Luật hưởng bảo hiểm thai sản năm 2023

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động quan tâm. Chế độ bảo hiểm thai sản bảo đảm thu nhập cho người lao động nữ khi sinh con, nuôi con sơ sinh và góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động.

Người lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sau khi sinh con sẽ có thể được hưởng 03 khoản tiền. Những khoản tiền này là gì?

1. Trợ cấp một lần khi sinh con

Theo quy đinh tại Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Mức lương cơ sở theo quy định hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là 2.980.000 đồng.

Người lao động nam có thể được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội và chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội.

Luật hưởng bảo hiểm thai sản năm 2023

2. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con được hưởng chế độ thai sản là 06 tháng nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng thai sản theo quy định.

Theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản trong một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

♦ Ví dụ cách tính tiền như sau:

Chị A sinh con vào tháng 2/2022. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị A trong 06 tháng liền kề trước đó được tính từ tháng 01/2022 trở về tháng 07/2021 như sau:

+ Tháng 01/2022: chị A đóng 8 triệu;

+ Từ tháng 07-12/2021: chị A đóng 7 triệu.

Vậy mức hưởng chế độ thai sản của chị A mỗi tháng là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 07/2021 đến tháng 01/2022 là 7,16 triệu, tổng 06 tháng hưởng chế độ thai sản là gần 43 triệu.

3. Tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh

Theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.

♦ Ví dụ:

Chị B sinh đôi, hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nhưng chị B chưa phục hồi sức khỏe nên xin nghỉ dưỡng sức trong 10 ngày theo quy định.

Mức lương cơ sở theo quy định hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Mức tiền dưỡng sức tính bằng 30% lương cơ sở là 447.000 đồng/ngày. Chị B nghỉ dưỡng sức 10 ngày thì sẽ được hưởng 4.470.000 đồng.

Người lao động cũng cần lưu ý rằng, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Như vậy, Công ty Luật đã thông tin đến các bạn chi tiết cách tính 03 khoản tiền thai sản mà người lao động nữ được nhận khi sinh con nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CÔNG TY LUẬT CIS

109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
028 38257196 – 0938548101
Email:

Để được hưởngchế độ thai sản năm 2022, người lao động cần đảm bảo các quy định cụ thể về chế độ này.

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Lao động nữ mang thai;

(2) Lao động nữ sinh con;

(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

(6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động tại trường hợp (2) đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 39 Luật BHXH 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014.

Bên cạnh đó, tại Điều 32 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;

Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 3 Luật BHXH 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.