Lợi thế so sánh tiếng anh năm 2024

Lợi thế cạnh tranh là điều làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một đơn vị được khách hàng mong muốn hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác.

Competitive advantage is what makes an entity's products or services more desirable to customers than that of any other rival.

Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của họ. Lợi thế so sánh giúp công ty bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và thu về lợi nhuận bán hàng lớn hơn.

Quy luật về lợi thế so sánh được nhà kinh tế chính trị người Anh - David Ricardo đề ra và phát triển trong cuốn sách “Về các nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế” (1817). Có ý kiến cho rằng, James Mill - cố vấn của Ricardo, mới là người khởi xướng phân tích.

Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) là khái niệm dùng để chỉ trường hợp một nước có khả năng sản xuất ra lượng sản phẩm lớn hơn các nước bằng lượng đầu vào tương tự. Để rõ ràng hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau:

Hai nước A và b sản xuất 2 loại hàng hóa X và Y bằng cùng một loại đầu vào L (lao động). Với cùng một lượng lao động như nhau, chẳng hạn 100 giờ công, A sản xuất được 2X và 3Y, trong khi B chỉ sản xuất được 1X và 2Y. Chúng ta có thể thấy ngay là trong tình huống này, A có hiệu quả cao hơn một cách tuyệt đối so với B, vì nó có thể sản xuất nhiều hơn ở cả 2 mặt hàng với lượng đầu vào như B.

Thế nào là lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh (comparative advantage) là lợi thế của một nước thể hiện ở chỗ nó có thể sản xuất một hàng hóa nào đó với chi phí thấp hơn nước khác khi tham gia vào thương mại quốc tế. Các nhà kinh tế còn gọi lợi thế so sánh là nguyên tắc chi phí so sánh và dùng làm cơ sở để biện minh cho quá trình chuyên môn hóa giữa các quốc gia và tự do thương mại.

Người đầu tiên phát hiện ra lợi thế so sánh là Ricardo và đưa ra ví dụ như bảng dưới.

Bảng cho thấy Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai hàng hóa, vì lượng đầu vào (lao động) cần thiết để sản xuất cả hai hàng hóa đều thấp hơn ở Anh. Nhưng Bồ Đào Nha lại có lợi thế tương đối về chi phí trong sản xuất rượu nho vì tỷ lệ chi phí đó ở Bồ Đào Nha so với Anh là 80/120 thấp hơn tỷ lệ chi phí sản xuất quần áo là 90/100. Nếu Bồ Đào Nha chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh về chi phí của mình thì khi từ bỏ sản xuất một thước vải, nó có thể sản xuất 9/8 thùng rượu nho.

Ricardo giả định tỷ lệ trao đổi giữa vải và rượu nho sau khi có thương mại là 1;1 và nhận xét rằng Bồ Đào Nha có thể đổi 9/8 thùng rượu nho lất 9/8 mét vải, nếu Bồ Đào Nha sử dụng 90 giờ lao động để trực tiếp sản xuất vải, nó sẽ thu được 1 mét vải, nhưng sẽ thu được 9/8 mét vải nếu sản xuất gián tiếp bằng cách sản xuất rượu nho sau đó đổi lấy vải. Mặc dù kém Bồ Đào Nha cả về sản xyaast vải và rượu nho, nhưng Anh cũng được lợi từ thương mại: đối với mỗi thùng rượu nho mà Anh từ bỏ không sản xuất, nó có thêm 120 giờ lao động để sản xuất ra 6/5 mét vải và đổi được 6/5 thùng rượu nho.

Từ lập luận trên, Ricardo kết luận cả Bồ Đào Nha và Anh đều được lợi từ thương mại quốc tế, vì chuyên môn hóa làm tổng sản lượng của hai nước tăng lên. Chỉ khi một nước có ưu thế so với nước khác với tỷ lệ như nhay ở tất cả các loại hàng hóa thì mối lợi từ thương mại quốc tế mới bị loại trừ.

Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là mỗi Quốc gia sẽ có lợi thế khi chuyên môn hóa sản xuất một vài hàng hóa nhất định để tối ưu chi phí sản xuất so với các nước khác. Đối với doanh nghiệp thì việc chuyên sản xuất 1 ngành hàng nhất định cũng là lợi thế so sánh và các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau tạo ra một sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối ưu lợi nhuận.

Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."

Phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật lợi thế so sánh. Ông đã phân tích như sau:

Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất Sản phẩm Tại Anh (giờ công) Tại Bồ Đào Nha (giờ công) 1 đơn vị lúa mỳ 10 15 1 đơn vị rượu vang 15 30

Trong ví dụ này Anh có lợi thế tuyệt đối so với Bồ Đào Nha trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Anh gấp hai lần Bồ Đào Nha trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Anh sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Bồ Đào Nha cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:

  • 1 đơn vị rượu vang tại Bồ Đào Nha sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mì (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mì); trong khi đó, tại Anh để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mì (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mì). Vì thế ở Anh sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Bồ Đào Nha.
  • Tương tự như vậy, ở Bồ Đào Nha, sản xuất lúa mì rẻ hơn tương đối so với Anh (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Anh phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mì còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất lúa mì còn Anh chỉ sản xuất rượu vang rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:
  • Ông giả định nguồn lực lao động của Bồ Đào Nha là 270 giờ công lao động, còn của Anh là 180 giờ công lao động.
  • Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau: Bảng 2 - Trước khi có thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mì Số đơn vị rượu vang Bồ Đào Nha 8 5 Anh 9 6 Tổng cộng 17 11
  • Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mì rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là: Bảng 3 - Sau khi có thương mại Đất nước Số đơn vị lúa mì Số đơn vị rượu vang Bồ Đào Nha 18 0 Anh 0 12 Tổng cộng 18 12

Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mì và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm). Lưu ý rằng phân tích của Ricardo kèm theo những giả định sau:

  • Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
  • Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
  • Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
  • Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
  • Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
  • Không có thuế quan và rào cản thương mại.
  • Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.

Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.
  • Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.

Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh[sửa | sửa mã nguồn]

Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, ví dụ giả định rằng các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế không được như vậy. Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể không dễ dàng tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất lúa mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu vang nữa và sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng giảm sút. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các nhân tố sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng... và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại.

Lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nước trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động đơn vị khác nhau. Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ như nhau:

  • Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công.
  • Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này.

Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá...) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép... còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển.

Chủ đề