Lệ phí đăng ký kết hôn của người Việt Nam là bao nhiêu tiền giữa người Việt Nam với người Việt Nam

Cùng với sự giao lưu và hội nhập với thế giới, hiện nay việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam khopong còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Vậy khi muốn thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần phải chuẩn bị các tài liệu gì? Thực hiện các thủ tục gì và phải thực hiện với cơ quan nhà nước nào?

Để có cái nhìn đúng nhất theo pháp luật hiện hành thì Luật Việt An xin tư vấn cho quý khách hàng quan tâm về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Từ ngày 01/01/2016, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài do UBND huyện thực hiện. Cụ thể như sau:

Điều 34 Luật Hộ tịch quy định:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài

Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Trường hợp việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài bên cạnh việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình thì còn phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt nam quy định.

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  1. Tờ khai đăng ký kết hôn vủa mỗi bên theo mẫu quy định;
  2. Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân. Bao gồm: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy xác nhận tuyên thệ về việc hiện tại khong có vợ hoặc không có chồng, giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân.

Lưu ý: Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.

  1. Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  2. Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  3. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú;

Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà các bên phải nộp một số giấy tờ tương ứng.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ;

Bước 3: Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cức, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng  Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ

Qúy khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Việt An qua Email hoặc hotline để được hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký kết hôn là thủ tục đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện. Vậy, đăng ký kết hôn bao nhiêu tiền? Có lâu không?

Lệ phí đăng ký kết hôn của người Việt Nam là bao nhiêu tiền giữa người Việt Nam với người Việt Nam

Câu hỏi: Khi tôi đi đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân đã thu của tôi 01 triệu đồng trong khi đó hàng xóm của tôi thì được miễn phí. Tôi muốn hỏi việc thu này có đúng không? Nếu tôi đăng ký kết hôn bao lâu thì có?

Lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

Chào bạn. Theo Thông tư 106/2021/TT-BTC, lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Do bạn chưa nói rõ bạn đăng ký kết hôn ở cấp xã hay cấp huyện nên chúng tôi chia thành hai trường hợp sau:

1. Đăng ký kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Nghĩa là các cặp đôi là công dân Việt Nam, đăng ký kết hôn tại Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên.

Còn theo Điều 11 Luật Hộ tịch, đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau đây được miễn lệ phí:

- Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

- Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Thông tư 106 cũng quy định đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn liên quan tới kết hôn, chỉ thu lệ phí trường hợp đăng ký lại kết hôn

Như vậy, nếu công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với nhau thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).

2. Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong những trường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:

- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

- Hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam (khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).

Theo Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC), căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu lệ phí phù hợp đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn...

Như vậy, lệ phí đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện do từng địa phương quy định.

Chẳng hạn, tại Hà Nội, Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có mức phí 01 triệu đồng/việc. Tuy nhiên, việc đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật được miễn lệ phí.

Như vậy, tùy thuộc vào trường hợp của bạn và địa phương nơi bạn đăng ký kết hôn thì mới xác định được mức thu 01 triệu đồng với trường hợp của bạn có chính xác không.

Lệ phí đăng ký kết hôn của người Việt Nam là bao nhiêu tiền giữa người Việt Nam với người Việt Nam

Đăng ký kết hôn hết bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
 

Làm giấy đăng ký kết hôn bao lâu thì có?

Nếu hai bên nam nữ là công dân Việt Nam, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch, ngay sau khi nhận đủ giấy tờ quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, sau khi hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp, hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Nếu cần phải phải xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời gian giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Như vậy, nếu đủ điều kiện thì thời gian cấp giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi nộp đủ hồ sơ; nếu phải xác minh thì thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

Tuy nhiên, nếu bạn kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực hiện tại UBND cấp huyện, khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2015 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức tư pháp hộ tịch xác minh, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Sau khi hai bên nam, nữ ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, hai bên nam, nữ cùng ký vào sổ hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn thì chủ tịch UBND cấp huyện trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Như vậy, tối đa 05 ngày với trường hợp kết hôn tại UBND cấp xã và 15 ngày tại UBND cấp huyện, bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kết hôn.

Trên đây là giải đáp lệ phí đăng ký kết hôn bao nhiêu tiền? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ

Lệ phí đăng ký kết hôn của người Việt Nam là bao nhiêu tiền giữa người Việt Nam với người Việt Nam
 19006199 để được hỗ trợ.

>> Đã đăng ký kết hôn nhưng muốn hủy có được không?