Liên hiệp hợp tác xã Việt Nam la gì

Số/ký hiệu 69/UBKTr-LMHTXVN
Ngày ban hành 30/10/2019
Người ký Nguyễn Mạnh Thảo
Trích yếu Tên gọi và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam
Cơ quan ban hành Liên minh HTX Việt Nam
Phân loại Kế hoạch
Tệp đính kèm Tên gọi và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam

Trong bài này, Luật sư X xin được chia sẻ một số thông tin liên quan đến hợp tác xã và liên hợp tác xã. Mong bài viết hữu ích cho những người đang có mong muốn, nhu cầu đăng kí thành lập hợp tác xã hay liên hợp tác xã. Chúc bạn thành công.

Căn cứ pháp luật.

  • Luật hợp tác xã 2012
  • Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT

Nội dung tư vấn.

+ Hợp tác xã có thể hiểu là sự hợp tác xã hội để mang lại lợi ích cho nhau, là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến trong việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản, ngoài ra, đây là một mô hình rất được khuyến khích vì tạo được nhiều việc làm cho người nông dân, góp phần vào việc ổn định xã hội. Được đánh giá là một mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Theo đó liên hiệp hợp tác xã có thể hiểu là sự liên kết của các hợp tác xã nhằm một mục đích hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong kinh doanh.

+ Theo phương diện pháp luật, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là một cụm từ pháp lí được định nghĩa cụ thể bao gồm các điều kiện kèm theo tại Điều 3 của Luật hợp tác xã 2012, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, thuộc quyền sở hữu của những người tham gia, có tư cách pháp nhân với ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác với nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh.

+ Với ít nhất 4 hợp tác xã với mong muốn thành lập 1 tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân, đồng sở hữu trên cơ sở tự nguyện, tương tác hỗ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung thì tổ chức đó sẽ được gọi là Liên hợp tác xã.

Căn cứ điều 3 luật hợp tác xã 2012.

Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý.

3. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Đối với hợp tác xã:

  • Là một tổ chức kinh tế, đồng sở hữu.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Do ít nhất 7 cá nhân thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
  • Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Đối với hợp tác xã liên hiệp:

  • Là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Do ít nhất 4 hợp tác xã thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
  • Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các hợp tác xã thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Xem thêm:

  • Thủ tục thành lập hợp tác xã.
  • Thủ tục giải thể hợp tác xã.

Theo Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định:

  • Hợp tác xã được đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Liên hợp tác xã được đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Điều 3. Cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Một cá nhân có thể sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã?

Căn cứ điều 17 luật hợp tác xã 2012; Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

Đăng ký hợp tác xã có mất nhiều thời gian không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, sau 5 ngày làm việc từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhân được hồ sơ sẽ tiến hành trả kết quả. Theo đó, sau 5 ngày có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Người thừa kế thành viên hợp tác xã không muốn trở thành, thành viên hợp tác xã được không?

Căn cứ điều 18 luật hợp tác xã 2012; trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã?

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải cho xã hội có sự tham gia của rất nhiều chủ thể như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình và đặc biệt là mô hình hợp tác xã – một trong những chủ thể mang tính truyền thống ở Việt Nam, sự ra đời của các hợp tác xã ngày càng nhiều khiến cho chủ thể này có nhu cầu liên kết với một số lượng hợp tác xã nhất định, gọi là liên hiệp hợp tác xã.

Cơ sở pháp lý:

– Luật hợp tác xã năm 2012;

– Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp xã.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Liên hiệp hợp tác xã là gì?

Trước hết, để hiểu về liên hiệp hợp tác xã, ta cần giải thích “hợp tác xã” là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Hợp tác xã: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu  của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Hợp tác xã muốn trở thành thành viên của liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:

1. Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xa.

2. Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

3. Góp vốn theo quy định tại Luật hợp tác xã và điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

4. Các điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

Một hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã , trừ trường hợp điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.

Liên hiệp hợp tác xã trong Tiếng anh là “Union of Co-operative”.

2. Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã:

–  Nguyên tắc tổ chức và hoạt động (Điều 7 Luật hợp tác xã 2012): Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.  Liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi hợp tác xã thành viên. Hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. Liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ.

Thu nhập của  liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của  hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. Liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong  liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

– Quy định về quyền của liên hiệp hợp tác xã (Điều 8 Luật hợp tác xã 2012):  Thực hiện mục tiêu hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động. Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của  hợp tác xã thành viên. Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho  hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với hợp tác xã thành viên. Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên. Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật. Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.

Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của  liên hiệp hợp tác xã.  Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của liên hiệp hợp tác xã. Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của liên hiệp hợp tác xã. Tham gia các tổ chức đại diện của liên hiệp hợp tác xã. Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của liên hiệp hợp tác xã; xử lý hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

– Quy định về nghĩa vụ liên hiệp hợp tác xã (Điều 9 Luật hợp tác xã 2012): 1. Thực hiện các quy định của điều lệ.  Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của  hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này. Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký. Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với  liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.  Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của  liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.  Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho hợp tác xã thành viên. Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của  liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho  hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.

– Quy định về góp vốn điều lệ (Điều 17 Luật hợp tác xã 2012): Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

– Quy định về sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã (Điều 19 Luật hợp tác xã 2012): Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã. Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã.

– Cơ cấu tổ chức liên hiệp hợp tác xã (Điều 29 Luật hợp tác xã 2012): Cơ cấu tổ chức liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

– Quy định về đăng ký liên hiệp hợp tác xã (điều 23 Luật hợp tác xã 2012): Trước khi hoạt động, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký  liên hiệp hợp tác xã bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký liên hiệp hợp tác xã; Điều lệ; Phương án sản xuất, kinh doanh; Danh sách hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; Nghị quyết hội nghị thành lập.

Người đại điện hợp pháp của liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (Điều 24): Liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây: Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này; Tên của liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này; Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

– Quy định về giải thể hợp tác xã:

Trường hợp liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện thì thủ tục giải thể được tiến hành theo trình tự như sau: Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện; Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã; Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.

Trường hợp liên hiệp hợp tác xã giải thể bắt buộc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Hợp tác xã, thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành như sau: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho liên hiệp hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp; Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu liên hiệp hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, hợp tác xã thành viên; Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 54 Luật Hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể; Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể, liên hiệp hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể liên hiệp hợp tác xã.