lớp 6 có bao nhiêu môn học 2022-2022

Ngoài các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, giáo dục công dân được giữ lại theo hình thức đơn lẻ, độc lập thì trong năm học mới này, năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS, học sinh (HS) lớp 6 sẽ học môn khoa học tự nhiên (KHTN), môn lịch sử và địa lý với các chủ đề tích hợp từ các phân môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.

Môn khoa học tự nhiên do 1 giáo viên phụ trách

Ông Phan Văn Quang, Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình (TP.HCM), cho biết ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, các trường THCS đã đề xuất danh sách giáo viên (GV) chịu trách nhiệm dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022 để tham gia lớp bồi dưỡng GV KHTN theo chương trình mới do Sở GD-ĐT tổ chức. Hiện tại những GV này tiếp tục tập huấn trực tuyến để xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch bài giảng từ các nội dung trong sách giáo khoa.

Và để đảm bảo việc thực hiện chương trình, chất lượng trong công tác giảng dạy chương trình mới, môn học tích hợp, ông Quang cho rằng các trường nên sắp xếp đội ngũ GV sao cho có đầy đủ GV các bộ môn gốc để có thể hỗ trợ trong quá trình xây dựng bài giảng, tiêu chí kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Vị lãnh đạo phụ trách chuyên môn bậc THCS ở Q.Tân Bình lấy ví dụ GV dạy môn KHTN sẽ là GV môn vật lý, hóa học, sinh học. Những GV này sẽ trao đổi, chia sẻ, thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng, các tiêu chí kiểm tra đánh giá. Việc làm này sẽ giúp bài giảng có tính bao quát, không có sự nặng nhẹ mà cân đối kiến thức theo từng chủ đề, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu của môn học.

Tuy nhiên, thực tế không tránh khỏi việc GV có tâm lý lo sợ do từ trước đến nay, chịu trách nhiệm một môn học đơn lẻ, dù có thể trước đó đã được đào tạo liên môn. Nhưng do nhiều năm không thực hiện, môn dạy thứ hai cũng có thể bị mai một kiến thức nên phương án tổ chức như trên, theo ông Quang giúp GV tự tin trong quá trình thực hiện giảng dạy.

Ngoài ra, lãnh đạo Phòng Giáo dục Q.Tân Bình còn cho hay mỗi trường THCS thực hiện việc biên soạn nội dung bài giảng một số chủ đề, sau đó chia sẻ, trao đổi, góp ý trong toàn quận. Trên nền tảng đó, tùy năng lực của HS, GV điều chỉnh sao cho phù hợp.

Còn tại Q.1, bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cho biết các GV đã được định hướng dạy lớp 6 sẽ căn cứ vào nội dung chương trình chịu trách nhiệm biên soạn các chủ đề môn học. Sau đó tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu cùng thẩm định, đánh giá bài soạn có đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chủ đề và thống nhất nền tảng cơ bản nội dung chung cho cả khối. GV phụ trách lớp học nào sẽ căn cứ vào năng lực của HS để bổ sung các hoạt động cụ thể sao cho bài giảng đa dạng, phong phú.

Bà Trang cũng nhìn nhận, nội dung các kiến thức chương trình môn KHTN ở lớp 6 ở mức độ cơ bản, một GV có thể đảm trách các phân môn, cho dù đó không phải là môn dạy chính từ nhiều năm nay.

Học môn tự chọn như thế nào ?

Cũng trong năm học mới này, lần đầu tiên HS lớp 6 sẽ học môn tự chọn. Trong đó, tùy từng trường, từng địa phương sẽ chọn tiếng dân tộc hoặc ngoại ngữ 2.

Thực tế cho thấy, trong xu thế hội nhập và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ trong tương lai nên bà Ngô Nguyễn Thiên Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình), cho biết hầu hết các trường đều có dự định cho HS học môn tự chọn theo phương án ngoại ngữ thứ 2 trong nhà trường, bên cạnh tiếng Anh.

Tuy nhiên bà Trang cũng nhìn nhận nguồn nhân lực giảng dạy các môn ngoại ngữ khác khá khan hiếm nên để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình mới, nhà trường đã chủ động tìm kiếm đội ngũ GV và liên hệ đặt vấn đề trước.

Một hiệu trưởng trường THCS cho biết để có thể dạy ngoại ngữ 2 cho HS, các trường có thể liên hệ với trường THCS trên địa bàn có dạy các môn ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Hiện tại ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ chính thì còn có một số trường có tổ chức lớp tăng cường tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung. Đây chính là nguồn GV các trường có thể tham khảo.

Còn hiệu trưởng một trường THCS tại một quận nội thành dự định sẽ tổ chức cho HS lớp 6 học ngoại ngữ 2 là tiếng Trung. Theo vị hiệu trưởng này, trường dự tính chọn ngoại ngữ này vì nhu cầu sử dụng cao, nguồn GV không khan hiếm, chi phí thấp hơn các ngoại ngữ khác.

Tin liên quan

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ mới ký văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học áp dụng cho năm học 2021-2022 sắp tới.

  • Hà Nội: Thêm một trường công bố kết quả và điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 năm 2021
  • 15 trường cấp 2 ở quận Cầu Giấy: Quá nhiều cái tên đình đám cả công và ngoài công lập, không ít trường tuyển sinh các tỉnh

Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định cụ thể vềcác môn học tích hợp mớilà môn Khoa học tự nhiên (gộp 3 môn Lý, Hóa, Sinh) và môn Sử và Địa (gộp môn Sử, Địa) ở bậc THCS. Chương trình sẽ được áp dụng bắt đầu ở lớp 6 từ năm học 2021 – 2022.

Trong đó, Khoa học tự nhiên là môn học phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học), được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, tổng số 140 tiết/ năm học. Đây là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT.

Năm học 2021 - 2022, môn Khoa học tự nhiên sẽ gộp 3 môn Lý, Hóa, Sinh và môn Sử và Địa gộp môn Sử, Địa.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ mới ký văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học áp dụng cho năm học 2021-2022 sắp tới.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học ra sao?

Với môn Lịch sử và Địa lý:

Bộ GD-ĐT hướng dẫn: Chương trình môn Lịch sử và Địa lý bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Về việc dạy học môn học tích hợp này, theo Bộ GD-ĐT, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Năm học 2021 - 2022 sẽ có các môn học tích hợp mới. Ảnh: Gia Đoàn

Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng bao gồm nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý theo tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Với môn Khoa học tự nhiên:

Theo văn bản của Bộ GD-ĐT, chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên chú trọng thực hành thí nghiệm. (Ảnh minh họa)

Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường có thể tổ chức dạy học đồng thời các chủ đề trong từng học kỳ, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với nội dung môn học.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ với môn Khoa học tự nhiên, theo Bộ GD-ĐT: được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Học sinh THCS thay môn mới vào năm 2021-2022: Chi tiết 3 cách đánh giá năng lực xem có qua môn hay không

Video liên quan

Chủ đề