Lấy ví dụ về tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Ở nước ta, giáo dục và đào tạo được coi là

Vai trò của giáo dục và đào tạo là

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì?

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần

Để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, Nhà nước cần

Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo?

Những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo giúp

Nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là

Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là

Mục đích của đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ là nhằm

Để có thị trường khoa học và công nghệ, nước ta cần phải làm gì?

Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của văn hóa?

Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của văn hóa?

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: VGP/Minh Thi

Đó là đa số ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục tại "Diễn đàn hợp tác và đầu tư trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng, Trường Đại học Văn Lang vừa phối hợp tổ chức. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế. Tính đến 31/12/2019, Việt Nam đã có trên 500 dự án hợp tác đầu tư còn hiệu lực của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4,4 tỉ USD. Việt Nam hiện có 5 cơ sở giáo dục đại học và gần 100 cơ sở giáo dục ở các bậc học mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế được giảng dạy tại 70 cơ sở giáo dục đại học. Với chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đến nay Việt Nam đã có gần 3.000 cơ sở giáo dục ngoài công lập ở tất cả các địa phương trong cả nước. Hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập đã góp phần bổ sung nguồn lực cho giáo dục, cung cấp thêm cơ hội cho người học. Một số cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập đã khẳng định được chất lượng chương trình và phương pháp giảng dạy qua việc tích hợp giữa chương trình giảng dạy của Việt Nam với chương trình giảng dạy của các nước tiên tiến (như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia, Phần Lan...). “Chính sách hội nhập quốc tế trong giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới. Việt Nam đã có 3 cơ sở được xếp hạng vào danh sách 1.000 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới và 8 cơ sở được xếp hạng trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á. Đối với giáo dục phổ thông, học sinh Việt Nam luôn đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế và khu vực và được xếp hạng cao trong chương trình đánh giá quốc tế PISA”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, mặc dù việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đã đạt những kết quả nhất định nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động hợp tác và đầu tư trong giáo dục còn đơn lẻ, chưa tạo sự đột phá trong toàn hệ thống. Đầu tư của nước ngoài vào giáo dục còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với các ngành kinh tế xã hội của Việt Nam. Vì vậy, việc tổ chức “Diễn đàn hợp tác và đầu tư trong giáo dục” không chỉ để các địa phương và nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng chia sẻ nhu cầu, những bài học kinh nghiệm về đầu tư vào giáo dục, mà diễn đàn còn giới thiệu các chính sách về hợp tác và đầu tư trong giáo dục. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều cơ sở giáo dục do nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng một lần nữa khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Dante Brandi, Tổng Lãnh sự Italy tại TPHCM nhấn mạnh Italy không phải là đối tác lớn nhất tại Việt Nam về giáo dục và đầu tư vào giáo dục so với những nước châu Âu và ngoài châu Âu khác, nhưng là một đối tác chiến lược, chất lượng và tâm huyết với lĩnh vực cực kỳ quan trọng này trong quan hệ hợp tác song phương. Từ năm 2013, Italy đã mở Văn phòng Uni Italy tại Việt Nam chuyên về quảng bá và hỗ trợ hợp tác giáo dục đại học. Đánh giá cao những chính sách được Chính phủ, Bộ GD&ĐT Việt Nam ban hành gần đây, trong đó đặc biệt là Nghị định 86 đã đưa ra các quy trình rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đầu tư trong giáo dục, ông Dante Brandi khẳng định: Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Italy luôn sẵn sàng hỗ trợ các đối tác tiềm năng tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau và đi đến hợp tác hiệu quả. Là một trong những tập đoàn giáo dục đi đầu trong việc tạo nên một hệ sinh thái giáo dục quốc tế hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học và sau đại học, PGS.TS Thái Bá Cần, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng chia sẻ để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục, Tập đoàn mong muốn được đồng hành với các nhà đầu tư tâm huyết trong và ngoài nước; được chính quyền các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai và cung cấp dịch vụ hạ tầng tốt nhất cho việc thành lập các cơ sở giáo dục mới; được các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục hỗ trợ về mặt chuyên môn và pháp lý để những mô hình chưa có trong thực tiễn giáo dục Việt Nam, điển hình như Thành phố giáo dục quốc tế được áp dụng một cách nhanh nhất, giúp mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam những sản phẩm giáo dục ngang tầm thế giới. Đại diện cho Trường Đại học Văn Lang trao đổi tại diễn đàn, TS. Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng trường cho rằng, cách mạng kỹ thuật số trong thời đại 4.0 tác động đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục đào tạo, đồng thời tạo nhiều thách thức to lớn đòi hỏi con người phải thay đổi để thích nghi, đáp ứng các yêu cầu về trình độ và kỹ năng chuyên nghiệp. Nhận thức sâu sắc về tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với hoạt động giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Cao Trí đề xuất: Cần tạo điều kiện tối đa cho các trường đại học thực hiện mô hình thí điểm các giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ trong giáo dục; linh động thay đổi khung thời gian đào tạo vì lợi ích người học, đổi mới phương pháp và phức thức đào tạo. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để có thể tối ưu hóa nguồn lực xã hội, chuyển từ cạnh tranh thành hợp tác cùng phát triển. Với tiềm lực lớn, Đại học Văn Lang đang khuyến khích triển khai công nghệ và kêu gọi đầu tư để vận hành Trung tâm Đổi mới sáng tạo, kết nối người học bằng công nghệ. Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra cuộc tọa đàm trao đổi về các chính sách hợp tác đầu tư trong giáo dục. Nhiều đề xuất, khuyến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác, đầu tư trong giáo dục tại Việt Nam và các mô hình, các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác trong giáo dục mầm non, phổ thông và đại học cũng đã được chia sẻ tại tọa đàm này. Cũng tại “Diễn đàn hợp tác và đầu tư trong giáo dục” đã có 11 thỏa thuận hợp tác đầu tư trong giáo dục giữa các đối tác Việt Nam và các nước được ký kết.

