy bàn thờ thổ công là nơi 3 vị thần như: Thần thổ địa, thần bếp núc, thần cai quản việc buôn bán. Vì thế, vị trí đặt bàn thờ thổ công thích hợp nhất là bếp, cánh bếp hoặc gần bàn thờ gia tiên.

Bàn thờ thổ công thổ ai?

Bàn thờ Thổ Công là nơi thờ cúng thần Thổ Công (Thổ Địa), kết nối giữa gia chủ và thần cai quản đất đai. Nhiều nơi bàn thờ Thổ Công và gia tiên là một, cũng có trường hợp nhầm lẫn bàn thờ Ông Địa, Thổ Công đặt khu vực gần bếp.

Bàn thờ thổ công đạt những gì?

Bình hương, nến, ống hương và đỉnh trầm: Khu vực trước bàn nhỏ gia chủ đặt bình hương. Hoặc có thể thay thế bằng đỉnh trầm. Ở 2 bên sẽ là đôi nến và ống hương. Bài vị Thổ Công: Có một số gia đình lập bàn thờ Thổ Công rất đơn giản.

Ông thổ công là ai?

Thổ công là vị thần linh có nhiều tên gọi khác nhau như thổ địa, thổ thần… Đây là vị thần có ý nghĩa quan trọng đối với văn hoá thờ cúng của người Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Thổ công chuyên cai quản đất đai ở khu vực được đặt để.

Chủ đề