Lợi ích cổ đông không kiểm soát tiếng Anh là gì

Trên báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp, khoản mục lợi ích của cổ đông không kiểm soát được trình bày thành một chỉ tiêu riêng. Khoản lợi ích của nhóm cổ đông không kiểm soát này đôi khi chiếm tỷ lệ khá lớn so với phần của cổ đông mẹ trong công ty. Tìm hiểu lợi ích cổ đông không kiểm soát là gì? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu bài viết dưới đây:

1. Khái niệm về cổ đông không kiểm soát

Căn cứ Khoản 10 Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định thì cổ đông không kiểm soát công ty là cổ đông không có quyền kiểm soát công ty con (trước đây là cổ đông thiểu số).

Cổ đông không kiểm soát công ty chỉ có tại các công ty con. Trong một công ty con có hai loại cổ đông bao gồm:

  • Cổ đông công ty chi phối quyền kiểm soát (cổ đông mẹ);
  • Cổ đông công ty không chi phối, không có quyền kiểm soát công ty.

Quyền kiểm soát cổ đông được thiết lập khi công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặc nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con.

Một công ty được xác định là công ty mẹ khi đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

  • Nắm giữ từ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con.
  • Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn trực tiếp hoặc gián tiếp đa số các thành viên trong Hội đồng quản trị công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con;
  • Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị công ty hoặc cấp quản lý tương đương;
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ của công ty con;
  • Các nhà đầu tư khác phải thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn từ 50% quyền biểu quyết;
  • Có quyền chi phối các chính sách về tài chính công ty và các hoạt động theo quy chế thoả thuận.

Khi xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ sẽ phải căn cứ đến các yếu tố khác như quyền chọn mua hoặc công cụ nợ,có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

Lợi ích cổ đông không kiểm soát tiếng Anh là gì
Lợi ích cổ đông không kiểm soát tiếng Anh là gì

2. Lợi ích cổ đông không kiểm soát là gì?

Thuật ngữ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát chỉ xuất hiện trên Bảng cân đối kế toán (Mã số 429) và căn cứ thuộc Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ/tập đoàn (gồm nhiều công ty con).

Theo tiêu Chuẩn mức kế toán Việt Nam số 25 (hay còn gọi VAS 25) thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong công ty được định nghĩa đó là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con. Hay nói cách khác đó là phần lợi nhuận và phần tài sản thuần tương ứng so với tỷ lệ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp của các cổ đông không kiểm soát ở các công ty con.

Việc xác định lợi ích của các công đông các bên sẽ được căn cứ vào tỷ lệ vốn góp (trực tiếp và gián tiếp) tương ứng của từng bên trong công ty con, trừ khi có sự thoả thuận khác.

3. Vai trò và ý nghĩa của lợi ích cổ đông không kiểm soát

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát sẽ được thể hiện trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ với mã số là 429. Thông qua báo cáo tài chính với những con số này chúng ta sẽ biết được tỷ lệ sở hữu vốn trực tiếp và vốn gián tiếp của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong một công ty.

Đồng thời đây cũng là một phản ánh được tình hình kinh doanh của công ty con có lợi nhuận hay không.

4. Cách xác định tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát công ty mẹ đối với công ty con

4.1. Dựa theo tỷ lệ lợi ích trực tiếp

Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong hoạt động của công ty con nếu công ty mẹ có sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuần trong công ty con. Trường hợp công ty mẹ không có sở hữu toàn bộ tài sản thuần của công ty con thì các cổ đông không kiểm soát công ty sẽ vẫn được hưởng lợi ích tương ứng với tỷ lệ sở hữu tài sản thuần trong công ty con của mình.

Như vậy lợi ích trực tiếp sẽ được hiểu là cổ đông không kiểm soát và công ty mẹ sẽ được hưởng lợi ích trực tiếp tương ứng so với tỷ lệ sở hữu tài sản thuần trong công ty con. Nếu tỷ lệ sở hữu tài sản thuần càng lớn thì tỷ lệ lợi ích của cổ đông không kiểm soát, công ty mẹ càng lớn và ngược lại.

Ví dụ cụ thể:

Một công ty mẹ là công ty A đầu tư trực tiếp vào công ty con là công ty B với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong công ty là 70% thì tỷ lệ lợi ích trực tiếp giữa công ty A và các cổ đông không kiểm soát sẽ tương ứng là 70% và 30%.

4.2. Dựa theo tỷ lệ lợi ích gián tiếp

Việc xác định tỉ lệ lợi ích gián tiếp của công ty là trường hợp công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát của mình trong công ty con thông qua một công ty con khác.

Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ sẽ được xác định thông qua tỷ lệ lợi ích trực tiếp của công ty con đầu tư trực tiếp và được xác định như sau:

Tỷ lệ (%) lợi ích gián tiếp của công ty mẹ tại công ty con = Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp x Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp tại công ty con đầu tư gián tiếp

Ví dụ cụ thể: Công ty mẹ A đầu tư trực tiếp vào công ty con B với giá trị tài sản thuần là 70%. Công ty con B lại đầu tư trực tiếp vào công ty con C với mức vốn 60%. Công ty mẹ A sẽ kiểm soát công ty con C thông qua công ty con B.

Như vậy, tỷ lệ lợi ích gián tiếp của công ty mẹ A tại công ty con C sẽ được xác định như sau:

Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của công ty A tại công ty C = 70% x 60% =42%.

Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của công ty A tại công ty B là 70%.

Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của cổ đông không kiểm soát tại công ty C sẽ là (100%-70%)x60%=18%.

Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của cổ đông không kiểm soát tại công ty C sẽ là 40%.

Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của cổ đông không kiểm soát tại công ty B sẽ là 30%

Luật Hùng Sơn hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho các bạn có cách hiểu đúng nhất về lợi ích của cổ đông không kiểm soát. Nếu còn bất cứ vấn đề nào chưa được làm rõ, các bạn xin vui lòng liên hệ đến số Tổng đài: 1900 6518 chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

Vui lòng đánh giá!

Chia sẻ
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Ông Hùng đã làm việc cho Hùng Sơn Law từ những ngày đầu thành lập và có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hành nghề luật sư tại Việt Nam liên quan đến các Dự án Đầu tư Nước ngoài và Trong nước; Sáp nhập và Mua lại; Luật Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ. Với những kinh nghiệm có được luật sư Hùng chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý đòi hỏi chuyên môn cao

Để lại một bình luận