Minh Thi


Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Nguyễn Văn Phúc và Tổng giám đốc Hội Đồng Anh Charlie Walker tại Lễ ký Bản ghi nhớ về Hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Hội đồng Anh.(Ảnh: Minh Hợp)

Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 31/10, tại thành phố Edinburgh (Scotland - Vương quốc Anh), Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc và Chủ tịch Quỹ Giáo dục đại học xứ Wales Rod Humphreys đã trao Kế hoạch Hành động trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và chính quyền xứ Wales.

Diễn ra trong khuôn khổ chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Scotland) từ ngày 31/10 đến 3/11, sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và xứ Wales.

Theo kế hoạch này, hai bên sẽ tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học nhằm phát triển các chương trình liên kết đào tạo có cấp bằng cũng như hợp tác, liên kết trong nghiên cứu.

Kế hoạch cũng ưu tiên các hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và cán bộ giáo dục; cấp học bổng; tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo về chuyên môn; đồng thời phát triển quan hệ hợp tác đối tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai bên.

Ngoài ra, kế hoạch cũng tập trung vào lĩnh vực đối thoại chính sách và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn thông qua các hoạt động ngoại giao và thăm quan, các chương trình tập huấn và tham vấn.

Cũng trong ngày 31/10, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Tổng Giám đốc Hội đồng Anh Charlie Walker đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Hội đồng Anh, Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Với mục đích tăng cường hợp tác trong giáo dục, đóng góp vào sự phát triển giáo dục ở Việt Nam thông qua trao đổi kinh nghiệm và hợp tác ở những lĩnh vực mang tính chiến lược, Bản ghi nhớ tập trung vào việc xây dựng quan hệ hợp tác và đối tác trong lĩnh vực quản trị và tự chủ đại học; phát triển kỹ năng lãnh đạo giáo dục đại học; nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực nghiên cứu; và trao đổi sinh viên, giảng viên, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

[Hong Kong: Đại học CUHK công bố học bổng riêng cho học sinh Việt Nam]

Theo Bản ghi nhớ, Hội đồng Anh sẽ hỗ trợ, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong việc công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng; phát triển các chuẩn chương trình đào tạo trong giáo dục tại Việt Nam, góp phần công nhận bằng cấp lẫn nhau và thúc đẩy cơ hội liên thông và trao đổi của sinh viên và giảng viên tại Việt Nam và Anh; triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam và xây dựng các chuẩn chương trình đào tạo theo ngành và lĩnh vực; đồng thời nâng cao tiêu chuẩn và năng lực giảng viên, xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp khảo thí, đánh giá hiệu quả ở các trường phổ thông, cao đẳng sư phạm và trường đại học.

Bản ghi nhớ cũng ưu tiên hợp tác nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn và nghiên cứu với các nhà hoạch định chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế theo chiến lược của Đề án Ngoại ngữ quốc gia. 

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng có cuộc làm việc bàn tròn về hợp tác giáo dục với Tổng Giám đốc Hội đồng Anh Charlie Walker, Chủ tịch Quỹ Giáo dục đại học xứ Wales Rod Humphreys cùng các đại diện của hai cơ quan này và Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

Minh Hợp (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề